Nước mắt Trần Ngọc Sương

Bà Sương khi đương chức

Nước mắt người phụ nữ ấn tượng châu Á Trần Ngọc Sương
VnExpress

Bà ngửa cổ thở dốc, bàn tay xanh xao bám vào bậu cửa rồi run rẩy bước ra khỏi căn phòng nhỏ tồi tàn, tối như bưng. Trông vẻ tiều tụy ấy, không ai ngờ chỉ vài năm trước, bà còn là nữ anh hùng lao động đầu tiên của Việt Nam được vinh danh châu Á.

Dưới ánh sáng lờ mờ, dáng nhỏ bé, hom hem của bà Trần Ngọc Sương như chao đảo cùng căn nhà cấp 4 xập xệ với tường gạch đầy rẫy những vết nứt toác, ngoằn ngoèo. Từ hôm tòa xử phúc thẩm và tuyên án 8 năm tù, bà đã suy sụp và gầy sọm đi rất nhiều.

Chầm chậm đốt nén hương trên bàn thờ người cha quá cố (anh hùng lao động Trần Ngọc Hoằng), bà Sương ngồi chết lặng nhìn di ảnh cha, khóe mắt nhăn nheo đầy vết chân chim loang loáng nước. Thật lâu sau, bà cất giọng mệt mỏi đầy vẻ cay đắng: “Cuộc đời đúng là không ai học được chữ ngờ. Giờ đây vừa phải chống chọi với bệnh tật, với cáo buộc của cơ quan pháp luật, tôi còn sắp bị người ta buộc ra khỏi căn nhà thuê của Nông trường Sông Hậu (NTSH) này. Nhưng còn sống đến ngày nào, tôi sẽ kêu oan tìm lẽ phải cho mình đến cùng…”

Không kể về quá khứ vinh quang của mình, nhưng nhìn vào ánh mắt những người còn lại bên bà, người ta dễ dàng nhận ra sự thương yêu, kính trọng. Không máu mủ, nhưng họ tự nhận mình là người thân của bà, được bà dìu dắt, bảo bọc suốt hàng chục năm trời. Để rồi giờ đây khi cơn đau tim luôn hành hạ, họ lại đến bên bà để chăm sóc.

Năm 1965, chỉ 16 tuổi, bà Sương đã đoạt giải nhất cuộc thi nữ công gia chánh tỉnh Bạc Liêu. Tuy nhiên, như một định mệnh, bà lại chọn ngã rẽ khác cho cuộc đời mình bằng quyết định theo học khóa 1 đại học Nông nghiệp Cần Thơ. Ra trường, bà về NTSH làm việc cùng cha, ông Trần Ngọc Hoằng, người đã có công khai hoang gần 7.000 ha đất.

Theo định hướng của ông Hoằng cộng với quyết tâm phát triển, biến nơi đây thành nông trường kiểu mẫu, bà tiếp tục sang Liên Xô để nghiên cứu về quản lý kinh tế. Về nước, cùng với cha, bà Sương đã vạch ra hàng loạt những kế hoạch, chiến lược để biến vùng đất trũng luôn bị thiên tai ngập lụt thành trung tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, lo được đời sống cho hàng chục ngàn nông dân tại đây.

Đến ngày 31/10/1992, NTSH trở thành doanh nghiệp Nhà nước, thu hút nông dân vào làm ăn xây dựng nông trường. Với chủ trương phát huy tinh thần tự lực, vượt khó khăn để xây dựng những cơ sở vật chất, nông trường đưa toàn bộ diện tích đất sản xuất lúa lên 2 vụ một năm và áp dụng tiến bộ khoa học vào trong sản xuất làm tăng năng suất vượt bậc. Từ đó, NTSH trở thành điển hình của vùng nông thôn mới cho khắp nơi học hỏi và nơi đây cũng nhiều lần được đón tiếp các đoàn lãnh đạo đến thăm, chỉ đạo nhân rộng loại hình nông trường kiểu mẫu.

Với những thành tích trên, một lần nữa, bà Trần Ngọc Sương nối tiếp cha nhận danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”. Không dừng lại ở đó, năm 2002, bà còn có mặt trong 15 người xuất sắc nhất trên 11 quốc gia đoạt giải “Người phụ nữ ấn tượng khu vực châu Á – Thái Bình Dương”. Cầm trong tay số tiền thưởng 10.000 USD, bà nghĩ ngay đến thân phận những trẻ em và phụ nữ nghèo ở Cần Thơ nên đã gửi tặng họ.

Gần 30 năm cống hiến cuộc đời cho nông trường, bà Sương đã quên đi hạnh phúc riêng tư của mình. Giờ đây, trong căn phòng chỉ rộng gần 10 m2, ngổn ngang đồ đạc chỉ đủ chỗ kê tạm chiếc giường xếp, người nữ anh hùng ấy đang phải từng ngày, từng giờ chống chọi với bệnh tật.

Từng hồi chuông điện thoại cứ réo rắt vang lên suốt buổi, rồi từng người lần lượt tìm đến căn nhà ọp ẹp chỉ để hỏi thăm sức khỏe, động viên, an ủi người phụ nữ này. Để khi còn lại một mình, đôi bàn tay xanh xao, nhằng nhịt gân xanh của bà Sương cứ mân mê mãi tập hồ sơ có bút ký lời khen tặng của những vị lãnh đạo từng đến thăm NTSH trong thời kỳ hoàng kim. Nước mắt bà mãi không ngừng tuôn rơi…

Trao đổi với VnExpress.net, luật sư Nguyễn Trường Thành (người bào chữa cho bà Trần Ngọc Sương) cho biết, trong ngày hôm nay (23/11) ông sẽ gửi đơn khiếu nại giám đốc thẩm lên Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND cùng cấp để kêu oan cho thân chủ của mình.

Theo cơ quan pháp luật, từ đầu năm 2001 đến cuối năm 2007, trong quá trình giữ chức vụ giám đốc NTSH, bà Sương đã móc nối với cấp dưới tự ý thành lập quỹ riêng từ khoản thu trong hoạt động của nông trường. Nguồn quỹ này do giám đốc Sương trực tiếp điều hành và quyết định thu, chi.

Cụ thể, năm 2003 – 2007, bà Sương đã chỉ đạo, bán 4 lô đất của nông trường và nhập toàn bộ vào nguồn quỹ trái phép. Sau đó, bà còn thông đồng với các cấp dưới không đưa vào sổ sách kế toán các khoản thu từ việc bán bạch đàn tại nông trường, cho thuê đất, thu quản lý công trình điện nông thôn… Ước tính, số tiền hơn 8,4 tỷ đồng nhập vào quỹ riêng và sử dụng mua nhà, mua quà sinh nhật, lễ tết, tiếp khách, đi công tác nước ngoài… Theo kết luận giám định tài chính, hành vi lập quỹ trái phép, chi tiêu tùy tiện xảy ra tại NTSH đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước tổng số tiền trên 4,5 tỷ đồng.

Ngày 15/8, TAND huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ) đã tuyên phạt Trần Ngọc Sương mức án 8 năm tù về tội “Lập quỹ trái phép” và buộc bà này phải nộp bồi thường thiệt hại cho NTSH hơn 4,3 tỷ đồng.

Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 19/11, mặc dù bà Sương vẫn một mực kêu oan và 110 nông trường viên NTSH gửi đơn “xin đi tù thay” vị cựu giám đốc này nhưng TAND tỉnh Cần Thơ vẫn giữ nguyên mức án đối với bà Sương.

Vũ Mai

23 bình luận

  1. LẬT MẶT NẠ TRẦN NGỌC SƯƠNG
    Vụ án Bà Ba Sương đang được nhiều người quan tâm. Rất nhiều ý kiến bênh vực. Nhưng xin mọi người nên bình tâm suy nghĩ lại những người bênh vực bà Ba Sương là ai?
    Thứ nhất: Họ là những người ở xa, chưa có dịp sống gần bà Sương, chỉ biết bà Sương qua báo chí, mà báo chí thì luôn luôn nói tốt về bà Sương.
    Báo chí luôn nói tốt về bà Sương bởi vì bà Sương hay quà cáp, biếu xén và dành nhiều khoản khen thưởng đặc biệt cho báo chí, cho phóng viên, cho toà soạn qua các hợp đồng viết bài khen về Nông trường Sông Hậu hoặc khen cá nhân cha con bà ấy. Điều này không phải là tất cả các báo, tất cả các phóng viên đều bị bà Sương mua chuộc. Nhưng thực sự đã từng có những cá nhân và những tờ báo được hưởng lợi qua những hợp đồng với bà Sương.
    Thứ hai: họ là những nông dân chơn chất thật thà, bị ăn gian trên đầu mà không hay. Trong số 110 nông dân ký tên xin ở tù thay có những người quá chất phác, có những người Miên không rành chữ Việt và có cả…. bà con dòng họ của bà Sương nữa! Dòng họ bênh nhau là chuyện đương nhiên.
    Vượt qua sự phán quyết của pháp luật, mọi người đang dồn công sức ….bênh vực tội phạm mà không hề đặt ra câu hỏi tại sao. Thí dụ:
    – Tại sao đội ngũ trí thức là hàng trăm cán bộ và hàng ngàn công nhân ở Nông trường Sông Hậu không bênh vực và không xin đi ở tù thay bà Ba Sương?
    – Tại sao chỉ có 110/15.000 người dân ở Nông trường Sông Hậu xin đi ở tù thay bà Sương, chiếm tỷ lệ khoảng 7 phần ngàn. Một tỷ lệ quá nhỏ mà báo chí cũng làm rùm lên? Trong 7 phần ngàn đó lại có nhiều người ít học và thiếu thông tin.
    Giải đáp được 2 câu hỏi này quí vị sẽ thấy loé lên nhiều vấn đề
    Bởi vì CBCNV Nông trường Sông Hậu biết quá rõ về cha con bà Sương và vất vả lắm, người ta mới đưa được bà Sương cùng bộ sậu ra toà. Khi mà đất nước này không còn những ông to, bà lớn có quyền lực và có khả năng che tội cho bà Sương ( vì họ đã về hưu cả). Lúc ấy, CBCNV và những người nông dân mới dám vùng lên làm cuộc cách mạng. Sống lâu năm ở Nông trường chúng tôi được biết nhiều việc tày trời mà cha con bà ấy làm.
    Chúng tôi cũng mong các cơ quan toà án, viện kiểm sát nhân dân các cấp quan tâm đến trang web này để làm tư liệu điều tra vì mục đích của chúng tôi là chống tham nhũng bảo vệ cho cái đúng của pháp luật và sự công bằng trong xã hội.
    1.- Trong vài năm đầu sau khi thành lập Nông trường Sông Hậu, Giám đốc Hoằng tự đặt ra luật lệ đong lúa bằng cái “táo lưới”. Cái “táo” ở đây chính là cái “giạ” cuả những địa phương khác. Nhưng ở những nơi khác, “cái giạ” là một hình trụ tròn lành lặn, dùng để đong lúa. Còn cái “táo lưới” của Năm Hoằng thì có nhiều lỗ thủng li ti ở diện tích xung quanh của hình trụ tròn. Những lổ thủng này giúp cho đầu, đuôi hạt lúa có thể tòi ra ngoài nhưng hạt lúa thì không thể rơi ra. Do vậy, quy định của nhà nước là 1 táo = 1 giạ = 20 Kg thì cái “táo lưới Năm Hoằng” ngốn của người nông dân những 22 kg. Cứ giao cho Nông trường 1giạ lúa thì người nông dân lỗ mất 2kg. Số 2 kg này trở thành “chuyện làm ăn có lãi” của Nông trường. Nhờ “làm ăn có lãi” nên Nông trường được phong anh hùng lần thứ nhất (1985). Bà Sương đã khôn khéo dùng tiền bán mớ “lúa dư”này để biếu xén cho các quan chức cấp trên để mua danh hiệu về cho cha con mình đeo. Có thể nói danh hiệu của cha con bà Sương là máu và nước mắt của nông dân.
    2.- Bà Sương không chồng nhưng có nhiều nhân tình. Không kể những chuyện tình thời còn học sinh hoặc những mối tình lúc bà Ba Sương chưa thành đạt. Chỉ tính trong thời gian lúc bà Sương đã là người thành đạt dưới chức danh Phó giám đốc Nông trường Sông Hậu thì bà ấy đã “quắp” những 3 ông. Mà lại toàn là những ông đã có vợ con đùm đề! Thế mới khổ, thế mới ngang trái và không thể tiến tới hôn nhân.
    Toàn thể CBCNV Nông trường Sông Hậu ai cũng biết chuyện Bà Sương dâng hiến cả tình lẫn tiền cho ông Lê Ngọc Ngữ. Vì yêu Lê Ngọc Ngữ mà bà Sương bao che cho Lê Ngọc Lân (em ruột ông Ngữ) làm bậy. Kết cục là 2 anh em ông Ngữ quỵt tiền của Nông trường Sông Hậu trên 20 tỷ đồng (chuyện này xảy ra trước năm 2000). Ong Lê Ngọc Lân hiện nay đã sang bên Mỹ để trốn nợ. Còn người tình của bà Sương thì đang thụ án tù chung thân do toà án ND TP HCM xử. Ong Lê Ngọc Ngữ bị tù vì quỵt nợ một người ở TP HCM, còn món nợ đối với Nông trường thì Bà Sương tính cho không, biếu không hàng chục tỷ! Vì nếu kiện thưa ra thì xấu mặt cả “thiếp” lẫn “chàng”.
    Người thứ hai mà bà Sương định “quắp” là ông Trần Kim Thạch. Nhưng vợ ông Thạch ghen quá nên bà Sương không xáp vào được. Thế là bà Sương nổi máu anh hùng…. rơm lên. Không “cua” được thằng cha nên bày đặt ra kế sách nhận thằng con của Trần Kim Thạch là Trần Lĩnh Nam để làm “con nuôi”. Hậu quả là “má nuôi” bị thằng con quỵt vài trăm ngàn đô (khoảng năm 1994). Lĩnh Nam kéo dài món nợ dây dưa trên 10 năm chưa trả. Bản thân cha con bà Sương cũng đã chung chi cho Trần Kim Thạch rất nhiều tiền để mua chuộc…. rể quý! Nhưng vợ ông Thạch giữ chồng quá kỹ nên bà Sương đành… bó tay!
    Người thứ ba mà bà Sương từng ôm ấp là Việt Kiều Võ văn Huệ. Ông Huệ đã từng đưa bà Sương đi chu du nhiều nước. Trên danh nghĩa “maketting”, thực chất bà Sương lấy tiền từ quỹ đen để đi chơi với bồ! Vì ông bồ này có vợ con bên Mỹ nên bà Sương khá an tâm tận hưởng hạnh phúc. Bà Sương đã từng dùng tiền Nông trường mua 1 căn nhà lầu 4 tầng cho ông Huệ (ở TP HCM) và thành lập công ty TNHH Tân Quốc Tế cho ông Huệ làm giám đốc. CBCNV Nông trường đã từng kháo nhau chuyện bà Sương cặp với ông Huệ. Ông Tám Lắc (anh con chú con bác với bà Sương) đã từng nói: “Ông Ngữ chỉ là thằng điếm quốc nội, còn ông Huệ mới thật sự là thằng điếm quốc tế”. Khi bà Sương về Nông trường thì Giám đốc Huệ đi nhảy đầm với các em chân dài. Thỉnh thoảng lại bê một em về nhà. Về ngay cái căn nhà mà bà Sương đã từng lấy tiền mồ hôi nước mắt của nông dân Nông trường Sông Hậu mua cho ông ta ở. Nhóm nhân viên công tác ở trạm đại diện Nông trường Sông Hậu tại TPHCM theo dõi ông Huệ, nắm tình hình và báo cho bà Sương lên bắt quả tang. Ngay trong đêm, bà Sương tức tốc vượt hơn 250 km lên TP HCM để bắt ghen. Nhưng …. bấm chuông mãi mà ông Huệ không chịu mở cửa! Hẳn là trong nhà, ông Huệ đã “cắt đứt dây chuông”? Chuyện tình “Lan già gặp Điệp đểu”thời nay thật đau đớn gấp trăm ngàn lần chuyện Lan- Điệp thời xưa! Bởi vì “Lan già” mất cả tình lẫn tiền. Đau nhất là mất mặt với CBCNV dưới quyền.
    Khi khám phá ra chuyện ông Huệ có bồ nhí. Bà Sương bán nhà, xù ông Huệ, dẹp bỏ công ty Tân Quốc Tế. Nông trường được một cú lỗ đậm! Mà người gây ra hậu quả chính là bà Sương. Sự thiệt hại dồn vào cái nợ chung của Nông trường là 266 tỷ.
    Sau Việt kiều Võ Văn Huệ là Việt kiều Vũ Văn Thành. Vũ Văn Thành từ Mỹ về, đi chơi lông bông các nơi bằng tiền xương máu của nông dân Nông trường Sông Hậu. Khi tiển Vũ Văn Thành ra phi trường về Mỹ, bà Sương biếu cho Vũ Văn Thành 5.000 đô. Vũ Văn Thành chê ít, không thèm lấy. Bà Sương tức tốc ra lệnh cho nhân viên trạm đại diện tại TP HCM bằng mọi giá phải mượn thêm 5000 đô, cho đủ 10.000 đô, để giao cho Thành. Con số 10.000 đô hấp dẫn quá nên Thành đồng ý nhận. Khi về Nông trường, bà Sương ra lệnh cho thuộc hạ ra phiếu chi 10.000 đô. CBCNV phòng tài vụ bảo chi như thế là sai nguyên tắc và không chịu chi. Thế là bà Sương giậm chân đành đạch và gào lên: “Tôi sẽ đi làm đĩ để lấy tiền trả nợ cho người ta”! Đó là sự thật đấy các bạn ạ! Rất tiếc là các báo chí không biết chuyện này! Chỉ có CBCNV Nông trường Sông Hậu biết thôi! Cơ quan điều tra rất tế nhị nên không nêu chi tiết này ra báo chí mà chỉ kê ra các khoản chi quá lớn của Vũ Văn Thành mà thôi.
    Mười 14 năm cuối đời, giám đốc Hoằng nghiện xì ke. Mỗi ngày chích choác 8 cữ. Nếu mọi người không tin thì cứ yêu cầu công an mời bà Phạm thị Thương (y tá Nông trường Sông Hậu, nay đã bị giảm biên chế, nhưng còn ở tại Nông trường). Yêu cầu nhốt và bỏ đói bà Thương, bà ấy sẽ khai tất tần tật chuyện chích xì ke cho giám đốc. Nhờ công lao chích xì ke mà bà Thương được giám đốc tặng cho một cái nhà trị giá 15 cây vàng (năm 1996).
    Tiền chích xì ke, tiền cung phụng cho ông Ba Ngữ, Năm Lân, ông Thạch, ông Huệ, ông Thành, ông Lĩnh Nam…. thảy đều trút lên đầu người nông dân và CBCNV Nông trường Sông Hậu. Do vậy, lương của CBCNV Nông trường rất thấp. Lương chi theo “luật riêng của giám đốc “( nghĩa là hàng chục năm không hề tổ chức nâng lương cho bất kỳ ai) nên lương của CBCNV Nông trường rất thấp. Do đó mà CBCNV phải có thêm khoảng trợ lương lấy từ quỹ đen. Và dù có trợ lương thì lương vẫn thua kém so với khối hành chánh sự nghiệp bên ngoài.
    Riêng việc chi cho ngành giáo dục Nông trường Sông Hậu thì bà Sương quả tình có chi khá đậm. Mục đích là để khoe với các nhà báo, và cũng nhờ thế mà bà ấy nổi danh, nổi tiếng vì được báo chí nhắc nhiều. Ban đầu, lương của các thầy cô giáo ở Nông trường Sông Hậu do Nông trường trả, nên việc chi trợ cấp lương cho các thầy cô là chuyện bình thường. Nhưng khi đã bàn giao ngành giáo dục cho Sở Giáo dục TP Cần Thơ rồi mà bà Sương vẫn tiếp tục chi trợ cấp lương cho các thầy cô giáo là sai. Vì các thầy cô được hưởng hai đầu lương. Hoá ra lương của các thầy cô giáo Nông trường Sông Hậu cao hơn bên ngoài và cao hơn CBCNV Nông trường. Vì các thầy cô dạy với số tiết quy định y như bên ngoài (18 đến 20 tiết/tuần) CBCNV thì làm việc trên 48 tiếng /tuần. Kết quả là trong thời gian có trợ lương thì các thầy giáo cấp I, II, III ở Nông trường….. nhậu nhiều!Vì lương cao, đời sống thoải mái. Sau khi Nông trường cắt trợ lương, các thầy bớt nhậu vì bận mở lớp dạy thêm. Do vậy mà bây giờ học sinh thi vào Đại học, Cao Đẳng có tỷ lệ đậu cao hơn các năm Nông trường có trợ lương cho ngành giáo dục. (Thời bà Sương chuyện dạy thêm, học thêm, bị cấm nên học sinh thi rớt nhiều. Vì các cháu chỉ được học những kiến thức cơ bản trong chương trình chứ không được học phần toán, lý, hoá….nâng cao). Ai cũng thấy việc trợ lương cho ngành giáo dục (khi đã bàn giao cho Sở GD) là sai, nhưng đố ai dám ngăn cản “chuyện làm nổi” của bà Sương? Trái ý của bà ấy là bị chửi trước mặt tập thể hàng trăm người. Giống như bị giám đốc nhục mạ trước đám đông! Bà Sương cũng có một đam mê bệnh hoạn là thích chửi và luôn luôn chửi một cá nhân nào đó ở chỗ đông người. CBCNV và bà con nông dân NTSH gần 30 năm bị cha con bà Sương đối xử giống như địa chủ đối với tá điền!
    Bà Sương có em cùng cha khác mẹ, có em cùng mẹ khác cha và có cháu ruột gọi bằng cô. Tính luôn em rể, cháu rể tất cả có 8 người. Trong đó có một đứa cháu trai đã sang Mỹ sinh sống. Bảy người còn lại quản lý 10 công ty tư nhân hoặc công ty cổ phần do Nông trường Sông Hậu lập ra. Trước khi rời khỏi ghế giám đốc, trước khi bị thanh tra, bà Sương đã đùng đẩy nhiều hợp đồng ngon cơm và nhiều chức vị béo bở cho em gái, các em rể, cháu ruột, cháu rể của bà ta. Nếu bà ta hạ cánh an toàn, thì đất Cần Thơ và TP HCM sẽ có đại gia dòng họ Trần và dòng họ Liên. Của cải của dòng họ Trần và dòng họ Liên xuất phát từ sự bóc lột sức lao động của bà con nông dân và CBCNV Nông trường Sông Hậu. Đó là của cải của bà Sương, ẩn dưới tên em, cháu của bà. Bà Sương là con người thủ đoạn. Bà thừa hiểu bất động sản mang tên của mình sẽ bị công an tịch thu. Thậm chí bà còn mua đất và mượn người tình Võ Văn Huệ đứng tên giùm. CBCNV bị giảm biên chế không được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của nhà nước. Ai khôn thì kiện Nông trường ra toà, Nông trường sẽ chi trả. Ai sợ bị chửi, không dám thưa thì kể như trắng tay, không được hưởng chế độ chính sách của mình.
    Nông trường Sông Hậu lâm vào cảnh nợ các Ngân hàng 266 tỷ như ngày nay đều do lỗi của cha con bà Sương. Để đưa được bà Sương ra vành móng ngựa là cả một kỳ công của CBCNV lấy tư liệu từ phòng tài vụ cung cấp cho hàng trăm nông dân đi biểu tình, kiện thưa ở các cấp, kể cả Trung ương. Khi Công an TP Cần Thơ lập ban chuyên án, bà con phấn khởi, ăn mừng thắng lợi.
    Những người bênh vực bà Sương là những người ở xa, chẳng biết những chuyện tồi tệ của gia đình bà Sương thì đừng nên có ý kiến bênh vực. Vì ý kiến của quý vị chỉ làm rối dư luận mà thôi. Ban chuyên án Nông trường Sông Hậu làm việc rất có lý, có tình. Những khoảng chi cho giáo dục, trợ cấp lương cho CBCNV, ma chay, cưới hỏi, đám giổ ông giám đốc Hoằng, trợ cấp cho người gặp khó khăn…. Đều được thông cảm bỏ qua. Ban chuyên án chỉ quy số thiệt hại từ các vụ bà Sương chi tiếp khách và tiền đút lót cấp trên của bà Sương mà thôi. Con số 4,3 tỷ mà toà buộc bà Sương phải bồi thường là món tiền quá nhỏ so với con số mà bà Sương “tuồn” về cho các em cháu của bà. Vì con số ấy lấy từ sổ sách năm 2001 đến 2007, chỉ có 7 năm thôi, nhưng cái quỹ đen ấy đã tồn tại rất lâu. Và bà Sương cũng đã bung xoè cái quỹ ấy cho nhân tình của bà ăn khẳm rồi. Công an chỉ phanh phui từ năm 2001 đến 2007 nên vướng tên Vũ Văn Thành. Riêng các khoản chi cho Lê Ngọc Ngữ, Lê ngọc Lân, Võ Văn Huệ, Trần Lĩnh Nam….. nằm trong mớ sổ sách trước năm 2000. Trước năm 2000, quỹ đen của Nông trường rất lớn, bà Sương cũng chi rất bạo trong thời gian này: chi cho tình nhân và đi du lịch vài chục nước trên thế giới. Thủ quỹ Nguyễn thị Bích Sơn biết rất rõ, và cũng vì biết quá rõ nên cô ấy quá sợ. Cả 2 vợ chồng phải xin nghỉ việc vì sợ bị liên luỵ. Mặc dù khi còn ở Nông trường cả hai vợ chồng Bích Sơn rất được bà Sương trọng dụng và dành cho nhiều ưu đãi.
    Đây chỉ là một phần rất nhỏ trong vô số tội lỗi của bà Sương. Chúng tôi không muốn viết thêm nữa vì e rằng quý vị không có thời gian mà đọc. (Ai muốn tìm hiểu tiếp thì cho ý kiến để khi nào rỗi rảnh chúng tôi sẽ kể tiếp cho mà nghe). Chỉ biết bao nhiêu đó cũng đủ kinh hãi “người phụ nữ ấn tượng”! Đài Á Châu tự do ở quá xa, qua trang web này, mong quý vị biết rõ bộ mặt thật của bà ấy mà đừng quấy động dư luận quốc tế nữa. Chúng tôi tin rằng các cấp Toà án & viện kiểm sát ở Cần Thơ đã xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Bà Sương bị mức án 8 năm tù là mức nhẹ nhất. Vì khung hình phạt cho tội lỗi ấy là từ 8 đến 16 năm tù giam. Mấy ông luật sư nên xét lại lương tâm của mình. Chúng tôi tha thiết mong các ông đừng vì tiền mà bênh vực tôi phạm. Bà Sương mà xổng lưới pháp luật là nông dân chúng tôi biểu tình nữa. An ninh trật tự sẽ vì thế mà rối ren.
    Đừng tin bà Sương, hãy tin vào sự điều tra của công an. Kết quả và kết luận điều tra dựa trên sổ sách cụ thể, không sai chạy vào đâu được. Quí vị cứ tin như thế đi và đừng gây rối dư luận bằng những lời lẽ bênh vực bà Sương nữa.
    Bà Sương “đối ngoại” rất tốt nên được nhiều người bên ngoài bênh vực. Nhưng để làm được khâu “đối ngoại” tốt, bà Sương đã siết hầu bóp họng nông dân bằng sưu cao thuế nặng và ăn gian lương CBCNV nên bà mới ra nông nỗi này….. Chứ nếu tốt như “báo chí nói” thì đâu đến nỗi khổ như ngày nay. Chúng tôi đâu phải là những người vô cảm. Chúng tôi chỉ là những người yêu lẽ công bình.
    Chúng tôi cũng mong bà Sương sớm ăn năn tội lỗi của mình để chấp nhận hình phạt tù. Có như thế mới nguôi oai lòng căm hận của hàng ngàn người đã từng biểu tình chống đối bà. Lòng căm hận không được giải toả thì sẽ rất nguy hiểm. Cho dù bà thoát lưới pháp luật thì bà cũng không an tâm sống vui, sống khoẻ đâu. Họ sẽ theo bà để báo oán đến cùng. Bà có nhớ họ đã từng xô sập cánh cổng để bắt bà trả nợ không? Và bà có nhớ bà đã từng trốn chui, trốn nhủi bằng cách đi lòn cổng hậu vào ban đêm để trốn lên TP HCM không? Bà có nhớ sau phiên toà sơ thẩm, hàng trăm nông dân la ó chửi bới bà trước sân toà và phản đối mức án 8 năm, họ đòi toà án phải xử bà ở mức chung thân hoặc tử hình. Họ đòi tóm lấy bà để tự xử bằng nắm đấm. Và bà phải trốn trong toà một giờ đồng hồ. Sau đó, công an và cảnh sát 113 ra tay can thiệp bằng cách dìu bà ra xe riêng và xe của cảnh sát 113 phải áp tải xe của bà về tận nhà. Nếu không có công an và cảnh sát 113 trong ngày hôm ấy, hẳn bà đã bị hàng trăm nắm đấm chống tham nhũng của những người “tá điền” mà bà từng mắng chửi khi họ không nộp đủ mức thuế quá nặng cho bà.

    Nuademchosang

    • Cảm ơn Thông tin chiều nội bộ như bạn nói rất thú vị, nếu là sự thật càng giúp những ai đang chưa rõ sự việc. Nhất là những người chỉ đọc các bài trên các báo mạng chính thống mà ở đó phần lớn là tiếng nói bênh vực trong đó có nêu cả ý kiến của các vị cấp cao …
      Tôi thì thuần túy chia sẻ thông tin nếu bài nào có ký rõ tên tác giả và nguồn chứ không đứng về bên nào vì vụ án bà Ba Sương đang tiếp tục chờ xử lần nữa
      Nhưng vì bạn ẩn danh biết lấy gì khẳng định là đúng cho nên tôi tạm trả lời và sẽ xóa comments của bạn sau 3 ngày

  2. Nếu chúng tôi để tên thật thì cháu của bà Sương (gọi bà Sương bằng cô) sẽ xử chúng tôi bằng rựa phát cỏ. cây rựa đó dài khoảng 48 cm. tên Vinh (cháu bà Sương) đang sống tại Nông trường, đã có 2 tiền án hình sự : về tội trộm cắp, bị công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giam, và tội lập băng cướp, bị công an quận Ô Môn bắt giam.
    ở Nông trường, tên Vinh tự tung tự tác, lén bán gỗ bạch đàn. Ai phát hiện, tố cáo thì bị tên Vinh xách rựa đòi chém. đã có lần ông NguyễnNgọc Mai bị tên Vinh chém, nhưng nhờ đóng kịp cánh cửa sắt nên không bị chết. Xin bạn vui lòng cho chúng tôi”ở trọ” trong trang web của bạn cho đến khi….trời sáng. đó là một cách bảo vệ công lý và sự công bằng đấy bạn ạ. Chúng tôi xin cảm ơn bạn rất nhiều

  3. ĐÃ LỠ SỐNG ÁC ĐỘC RỒI, GIỜ CÒN TẠO NHÂN THÂN TỐT CHI NỮA?Thư mục: Tổng hợp | Đăng ngày: 06:45 12-12-2009
    Chúng tôi định kể lại câu chuyện này với nhan đề là: “Hai bà già và hai cái khăn nước mắt”. Nhưng vì bà Sương có câu trả lời với ông luật sư Nguyễn Trường Thành như sau: “Đã lỡ nghèo rồi giờ còn làm giàu chi nữa”? Vì thế, chuyện “Hai bà già” trở thành câu hỏi:” Đã lỡ sống ác độc rồi, giờ còn tạo nhân thân tốt chi nữa”?

    Bà thứ nhất là bà Tám, tuổi trên bảy mươi. Bà có nhiều con. Trong đó có một người con trai lớn, may mắn được cấp giấy phép chạy xe Honda ôm trong Nông trường Sông Hậu. Sau khi người con trai này qua đời, đứa em trai út dùng cái giấy phép của anh để chạy xe kiếm kế sinh nhai. Nhưng người con dâu của bà Tám nhất định không chịu, chị ta lấy lại cái giấy phép của chồng để giao cho con chạy xe. Tội nghiệp đứa con út có chứng bệnh sa ruột nên không làm việc nặng của nhà nông được, bà Tám nhất quyết đi xin giấy phép lái honda ôm cho con. Phải gọi là may mắn khi được cấp giấy chạy Honda ôm vì tổ xe Honda ôm này do Giám đốc nông trường lập ra, chủ yếu để đưa đón khách tham quan. Số lượng người trong tổ xe không được đông quá để anh em có được nhiều khách và thu nhập cao. Xin được một cái giấy phép chạy xe không phải là chuyện dễ dàng. Do vậy mà bà Tám rất lo lắng.

    Bà thứ hai tạm gọi là bà Tư, tuổi gần bảy mươi. Bà là người tu hành, có quan điểm sống đúng như lời Phật dạy. Bà Tư hay làm việc từ thiện và hay giúp đở mọi người. Bà Tư thường nói: “Ở địa vị của cô Ba Sương thì làm phước, cứu người, giúp đời là chuyện quá dễ dàng. Cô Ba mà chịu làm phước thì thiếu gì việc để cô Ba làm, và cô Ba sẽ được phước báu vô kể”. Bà Tư có đứa con trai thuộc hàng quan chức trong nông trường Sông Hậu. Đây chính là đầu mối làm cho bà phải sa nước mắt.

    Bà Tám nhìn quanh, nhìn quẩn thấy hàng xóm láng giềng ai nấy cũng lam lũ và kém cỏi chuyện xã giao như mình, chỉ riêng có bà Tư là người hoạt bát và có quen chút ít với cô Ba Sương. Bà Tám đến nhà bà Tư và thuật lại cảnh khổ của đứa con trai út, với sự nhờ vả bà Tư nói giùm cô Ba Sương cho cái giấy phép lái xe Honda ôm.

    Bà Tư vui vẻ dắt bà Tám đi gặp cô Ba Sương với hy vọng tràn ngập trong lòng là đem lại chuyện làm phước cho cô Ba. Bà nghĩ rằng cô Ba làm nhiều chuyện phước đức thì cái chức danh giám đốc mãi vững bền, cho dù cô Ba ngồi cái ghế này đã quá tuổi hưu.

    Sau khi nghe bà Tư trình bày, bà Sương bổng dưng nổi xung mắng cả hai bà già với lý do: Chuyện duyệt cho chạy xe Honda ôm bây giờ là chuyện của Ban Chấp hành Công đoàn chứ không phải là chuyện của giám đốc, bà còn trách bà Tư đã làm phiền bà quá nhiều vì thỉnh thoảng lại dắt một người nghèo khổ nào đó đến xin hợp đồng nhận khoán ruộng trong Nông trường.

    Từ trước đến giờ, ai cũng biết quyền quyết định cao nhất là của Giám đốc. Mọi việc từ nhỏ đến lớn phải có ý kiến của Giám đốc để sau này khỏi bị vặn vẹo bắt bẻ khi có sự cố xảy ra. Nếu là người hiền lành, tỉnh táo, tốt bụng, bà Sương chỉ cần một cú điện thoại bàn giao bà Tám cho Ban Chấp hành Công đoàn nghiên cứu giải quyết giúp người gặp khó khăn. Nhưng không, bà Sương không hề ký vào đơn xin, chỉ nã những lời khó nghe vào hai bà già khốn khổ.

    Hai bà già lủi thủi ra về. Bà Tám thấm được một khăn nước mắt tủi nhục.

    Sự việc chưa dừng ở đó. Sau khi hai bà già về rồi, bà Sương còn xuống dãy văn phòng mắng con của bà Tư với lý do: “Tại sao lại để cho mẹ lợi dụng chức vụ của con để đi xin xỏ, cầu cạnh, làm phiền giám đốc”.

    Tự ái vì bị giám đốc mắng trước mặt nhiều CBCNV dưới quyền, con của bà Tư quay về cự nự với mẹ: Vì mẹ mà con bị giám đốc làm nhục trước đám đông. Từ nay cấm tiệt, không cho mẹ dắt người nghèo lên phòng giám đốc.

    Thế là đến phiên bà Tư tẩm đầy một khăn nước mắt phẩn uất. Bà cưng con trai của bà. Bà tức vì ý bà muốn làm phước mà con trai bà bị giám đốc làm nhục. Bà chỉ là một người có từ tâm, thế mà bị hiểu lầm là lợi dụng chức vụ của con để đi xin xỏ, cầu cạnh…

    Tính cách của bà Sương là như thế đó: Hung dữ, hay nóng giận vô cớ, hay mắng chửi xối xả vào mặt người khác bất kể họ là CBCNV hay nông dân, bất kể họ lớn tuổi hơn mình, không hề biết thông cảm với người nghèo. Có một số ý kiến trên mạng cho rằng: “Bà Sương không chồng là do duyên số, chứ không phải vì quá bận lo cho dân, lo cho Nông trường, không thể đùng trách nhiệm cho Nông trường trong việc bà Sương không chồng”. Thật sự thì không phải thế! Ở Nông trường, bộ mặt thật của bà Sương phơi bày ra rất rõ… Từ già đến trẻ ai cũng phải khiếp sợ nếu được tiếp xúc nhiều lần và thấy được cơn tam bành của bà Sương. Khi cơn nóng giận xảy ra, phòng họp có rổn rảng miểng chai, có nước trà văng tung toé, vì bà đập, bà ném cái tách tráng men ngay trong buổi họp, trước mặt nhiều người.

    Cũng vì tính tình như thế mà đành phải “ôm cục đất để sống với nông dân” (vì không ai dám cưới)

    Đã lỡ sống độc ác rồi, giờ còn tạo ra nhân thân tốt chi nữa???

    • Cũng là 1 thông tin tạm coi là hậu trường biết vậy,nhưng tiếc là sao bạn không lấy chữ ký của nhiều người dân trong nông trường chứng thực rồi gửi nhiều nơi có trách nhiệm thì nó mới đáng tin và có sức thuyết phục cũng như hiệu quả
      chứ đăng thế này sẽ bị coi là vu khống hoặc vu vơ hoặc chuyện hay / dở cá nhân vặt vãnh…?
      Tôi sẽ xóa hết các en try và comments dù là để tham khảo về vụ này ( do chưa rõ thực hư) vì chức năng của blog tôi là chia sẻ thông tin nhưng chỉ là khi thông tin đó có đáng tin và hợp pháp!

  4. Nếu làm như bác hướng dẫn: đi thu thập chữ ký của nhiều người chống bà Sương…, thì chúng tôi sẽ ngã quỵ trước khi bảng chữ ký đến tay các cấp chính quyền(vì bị côn đồ chém). Trong các cuộc biểu tình vừa qua, bà Sương có thuê dân xã hội đen để trấn áp nông dân. Hiện giờ cháu bà Sương cũng còn điện thoại đe nẹt và đòi chém một số người,
    Chúng tôi rất bức xúc khi có một số nhà báo quá ngây thơ, tin vào lời lẽ bịp bợm của bà Sương rồi ra sức viết bài bênh vực bà ấy. Tạo điều kiện cho số đông bạn đọc nhẹ dạ, cả tin cũng hùa theo. Điều này đã tác động đến các vị quan chức cấp trên cũng muốn ra tay che chở cho bà Sương mà không biết mình đang vô tình che chở cho tội phạm.
    Ở đất Cần Thơ này, nhiều người biết rõ bộ mặt thật của bà Sương. Trước khi bị thanh tra, cũng có nhiều người , nhiều cơ quan chửi bà Sương rồi.
    Chúng tôi tin các cấp chính quyền, các cấp Toà án Cần Thơ làm đúng và bà Sương sẽ bị y án khi lên toà án tối cao.
    Chúng tôi đơn thuần muốn cung cấp thông tin cho dư luận để mọi người khỏi phải ngạc nhiên, hoặc có những hành động quá khích khi toà án tối cao tuyên án bà Sương

  5. Chào bạn: Tình cờ biết blog của bạn, một người nghiêm túc & cả nể (bởi đã định xóa các bài vu khống, lăng mạ chị Ba Sương nhưng cứ lần lữa mãi vì không nỡ), xin góp đôi lời cùng chủ nhà & các bạn để rộng đường dư luận.

    Theo lời nuademchosang, chị Ba bỏ tiền của NTSH mua nhà cho người tình Võ Văn Huệ, vì khôn ngoan nên bà Sương không đứng tên tài sản mà mượn ông VVH đăng bộ dùm. Điều này sai 100% vì Việt kiều chỉ được quyền mua nhà/đất nếu: – Là nhà khoa học có đóng góp lớn cho đất nước thời kỳ đổi mới. – Là người có các hoạt động tích cực ủng hộ CM trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ . – Là Việt kiều về đầu tư làm ăn, sinh sống tại VN > 3 năm, có đóng góp lớn vào cộng cuộc phát triển đất nước… Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2008, còn trước đó – tất cả Việt kiều không được mua nhà đất ở VN.

    Việc bác Năm Hoằng chích ma túy là hoàn toàn bịa đặt bỉ ổi bởi người lính cũ của tôi xuất ngũ 1987 về làm việc tại văn phòng NTSH liên tục > 10 năm đã xác quyết về nhân thân & tư cách bác Năm là hết sức đàng hoàng, đứng đắn & trong sáng.
    …….

    Vì những điều đã nêu trên, rõ ràng nuademchosang đã lợi dụng blog/web.. để thực hiện mục tiêu hèn hạ & nhơ bẩn của mình. Y cũng từng post hàng chục lần những bài rác rưởi lên blog của tôi(http://my.opera.com/Nhula1giacmo/blog) nhưng tôi xóa thẳng tay, chỉ còn sót lại 1 vài bài bởi đã bị cộng đồng mạng bên tôi xúm vào lật mặt nạ (nên tôi phải chừa bài của y lại để làm cơ sở cho các phản biện)

    Thông tin như làn gió, có loại gió lành & có loại gió độc. Rất mong được bạn thanh lọc những ác ý tà tâm độc địa để cuộc đời này được thêm phần trong sáng, mát lành. Cảm ơn bạn.

    Thân mến!

    • Rất cảm ơn thông tin mới khác của bạn!
      Tôi chờ đủ dữ liệu sẽ viết quanh vấn đề này! sao cho khách quan nhất
      Những bẩn bút hèn bút / nếu có – sẽ bị công luận lên án!
      Còn nếu là Bà Ba Sương 5 đúng, 5 sai??? thì cũng nghe cả 2 tai

  6. Cha con Trần Ngọc Sương có cái gì hay mà thiên hạ đua nhau bàn tán thế nhỉ? Chẳng qua cũng là tham nhũng, bóc lột, hút sách như hội đồng Dư hồi trước thôi mà.
    Lũ chó chết đó thì có đáng gì mà mấy bác binh dữ vậy? Hay là mấy bác cũng là chó hư nó nhỉ ?

    • Thì cứ nghe 2 tai rồi chờ tới lúc đủ thông tin, chứ đừng vội phán mà lầm hoặc ân hận!
      Nghề bình phán và viết nên cần như thế chứ nhungthangngu à!

  7. AI KHÔNG BIẾT: DỰA CỘT MÀ NGHE!
    Có một số blog phản biện bài viết của Nuademchosang. Đọc lên nghe thật đáng cười, Đọc là biết ngay người viết ở rất xa nên thiếu thông tin và chỉ hiểu vấn đề qua dư luận báo chí, mà lại là loại báo chí đứng về phe bà Sương!
    Đã là sự thật thì không thể phản biện. Phản biện sự thật chỉ tổ mất công và sẽ bị …. hố khi có kết luận của toà án tối cao. Chúng tôi xin viết tiếp những sự thật đã từng bị phản biện:
    * Năm 1993 có một cuộc biểu tình hàng ngàn người tại Nông trường Sông Hậu. Đó là sự nổi dậy của những gia đình bị mất đất do ông Năm Hoằng quy hoạch Nông trường bao trùm lên phần đất của cha mẹ họ hoặc bản thân họ đang canh tác. Thời mới giải phóng, quyền lực chuyên chính vô sản rất mạnh, cách mạng muốn gì là được nấy. Năm 1979, mọi người bó tay, giao đất cho ông Năm Hoằng. Nhưng khi luật đất đai năm 1993 ra đời, có điều khoản “bồi hoàn thành quả lao động”, những người mất đất mới liên kết với nhau làm một cuộc biểu tình như thác lũ, làm nghẽn đoạn đường trước văn phòng Nông trường và nghẽn quốc lộ 91(đoạn đường Cần Thơ _Long Xuyên). Chính quyền Cần Thơ hồi ấy bênh vực Nông trường Sông Hậu tối đa. Công an, tỉnh đội, huyện đội và các xã đội ven nông trường được lệnh đem quân tiếp viện. Sau khi kêu gọi giải tán mà không hiệu quả. Công an tỉnh Cần Thơ đã đem xe thùng xuống hốt đám dân biểu tình. Bà con hoảng sợ bỏ chạy tán loạn, nhưng công an cũng hốt được khá đông. Sau khi nhốt từ 5 ngày đến 1 tháng để thanh lọc thành phần cầm đầu, đa số nông dân được thả về. Một số bị quy kết tội lôi kéo, xách động….. nên bị lĩnh án tù.
    Do có cuộc biểu tình năm 1993, Nông trường phải chi ra 16,8 tỷ để bồi hoàn thành quả lao động cho hàng ngàn hộ nông dân bị mất đất (vì sự quy hoạch của ông Năm Hoằng). Cuộc điều tra, xét duyệt hồ sơ đất (do chế độ cũ cung cấp cho nông dân) kéo dài hơn 1 năm (do Thanh tra và Sở Nông nghiệp Cần Thơ kết hợp với Nông trường Sông Hậu để làm việc) và việc chi trả đến năm 1995 mới kết thúc. Tuy nhiên, việc chi trả này chỉ là tương đối. Vì mỗi hộ chỉ được bồi hoàn tối đa là 5 hecta, trong khi hồ sơ đất của họ có hơn 5 hecta. Do vậy mà sau năm 1995 vẫn còn những đơn thư gởi lên UBND TP Cần Thơ, gởi tới Thanh tra và gởi tới Nông trường để đòi dất, đòi tiền bồi hoàn…..
    * Cuộc biểu tình hàng trăm người trước cổng sân toà án nhân dân huyện Thới Lai trong ngày tuyên án bà Ba Sương là cuộc biểu tình tự phát của những người đã từng bị ở tù vì tranh giành đất với Nông trường Sông Hậu và những người đã từng đóng thuế quá cao cho Nông trường. Buổi tuyên án khá dài, tình tiết trong phiên toà thì đầy ắp. Các phóng viên chỉ chú tâm vào nội dung phổ biến trong toà mà không quan tâm đến cảnh bên ngoài sân toà. Do có cuộc biểu tình này mà bà Sương phải trốn trong toà khoảng 1 tiếng đồng hồ sau khi toà tuyên án. Sân toà Thới Lai rất rộng, nhưng hôm ấy đông nghẹt nông dân la ó chửi bới. Họ kêu đích danh Trần Ngọc Sương phải trả nợ cho họ. Họ phản đối mức án 8 năm tù vì bảo rằng xử như thế là quá nhẹ. Trong cuộc biểu tình tại Nông trường Sông Hậu, họ đã dán biểu ngữ đòi: “xử bà Sương ở mức chung thân hoặc tử hình vì tội tham nhũng từ đời cha tới đời con, tham nhũng suốt 29 năm”. Lát sau, khoảng 30 cán bộ công an và cảnh sát 113 áp tải bà Sương vượt qua khoảng sân toà dài và rộng để lên xe riêng. Có một phóng viên lách vào chụp cận cảnh bà Sương được công an áp tải, nhưng vì chụp gần nên không lấy hết cảnh một đoàn công an và cảnh sát 113 hộ tống bà Sương. Khi đăng báo, chỉ thấy có vài người công an.
    Sau khi bà Sương lên xe, có một đoàn nông dân rú xe gắn máy rượt theo xe bà Sương để tự xử theo luật giang hồ. Xe cảnh sát 113 phải hụ còi chạy theo áp tải và hỗ trợ cho bà Sương được an toàn.
    Rút kinh nghiệm từ vụ biểu tình lúc xử sơ thẩm, gia đình bà Sương có dàn dựng chu đáo cảnh một vài bà già khóc lóc khi toà phúc thẩm tuyên án, có mấy tờ báo thuộc phe bà Sương đưa tin lên để tạo nhân thân tốt. Mánh lới này do luật sư của bà Sương bày ra.
    * Trong blog của Lê Vũ: Có một “chú em” là bộ đội. Sau khi giải ngũ được vào Nông trường Sông Hậu làm ruộng. Chú em đó đã vào Nông trường Sông Hậu trên 10 năm, trở thành Nông trường viên và là người thân cận của bà Sương, được bà Sương tin tưởng, kể cho nghe nhiều chuyện …. thuộc loại động trời!
    Điều này thật đáng tức cười vì: Trừ khoảng thời gian đầu, Nông trường Sông Hậu có nhận bộ đội phục viên, cho làm ruộng. Nhưng trong vòng 20 năm nay, Nông trường Sông Hậu không có chế độ dành cho bộ đội phục viên vì tất cả đất đai đều đã giao khoán hết. Số người mới vào nông trường làm ruộng trên 10 năm nay hầu hết là dân có đất gốc tại Nông trường Sông Hậu, nhưng chưa được Nông trường bồi hoàn hoặc bồi hoàn chưa thoả đáng (vì họ có trên 5 hecta). Số người thân cận có thể tiếp xúc với bà Sương cũng không nhiều, có thể đếm trên đầu ngón tay. Duyệt lại lý lịch những người thân cận thì không có “chú em” nào giống như Lê Vũ đã mô tả cả.
    Sau cuộc biểu tình năm 1993, nông trường viên muốn gặp riêng bà Sương đã là chuyện khó. Từ năm 2006 đến 2007, thì việc Nông trường viên gặp bà Sương lại là chuyện rất khó, vô cùng khó, vì bà Sương sợ họ đòi nợ. Từ năm 2007 đến lúc bà Sương về hưu, chuyện nông trường viên gặp bà Sương lại là điều không thể vì bà Sương luôn tránh né mọi cuộc tiếp xúc. Trước cổng văn phòng Nông trường và phòng bà Sương có một lực lượng bảo vệ dầy đặc để giữ an ninh, vì bà Sương sợ bị đánh….. Không có “chú em Nông trường viên” nào lọt được vào nơi ở của bà Sương để nghe bà ấy kể chuyện động trời …. Tóm lại: “Chú em” của Lê Vũ chỉ là sản phẩm của sự tưởng tượng….
    * Việt kiều Võ văn Huệ về Việt Nam năm 1995 và ở luôn tại TP HCM. Ông ấy, nhanh chóng tạo được cái vỏ bọc yêu nước bằng cách mở những lớp dạy về quản lý xuất nhập khẩu. Lúc ấy, các doanh nghiệp nhà nước chỉ mới bắt đầu những bước chập chững trong việc làm ăn với Mỹ và các nước trong khối tư bản. Do vậy, ông Huệ tạo được uy tín lớn. Ông Huệ cũng biết cách dùng tiền để tạo được nhiều mối quan hệ thân thiết với các cấp chính quyền. Bà Sương cũng giống ông Huệ: hay dùng mánh khoé “đồng tiền đi trước”. Bà Sương lại là con người hay xuất hiện trên báo chí và có những mối ngoại giao rộng lớn. Vì thế nên bà Sương thường vượt qua được những luật lệ mà người bình thường không thực hiện được. Do vậy, chuyện ông Huệ đứng tên trong giấy đỏ của bà Sương không phải là điều khó khăn và miếng đất này không nằm ở thành phố mà nằm ở một huyện heo hút, ở một tỉnh xa, nơi chính quyền còn lom com trong luật lệ….
    * Ai cũng biết tánh ý bà Sương thuộc loại người “cắc ca, cắc củm, hay chắt mót”. Và cũng vì cái tánh chắt mót ấy mới có chuyện trả lương kiêm nhiệm cho ông Năm Hoằng khi ông ấy đã chết. Toàn bộ số lương kiêm nhiệm đó chỉ khoảng 250 triệu đồng mà bà Sương dám bước qua bộ luật lao động để ký nhận, để rồi bị báo chí phanh phui ra, thật vô cùng nhục nhã. Vậy thì việc bà Sương từ chối 10 tỷ lót tay của đối tác (như blog của Lê Vũ nêu lên) chỉ là chuyện tầm phào. Ai cũng biết đã là tiền lót tay thì người nhận không cần phải ký tên, người cắc ca cắc củm, chắt mót như bà Sương sẵn sàng ký nhận 250 triệu đồng lương kiêm nhiệm cho người chết thì ngu gì mà không nhận 10 tỷ chẳng cần ký tên? Tóm lại, chuyện bà Sương được lót tay 10 tỷ cũng là sản phẩm tưởng tượng nốt!
    * Blog Nhulamotgiacmo lại còn hăm he “chúng nó sẽ bị quả báo”…..Chúng tôi có ý kiến thế này: Đây không phải là câu chuyện mới bắt đầu, mà chỉ là màn kết thúc của một chế độ tàn ác, độc tài, gia đình trị hơn cả Ngô Đình Diệm. Tất cả những sự việc xảy ra chính là sự quả báo mà bà Sương phải gánh trả đấy. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước:
    – Cha dùng táo lưới để ăn gian nông dân, con bị người yêu lừa tiền.
    – Cha đặt ra luật thuế quá nặng, vượt quy định nhà nước, con bị đối tác làm ăn quỵt tiền, bị cán bộ tin cậy chiếm dụng vốn đến lún sâu vào nợ nần, mất khả năng chi trả ngân hàng.
    – Bà Sương đã cố công dệt quanh mình một huyền thoại về một mẫu người y chang như bác Hồ “chỉ biết lo cho dân, cho nông trường, quên cuộc sống riêng tư”…..Hậu quả là những chuyện tình cảm luôn bị tan vở, tai tiếng, quê mặt với CBCNV dưới quyền.
    – Bà Sương chi đậm cho một số báo và một số phóng viên để được nổi danh. Hậu quả là khi “hết phước” rồi thì vụ việc bể nặng, tai tiếng nặng hơn người khác.
    Những người làm nên danh vọng bằng tài năng thì danh vọng mãi vững bền. Ai đạt danh vọng bằng thủ đoạn thì có ngày …. bể độ! Sự thật vẫn là sự thật. Những bài viết của Nuademchosang chỉ nhằm mục đích phơi bày sự thật. Đó không phải là luận án tốt nghiệp Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ, nên không cần phải có phản biện để tìm ra chân lý. Phản biện sự thật là chuyện đáng tức cười. Mặc cho các ông cứ cải là trời nắng, nhưng sự thật trời mưa thì vẫn cứ mưa! Hãy bình tĩnh chờ xem kết luận của toà án Tối cao.

    • Tớ chỉ là người quan sát ba, bốn phía và tạm lưu bài về chủ đề này cho các views tham khảo khi sự việc chưa ngã ngũ, chứ không có đứng theo bên nào cả! Trước đây cũng không có biết – không có quan hệ với NTSH và Bà S!Chỉ thấy báo chí ta có lúc rầm rộ đưa thành tích…

  8. Nói thêm cho rõ:
    Lê Vũ đọc bài của Nuademchosang chưa kỹ mà đã vội phản biện (thành ra là phản …bậy!).
    Hãy đọc kỹ lại lần nữa bài “Lật mặt nạ Trần Ngọc Sương”, trong đó có câu: “Bà thừa hiểu bất động sản mang tên của mình sẽ bị công an tịch thu. Thậm chí bà còn mua đất và mượn người tình Võ Văn Huệ đứng tên giùm”. Đất chứ không phải là nhà, mà lại đất ở một huyện heo hút.
    Riêng về căn nhà lầu 4 tầng ở TP HCM thì bà dùng tiền của Nông trường và dùng thẻ CMND của một đứa em gái (cùng mẹ khác cha với bà, mang họ Liên) để đứng tên chủ quyền căn nhà. Sau khi phát hiện ông Huệ lừa tình, bà Sương đã bán nhà. Việc này công an có phát hiện, nhưng thấy bà bán nhà rồi trả lại tiền cho Nông trường nên không phanh phui lên báo.
    Riêng về căn nhà số 17 Điện Biên Phủ thì bà Sương dùng tiền của Nông trường mua cho Trần Ngọc Tuyết (con riêng của Ông Năm Hoằng) ở và đi học từ tiểu học lên trung học mà không phải trả tiền thuê nhà. Cho đến khi bà Sương mất chức, giám đốc mới lên thay, thì việc cho thuê nhà mới được thực hiện. Sau này, vì bị Ngân hàng thúc hối chuyện nợ nần nên ông giám đốc mới lấy lại nhà để bán.
    Bà Sương thanh minh với báo chí “căn nhà 17 Điện Biên phủ là trạm đại diện Nông trường Sông Hậu”. Thực sự không đúng như thế. Trạm đại diện Nông trường Sông Hậu đặt tại số 16D/6 đường Lê Hồng Phong, quận 10, TPHCM. Bằng chứng cụ thể là bà Sương đã từng cho in cái địa chỉ 16D/6 Lê Hồng Phong…… trên hàng trăm ngàn cái bao bì bằng nhựa để gói quà biếu xén các cơ quan ban ngành trong dịp tết, hoặc gói hàng hoá bán cho nhân dân trong các cuộc Hội chợ triển lãm quốc tế tổ chức tại TP Cần Thơ. CBCNV Nông trường SH đi công tác TP HCM cũng ở tại số 16D/6, riêng nhà 17 ĐBP là bất khả xâm phạm

  9. Nói thêm cho rõ:
    Lê Vũ đọc bài của Nuademchosang chưa kỹ mà đã vội phản biện (thành ra là phản …bậy!).
    Hãy đọc kỹ lại lần nữa bài “Lật mặt nạ Trần Ngọc Sương”, trong đó có câu: “Bà thừa hiểu bất động sản mang tên của mình sẽ bị công an tịch thu. Thậm chí bà còn mua đất và mượn người tình Võ Văn Huệ đứng tên giùm”. Đất chứ không phải là nhà, mà lại là đất ở một huyện heo hút.
    Riêng về căn nhà lầu 4 tầng ở TP HCM (mua cho ông Huệ ở) thì bà dùng tiền của Nông trường và dùng thẻ CMND của một đứa em gái (cùng mẹ khác cha với bà, mang họ Liên) để đứng tên chủ quyền căn nhà. Sau khi phát hiện ông Huệ lừa tình, bà Sương đã bán nhà., xù ông Huệ. Việc này công an có phát hiện, nhưng thấy bà bán nhà rồi trả lại tiền cho Nông trường nên không phanh phui lên báo.
    Riêng về căn nhà số 17 Điện Biên Phủ thì bà Sương dùng tiền của Nông trường mua cho Trần Ngọc Tuyết (con riêng của Ông Năm Hoằng) ở và đi học từ tiểu học lên trung học mà không phải trả tiền thuê nhà. Cho đến khi bà Sương mất chức, giám đốc mới lên thay, thì việc cho thuê nhà mới được thực hiện. Sau này, vì bị Ngân hàng thúc hối chuyện nợ nần nên ông giám đốc mới lấy lại nhà để bán.
    Bà Sương thanh minh với báo chí “căn nhà 17 Điện Biên phủ là trạm đại diện Nông trường Sông Hậu”. Thực sự không đúng như thế. Trạm đại diện Nông trường Sông Hậu đặt tại số 16D/6 đường Lê Hồng Phong, quận 10, TPHCM. Bằng chứng cụ thể là bà Sương đã từng cho in cái địa chỉ 16D/6 Lê Hồng Phong…… trên hàng trăm ngàn cái bao bì bằng nhựa để gói quà biếu xén các cơ quan ban ngành trong dịp tết, hoặc gói hàng hoá bán cho nhân dân trong các cuộc Hội chợ triển lãm quốc tế tổ chức tại TP Cần Thơ. CBCNV Nông trường SH đi công tác TP HCM cũng ở tại số 16D/6, riêng nhà 17 ĐBP là bất khả xâm phạm.
    Những việc thao túng kể trên của bà Sương, công an biết hết, nhưng đã thông cảm cho qua, không đưa lên báo. Nay vì có người quá thần tượng bà Sương mà bênh bậy nên chúng tôi xin nói lại cho rõ.

    • Theo tôi đây là những thông tin ngòai lề , theo kiểu ngồi lê đôi mách của mấy bà già , còn bình luận hay bình lọan thì chỉ nên căn cứ trên những thông tin chính thức vì tất cả chúng ta đều sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật .

  10. CHUYỆN NÀY TÔI CÓ BIẾT SỰ THẬT…
    Giám đốc Nông trường Sông Hậu bị truy tố, kéo theo 4 cán bộ phòng tài vụ phải hầu toà là do có sự phản bội từ bên trong.
    Vào tháng 3/2008, lúc dân biểu tình bao vây văn phòng nông trường, họ giăng nhiều biểu ngữ chửi cô Ba Sương và ông Năm Hoằng. Xen kẻ những tấm vải trắng, đỏ mang đầy lời lẽ phẩn nộ có một tấm bảng gỗ nhỏ, viết chữ nhỏ, mang nội dung như sau: “Chúng tôi chân thành cảm ơn ông Nguyễn văn Tâm (phó giám đốc) và ông Diệp Bá Tùng (cán bộ khu 2) đã cung cấp tư liệu cho chúng tôi”. Tấm bảng này treo được 2 ngày thì hạ bảng! (Có lẻ do ông Tâm và ông Tùng bị nhột). Do vậy ít người được biết chân dung những kẻ phản bội.
    * Thực tế Diệp Bá Tùng không phải là kẻ chủ mưu mà chính là Diệp Hữu Minh. Ba anh em họ Diệp là Diệp Hữu Minh, Diệp Hữu Hoan và Diệp Bá Tùng có vai trò rất lớn trong vụ này. Diệp Hữu Hoan là kế toán nên có điều kiện lấy số liệu từ phòng tài vụ trao cho Diệp Bá Tùng. Diệp Bá Tùng là cán bộ khu sản xuất số 2, có điều kiện gần dân nên tung hê các bí mật của cô Ba Sương cho dân biết. Diệp Hữu Minh là anh lớn, Minh đã từng là cán bộ của cô Ba Sương, giữ chức vụ trợ lý khu sản xuất số 6. Sau đó, được cô Ba Sương đưa qua xã Thới Hưng, cất nhắc, đề bạt cho Minh giữ chức chủ tịch xã. Ở cương vị chủ tịch xã, Minh không hài lòng nên sau đó tìm cách “dứt dây” ông bí thư Nguyễn Xuân Quỹ để giành chức bí thư xã Thới Hưng. Chức bí thư tuy có danh nhưng tiền không nhiều nên Minh tìm cách “dứt dây” cô Ba Sương để nhào vào chỗ “có ăn”. Minh ngầm câu kết với ông Tư Hồng. Được bí thư xã ủng hộ, ông Tư Hồng mạnh dạn đứng ra lãnh đạo dân làm cuộc biểu tình trong suốt 3 mùa khô của các năm 2006, 2007, 2008.
    Sau khi cô Ba Sương bị mất chức, Minh được lãnh đạo thành phố Cần Thơ cho làm phó giám đốc Nông trường Sông Hậu. Minh đã đạt được 50% ước mơ.
    * Ông Nguyễn văn Tâm là phó giám đốc phụ trách tổ chức. Thực ra ông Tâm không có ý phản bội, chỉ bởi vì ông ấy bị bà Nhung và Bùi Hữu Hiền “chọt” và bị cô Ba Sương “đì độp” nên hay than thở. Khổ nỗi, đối tượng mà ông Tâm than thở lại là lãnh đạo cấp thành phố nên chuyện mờ ám của cô Ba Sương bị phanh phui.
    Chuyện bắt đầu từ lúc thành lập xã Thới Hưng. Do ông Nguyễn Xuân Quỹ phải rời cương vị phó giám đốc phụ trách tổ chức để qua xã Thới Hưng làm chức bí thư nên cái ghế “phó giám đốc tổ chức” bị trống. Bùi Hữu Hiền lúc ấy là nhân viên phòng tổ chức nên ngắm nghía cái ghế này. Sở dĩ Bùi Hữu Hiền mơ ước chức phó giám đốc tổ chức vì Hiền có hậu thuẩn vững mạnh là bà Trương Hồng Nhung (người có họ hàng với Hiền). Bà Nhung là phó giám đốc phụ trách tài chánh. Bà Nhung với cô Ba Sương lúc đó là một phe nên Hiền rất tin tưởng vào sự giúp đở của 2 bà này.
    Chẳng ngờ, cô Ba Sương vốn tin tưởng Nguyễn Đại Lượng nên cất nhắc Lượng vào chức phó giám đốc tổ chức. Lượng bị Bùi Hữu Hiền “chọt”, nên lãnh đạo cấp thành phố đánh rơi Lượng.
    Thế là Bùi Hữu Hiền được đề cử vào chức vị phó giám đốc. Lượng nổi sùng “chọt” lại Hiền nên Hiền cũng bị rơi đài.
    Lúc ấy, ông Tâm đang ở cương vị phó giám đốc phụ trách sản xuất. Thấy cái ghế phó giám đốc tổ chức rất là quan trọng mà nông trường chưa chọn được ai, nên ông Tâm xung phong đứng ra nhận chức phó giám đốc tổ chức. Riêng chức phó giám đốc sản xuất thì nhường lại cho Trần Quốc Khải (trưởng khu sản xuất số 5).
    Ông Tâm đã làm cho bà Nhung và Bùi Hữu Hiền hụt hẩng ước mơ nên 2 người này ra sức “chọt” ông Tâm. Khổ nổi, cô Sương lại tin vào bà Nhung và Bùi Hữu Hiền nên đối xử không tốt với ông Tâm. Hậu quả là vào giữa năm 2008, tay bà Nhung bị đeo còng và ông Tâm có cái hân hạnh ký tên vào biên bản bàn giao bà Nhung cho công an.
    Ông Bùi Hữu Hiền bình an vô sự nên phát biểu: “Chết ai thì chết, kệ mẹ nó!”
    Những nhân vật đấu đá trên đây đều là đảng viên cộng sản cả.
    VNC

  11. Chào VNC! 1 thông tin tham khảo bổ ích trước sự việc Ba Sương đã và đang diễn ra. Ở dâu có nhiều lợi quyền và thiếu nhân cách thì ở đó thường rất rối bạn nhỉ!

  12. Bạn nói rất đúng, nhưng bà BA SƯƠNG cũng có vô số tội nên người ta mới có cái cớ để móc tội ra.
    Dù sao thì bạn cũng nên công nhận một điều là đảng viên hay đấu đá nhau để giành chức giành quyền….

  13. Cũng là 1 ý kiến về bối cảnh quyền tiền lợi!

  14. Vợ chồng ông Tâm bây giờ đã đi MôZămbích để làm chuyên gia lúa cho dân châu Phi.
    Diệp Hữu Minh đang làm Phó giám đốc phụ trách tổ chức của Nông trường Sông Hậu, đang nịnh bợ ông Cường giám đốc, nhưng cũng rình chờ cơ hội để…. đá ông Cường văng ra cho 3 anh em nhà nó hưởng trọn

  15. Quả là “gậy ông đập lưng ông”!
    Trước đây, mấy ông cách mạng hay dùng “đòn biểu tình” để hạn bệ chế độ Cộng hoà ở miền Nam.
    Ngày nay, bọn đảng viên tranh chức tranh quyền cũng dùng chiến thuật kéo dân biểu tình để hạ bệ lẫn nhau.
    Rốt cuộc, nông dân là người chịu thiệt thòi nhiều nhất, là những con tốt trong một cuộc cờ tranh chức đoạt quyền. Ông Tư Hồng (lãnh đạo nhóm biểu tình) bị ở tù 18 tháng. Chẳng biết 18 tháng trong tù ông ta có sáng mắt ra hay không? Nếu có sáng mắt, thì sau khi ra tù cũng tối mắt lại vì bối cảnh nông trường hiện nay bi đát hơn trước

Gửi phản hồi cho VNC Hủy trả lời