Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nói về : CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979

Nguyễn Thị Bình
Nguyên PCT nước CH XHCN Việt Nam

Sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù
Chiến tranh biên giới phía Bắc là một câu chuyện buồn trong lịch sử, một câu chuyện buồn trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Dẫu vậy, nó vẫn là lịch sử.
Và đã là lịch sử thì phải nhìn nhận nó với sự thật đầy đủ. Sẽ không thể không nhắc đến ngày 17.2.1979, ngày mà cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã nổ ra; ngày mà hàng ngàn con em chúng ta đã hy sinh để bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Nhắc để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên cương tổ quốc, như chúng ta đã và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Không những dân ta cần hiểu, mà nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước cũng phải hiểu đúng: đâu là sự thật, đâu là lẽ phải và coi đó là bài học. Không thể quên lãng nó.

Nhiều người dân Trung Quốc đã hiểu sai cơ bản về cuộc chiến tranh biên giới đó. Nhưng tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đó là sự thật không thể chối cãi. Có thể nào nghĩ rằng Việt Nam vừa ra khỏi cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt kéo dài 30 năm, đang tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh và đứng trước vô vàn khó khăn lại có thể khiêu khích Trung Quốc, một nước lớn, một nước XHCN đã ủng hộ và giúp đỡ mình trong cuộc chiến tranh cứu nước vừa qua? Thực tế là quân dân Việt Nam khi đó đã phải chống lại một cuộc chiến tranh biên giới to lớn để bảo vệ biên cương tổ quốc.
Theo tôi, không chỉ đưa vào sách giáo khoa những sự thật lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa mà ngay cả cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc cũng cần được nhắc đến đầy đủ. Con em chúng ta cần biết và có quyền biết lịch sử, biết những gì mà ông cha đã làm, để tự hào và tiếp nối truyền thống. Tôi muốn nhấn mạnh rằng: ta tôn trọng lịch sử, sòng phẳng với lịch sử không có nghĩa là chúng ta kích động hận thù. Chúng ta biết sự thật, để hiểu đâu là lẽ phải và để rút ra bài học cho các mối quan hệ quốc tế trong bối cảnh phức tạp ngày nay.
Tôi ủng hộ con đường ngoại giao khôn ngoan, mềm mỏng, tôn trọng các nguyên tắc quốc tế. Kinh nghiệm trong đấu tranh, né tránh hay im lặng đều không có lợi, vì như vậy chúng ta không làm rõ được sự thật, phải trái, đúng sai, có khi còn khuyến khích đối phương, khiến họ cho rằng ta yếu thế và ngày càng lấn tới. Tuy nhiên không bình tĩnh cân nhắc trong ứng xử cũng sẽ khiến cho tình hình thêm phức tạp, không có lợi cho sự nghiệp.
Vậy bài học rút ra từ quá khứ mất mát của chúng ta là gì đây? Việt Nam là một dân tộc hòa hiếu. Xưa đến nay, ta rất chú trọng xây dựng quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc dù trong lịch sử hai nước đã có bao lần xung đột. Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần một môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước và cần những bạn bè tốt để hợp tác nên Việt Nam càng coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc – một nước lớn đang có những bước phát triển thần kỳ.
Nhưng như bất cứ dân tộc nào, chủ quyền quốc gia đối với Việt Nam là thiêng liêng và chúng ta sẽ kiên quyết bảo vệ bằng mọi giá, đồng thời chúng ta chủ trương mọi tranh chấp lãnh thổ được giải quyết bằng phương pháp hòa bình, có sự tôn trọng lẫn nhau.
Trong đấu tranh, chúng ta đã làm đúng theo lời dạy của Bác Hồ: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, luôn giữ vững lập trường nguyên tắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, nhưng vẫn linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược.
Tôi tin vào sức mạnh của chính nghĩa, của lẽ phải, tin vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân và tin ở sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới. Ta cần hành động theo tinh thần đó. Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng sẽ khó để bảo vệ chủ quyền nếu đất nước không có nội lực, không có nền tảng vững chắc về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng với đoàn kết dân tộc mạnh mẽ. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất mà chúng ta cần phấn đấu.
Nguyễn Thị Bình
Nguyên PCT nước CH XHCN Việt Nam

TIẾN TRÌNH ÂU – MỸ…HÓA Ở VIỆT NAM ( Logic vụn vặt chơi nét mạng)

Tiếp tục đọc

Các cụ Việt Kiều tìm vui ( bài hay đáng đọc lúc rảnh )

Các cụ Việt Kiều tìm vui

 Tại sao nhiều ông thích về Việt Nam cặp bồ?

“Ở đây, người ta nhìn một ông già 70 như tôi, không có xe, không có nhà chẳng khác nào như một thằng cơ hàn. Trong khi mỗi lần về Việt Nam , tôi thấy mình như ông vua, có thể hét ra lửa được, vì con gái Việt Nam rẻ như bèo, mình có tiền muốn làm gì mà chẳng được.” Ðó là lý do mà ông Hai Lý cứ chắt mót số lương hưu, khi thấy “vừa đủ” là bay ngay về Việt Nam để được làm người “hét ra lửa.”
Tiếp tục đọc

Cách mạng thay đổi ở Tầu khi nào xảy ra ( bài st hay nên đọc)

Chu Chi Nam Vũ Văn Lâm

12-9-2018

Một nhà đấu tranh cách mạng có nói: Trong một xã hội, khi mà giai cấp thượng tầng xào xáo, đấm đá lẫn nhau, khi mà giai tầng trung lưu mất định hướng, giai tầng bình dân bất mãn, thì đó là thời điểm thích hợp nhất để khởi xướng cách mạng.
Tiếp tục đọc

GS Hồ An Cương và thuyết ‘Trung Quốc đã vượt Mỹ’ bị phê phán tơi bời

GS Hồ An Cương và thuyết ‘Trung Quốc đã vượt Mỹ’ bị phê phán tơi bời

Người Việt ăn cắp ở Nhật

Chuyện Người Việt ăn cắp ở Nhật

Trộm cắp ở Nhật rất dễ, vì xã hội Nhật xây dựng hoàn toàn trên sự lương thiện. Ít người nghĩ tới chuyện gian lận, ít thương gia nghĩ tới chuyện đề phòng trộm cắp. Những người quen chụp giựt ở VN rơi vào xã hội Nhật như chuột sa chĩnh gạo. Tiếp tục đọc

PHỦ ĐỊNH CỦA NGÔN NGỮ ( luận bàn vui …)

PHỦ ĐỊNH CỦA NGÔN NGỮ

Là loại phủ định thuộc loại nhanh mà mấy chục năm trước thời chiến tranh và hậu chiến gần như bất động. Hiện nay, theo sự phát triển của thực tế, cứ mỗi khoảng trên dưới chục năm, nhiều ngôn từ, nói và viết mới xuất hiện thay thế cho ngôn từ cũ. Và càng ngày sự biến đổi càng nhanh hơn vì thời buổi bùng nổ thông tin và nhờ xa lộ internet… Tất yếu, những nhà viết, nói… hầu hết thay đổi từ ngữ hoặc cách dùng chúng. Thực tế thị trường và hội nhấp mở cửa để phát triển hay là chết là động lực chính của thay đổi nhanh đó!
Tiếp tục đọc

ĐI TÌM CON HỔ HOANG DÃ CUỐI CÙNG Ở VIỆT NAM

Đi tìm con hổ hoang dã cuối cùng ở Việt Nam


Hoa Văn

Tiếp tục đọc

Hiểu về Bắc Âu ( không phải là cnxh mà là thị trường tự do + sự tử tế văn hóa )

Bắc Âu có phải là “thiên đường xã hội”?

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest
Tiếp tục đọc

Nhàn (and phiếm) đàm về Hậu hiện đaị….

CHIA SẺ VẮN TẮT TƯ DUY LÝ LUẬN NGHỆ THUẬT – CŨ NGƯỜI, MỚI TA!
Hậu hiện đại – postmodernism: nói nôm na nhưng không hề mách qué đại thể nó là thế này:
Chơi kiểu mới, khác so với cái quen thuộc, truyền thống, cổ điển…
Phá bỏ hình thức biểu cảm – diễn ngôn trước đó ( cốt truyện, nhân vật, cấu trúc nhân quả – với văn xuôi và kịch; bỏ cái tôi trữ tình ( như “Bài ca chim Ch’rao” trích giảng từ cấp 3 pt tha thiết bổng trầm với 2 nhân vật Hùng và Rin là tiêu biểu nhớ mãi, câu có vần nhạc điệu ( như cả 1000 nhà thơ vẫn làm lâu nay) thành tự do vô giới hạn; nội dung hơi điên/màn mát chập tới điên trí tuệ, điên diễn ấy mà – với thơ)
Tiếp tục đọc

CHUYỆN VUI VỀ NGÀY ĐÀN ÔNG ( 3 -8)

DÁN LÊN CHUYỆN NGẮN DO MOA VIẾT VUI TỪ NĂM 2013 VÊ NGÀY LIỀN ÔNG 3 -8. CHO CÔNG BĂNG!

Lịch sử ngày 3 – 8 ( chuyện vui cho các VIEWERS nhân 8 – 3 )

Thời ấy, không hiểu do trời đất chuyển vần thế nào, hay do thực phẩm ô nhiễm, hay do trước đấy, cánh đàn ông phải đánh nhau triền miên với các kẻ thù tây, tàu…, phải gánh vác lo toan quá nặng sinh mệt mỏi, buông trôi…toàn bộ nữ giới của nước ấy bỗng trở nên mạnh mẽ lạ thường…

Tiếp tục đọc

Sách mới, hay về điện ảnh

img_0385img_0386img_0384
Sách được tặng giải 3 (tương đương nhì vì không có giải nhất. Trong khi nội dung đáng ra đạt giải 1 – vì tệ lậu đố kỵ tiểu nhân trong ngành…Biết cả mà nên xòa ) trong Lễ trao giải Cánh diều vàng Hội điện ảnh năm 2016 ( diễn ra 9 -4 – 2017 tại TP HCM)

Ký ức không quên một thời (Bao cấp…) – bài st hay

11.049. ĐỔI MỚI

Posted by adminbasam on 16/12/2016

FB Vũ Thành Tự Anh

15-12-2016

Đúng ngày này 30 năm trước – 15/12/1986* – Đại hội Đảng VI chính thức khai mạc, mở ra vận hội đổi mới cho đất nước. Ngẫm lại thời đó, rào cản đổi mới chủ yếu nằm ở nhận thức giáo điều – giáo điều về “con đường đi lên CNXH”, về “làm chủ tập thể”, về “cải tạo công thương nghiệp” v.v. Vì vậy, đổi mới thời đó hay được quy giản thành “đổi mới tư duy”.

Ngày nay, cụm từ “đổi mới” vẫn thường xuyên được nhắc đi nhắc lại. Đến hẹn lại lên, cứ vào các năm chẵn chục, người dân lại nghe mỏi tai về thành tựu “mười năm đổi mới”, “hai mươi năm đổi mới”, “ba mươi năm đổi mới”. Song tinh thần đổi mới thực sự đã đi vào dĩ vãng. Cứ “đổi mới” theo kiểu phong trào và hô khẩu hiệu như hiện nay chỉ càng khiến “đổi mới” trở nên cũ kỹ, thậm chí phản tác dụng.
Tiếp tục đọc

Chuyện kể của một phi công phụ trách đội cảm tử ( Tư liệu st hay)

Chuyện kể của một phi công cảm tử Nhật Bản

Tiếp tục đọc

Xét xử tập đoàn tội ác phát xit tại Nuremberg năm 1945 ( tư liệu hay)

Tưởng nhớ Dr. Rupert Neudeck ( đã cứu hơn 10 ngàn thuyền nhân VN)

Tưởng nhớ Dr. Rupert Neudeck, người đã cứu 11.300 người Việt Nam trên biển Đông hồi thập niên 1980

Posted by adminbasam on 10/08/2016

“Dr. Rupert Neudeck ra đi với nhiều ước mơ chưa trọn vẹn. Ông ước mơ một thế giới an bình không chết chóc chiến tranh. Ông ước mơ tiếp tục cứu giúp người tỵ nạn trên thế giới. Ông ước mơ ngày nào đó sẽ chạy Marathon trên suốt giải Gaza tại Palestine. Ông ước mơ đi trên chuyến xe lửa xuyên hết đất nước Sudan. Ông ước mơ học tiếng Việt và tiếng Ả Rập và ông ước mơ mình sẽ sống tại Phi Châu trong những tháng năm cuối đời… Cho dù bây giờ ông có thể sống tại Phi Châu hay Palestine, hay trên bất cứ đất nước nào như trong mơ ước của ông,
Tiếp tục đọc

Quốc gia quán quân ( bài st hay)

Giá trị của ‘Quốc gia quán quân’

Nét chính trong học thuyết kinh tế – chính trị Adam Smith

Thuyết Kinh Tế Chính Trị Của Adam Smith

Thuyết Kinh Tế Chính Trị Của Adam Smith

Adam Smith là cuốn sách hướng dẫn chúng ta đến với một trong những tình huống quan trọng nhất trong thời đại của chúng ta: làm thế nào để khiến cho một nền kinh tế tư bản trở nên nhân đạo và ý nghĩa hơn. Ông ta sinh ra ở Scotland tại Kirkcaldy – một thị trấn sản xuất nhỏ – gần thành phố Edinburg  vào năm 1723.

Ông ta là một học sinh chăm chỉ và rất gần gũi với mẹ của mình. Ông ta sau này trở thành một nhà triết học hàn lâm, ông ta đã viết một cuốn sách tiêu biểu về tầm quan trọng cho sự cảm thông và giảng dạy về logic và tính thẩm mỹ. Ông ta cũng là một trong những học giả vĩ đại nhất trong lịch sử kinh tế học – một phần bởi vì những quan tâm của ông ta đã đi xa hơn vấn đề kinh tế. Ông ta muốn hiểu hệ thống tiền tệ bởi vì tham vọng cơ bản của ông ta là làm sao để cho các quốc gia và con người trở nên hạnh phúc hơn. Smith vẫn là một sự hướng dẫn đầy vô giá đến 4 ý tưởng:

Khi một người đề cập đến thế giới hiện đại của công việc, 2 yếu tố trở nên nổi bật:

— các nền kinh tế hiện đại sản xuất lượng của cải chưa từng có.

— nhiều người bình thường cho rằng công việc của mình rất nhàm chán và (một trong kiểm phàn nàn chính): vô nghĩa.

 

Hai hiện tượng đó thực tế liên quan đến nhau rất nhiều, như Adam Smith là người đầu tiên thấu hiểu qua thuyết Chuyên Môn Hóa của mình. Ông ta trông thấy rằng trong những doanh nghiệp hiện đại, những công việc trước đây được thực hiện bởi một người trong một ngày có thể kiếm nhiều lợi nhuận hơn bằng cách phân chia ra nhiều phần và thực hiện bởi nhiều người qua sự nghiệp của họ. Smith đã ca ngợi điều này là một sự phát triển quan trọng: ông ta dự đoán rằng những nền kinh tế quốc gia sẽ trở nên giàu có hơn khi lực lượng lao động của họ trở nên chuyên môn hơn.

Một dấu hiệu cho thấy thế giới của chúng ta bây giờ quá giàu, như Smith đã cho thấy, là mỗi khi chúng ta gặp một người lạ, chúng ta khó hiểu họ đang làm cái gì. Những chức danh công việc như   — Nhà Quản Lý Khâu Cung Cấp Vận Chuyển, Người Điều Hành Đóng Gói, Nhà Quản Lý Thông Tin và Nghiên Cứu- chứng minh cái logic kinh tế của Smith trong phân tích của ông ta.

Nhưng có một vấn đề rất lớn với Chuyên Môn Hóa: ý nghĩa. Khi các doanh nghiệp còn ở vi mô nhỏ và quy trình của họ được giới hạn, một nhận thức giúp đỡ người khác luôn hiện diện. Nhưng khi tất cả được công nghiệp hóa, một người sẽ trở thành một phần nhỏ trong một bộ máy khổng lồ, một bộ máy mà logic của nó sẽ không có mặt trong tâm trí của những thành viên ở dưới cấp bậc của tổ chức.

Một công ty với 150,000 nhân viên hoạt động khắp 4 châu lục, làm ra những thứ có thể mất 5 năm từ ý tưởng đến sản phẩm, sẽ gặp khó khăn trong việc gìn giữ bất cứ nhận thức vào về mục đích và sự gắn kết. Nên Smith cho rằng những nhà quản lý của những doanh nghiệp trách nhiệm hơn đối với nhân viên của mình: để nhắc họ nhớ về mục đích, vai trò và phẩm cáhc công việc của họ.

Thời kỳ của Smith đã chứng kiến sự phát triển của cái thứ mà bây giờ chúng ta gọi là “Chủ Nghĩa Tư bản Tiêu Thụ.” Các nhà sản xuất bắt đầu đưa ra những hàng hóa sang trọng cho một tầng lớp trung lưu ngày càng đông. vài nhà bình luận trở nên vô cùng phẫn nộ. Nhà triết học Jean-Jacques Rousseau muốn cấm những “thứ sang trọng” từ quê hương Geneva của ông. Ông ta là một người hâm của thành phố Sparta cổ đại và cho rằng thành phố của ông nên sao chép lối sống giản dị và quân sự của nó.

Không đồng ý một cách nhiệt liệt, Smith đã chỉ ra sai lầm của nhà triết học người Thụy Sĩ đó rằng sự tiêu dùng xa xỉ thực tế có một vai trò quan trọng trong một xã hội – nó tạo ra của cải thặng dư mà cho phép xã hội chăm sóc những thành viên yếu kém nhất của mình. Những xã hội tiêu thụ, bất chấp sự phù phiếm của họ, không bao giờ để cho trẻ em và người già phải chết đói, vì họ có thể chi trả viện phí và những việc để giúp người nghèo.

Cho nên Smith đã bảo vệ chủ nghĩa tư bản tiêu dùng trên cơ sở rằng nó đã làm nhiều điều tốt cho người nghèo hơn những xã hội cống hiến cho những lý tưởng cao thượng. Nói vậy, Smith đã tin vào những sự hy vọng thú vị cho tương lai của chủ nghĩa tư bản. Ông ta không muốn nó chỉ dậm chân ở mức độ vô nghĩa của nó mãi.

Ông ta nhận thấy rằng con người có nhiều nhu cầu “cao cả” hơn mà đang nằm ngoài phạm vi của thị trường tư bản: trong những thứ đó là nhu cầu giáo dục của chúng ta để tự thấu hiểu, nhu cầu để có những thành phố tươi đẹp và để có những cuộc sống bổ ích hơn.

Niềm hy vọng cho tương lai là chúng ta sẽ học để tạo ra những khoản lợi nhuận lớn từ việc giúp đỡ người khác bằng những cách thực sự quan trọng và khao khát. Nếu được phát triển đúng đắn, chủ nghĩa tư bản không chỉ phục vụ những nhu cầu vật chất căn bản của chúng ta trong khi làm chúng ta phấn khích để mua những thứ vô nghĩa. Nó sẽ kiếm tiền từ những hàng hóa và dịch vụ mà đem lại những sự thỏa mãn thực sự.

Trước giờ cũng như bây giờ, câu hỏi chính là làm thế nào để kêu gọi người giàu có những hành vi tốt đối với xã hội còn lại. Câu trả lời của Thiên Chúa Giáo là: khiến họ cảm thấy tội lỗi. Trong khi đó, phần cực đoan cánh tả trả lời như trước đây cũng y chang như bây giờ, đó là: tăng thuế. Nhưng Smith không đồng ý với cả 2 phương pháp: trái tim của người giàu thường vẫn lạnh nhạt và mức thuế cao chỉ đơn giản sẽ làm người giàu chạy khỏi đất nước. Ông ta đề xuất rằng, trái nghịch với sự kỳ vọng của một người, người giàu thật sự không quan tâm đến tiền bạc.

Mà họ quan tâm đến danh dự và sự tôn trọng. Người giàu tích lũy tiền không phải vì họ tham lam vật chất, nhưng để được ngưỡng mộ và được chấp nhận. Vì vậy thay vì đánh thuế người giàu, chính phủ nên hiểu tính cách trọng tâm của người giàu và động lực của họ. Vì vậy, họ nên đưa người giàu thật nhiều danh dự và danh vọng – để đổi lấy những việc tốt họ làm mà những người tự sướng đó thường không màn đến, như hỗ trợ trường học và bệnh viện và trả lương nhân viên thật tốt. Như Smith nói,  “Bí quyết vĩ đại của giáo dục là tính cách hư ảo của những đối tượng thích hợp.”

Những doanh nghiệp trong mắt chúng ta rất ma quái họ là những mục tiêu tự nhiên để đổ lỗi cho những công việc lương thấp, những sự lạm dụng môi trường và những nguyên tố độc hại. Nhưng Adam Smith biết rằng có một yếu tố ít ai đoán trước và quan trọng hơn, cho những điều sai trái này: thị giác của chúng ta. Các công ty không phải là nguyên nhân chính làm suy giảm thế giới. Mà chính là sự thèm muốn của chúng ta, những thứ mà họ đang phục vụ.

Kết quả là, sự cải tiến của chủ nghĩa tư bản xoay quanh một nhiệm vụ nghe rất lạ và quan trọng:  sự giáo dục của người tiêu dùng. Chúng ta cần phải được dạy để muốn những thứ với chất lượng tốt hơn và trả một cái giá xứng đáng hơn để đổi lấy, một thứ mà phản ánh gánh nặng thực sự của người công nhân và môi trường.

Một xã hội tư bản tốt bụng không chỉ phục vụ những sự lựa chọn của người tiêu dùng, nó cũng dạy con người thực hiện sự lựa chọn này bằng những cách khôn ngoan. Chủ nghĩa tư bản có thể, nhưu Smith đã gợi ý, được cứu vớt bằng cách làm tăng chất lượng yêu cầu của người tiêu dùng. Tình trạng kinh tế của thế giới có thể trông rất sai trái và phức tạp, kết quả là chúng ta đi đến sự tuyệt vọng và thụ động.

Adam Smith có mặt để đưa chúng ta sự tự tin và hy vọng. Nỗ lực của ông ta tràng đầy những ý tưởng về cách mà những giá trị con người có thể hòa giải với những nhu cầu của doanh nghiệp. Ông ta xứng đáng với sự chú ý liên tục của chúng ta bởi vì ông ta quan tâm đến một chủ đề mà đã trở thành một sự ưu tiên hàng đầu trong thời đại của chúng ta: làm sao để tạo nên một nền kinh tế mà có thể đem lại lợi nhuận và văn minh

(Bài sưu tầm trên mạng.)

Một tiệm tiến bộ về tư tưởng nhận thức

GIAI CẤP TƯ SẢN, CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG TƯ TƯỞNG CỦA ÔNG VŨ NGỌC HOÀNG

Posted by adminbasam on 30/04/2016

Nguyễn Huy Canh

30-4-2016

Trên báo Thanh Niên vừa cho phát bài viết của ông Vũ Ngọc Hoàng về kinh tế tư nhân và chủ nghĩa xã hội (xem báo Thanh Niên, ngày 28/4/016). Đây là một bài viết ngắn, nhưng tương đối rõ ràng, mạch lạc quan điểm của ông – một nhà lãnh đạo cũng tương đối có chức vụ cao – về nền kinh tế tư nhân, về giai tầng doanh nhân và chủ nghĩa xã hội.

Chúng ta biết, trong nhiều nghị quyết của đảng gần đây, đã lấp ló nhìn thấy sự đánh giá, nhìn nhận ý nghĩa, vai trò của thành phần kinh tế này trong sự phát triển của đất nước.

Tuy nhiên nội dung những nghị quyết ấy vẫn còn vương vấn quá nhiều về vai trò chủ đạo, nền tảng của chế độ công hữu, và kinh tế doanh nghiệp nhà nước.

Điều chúng ta nhìn thấy, trong tư tưởng của ông Vũ Ngọc Hoàng, lần này, ông đã mạnh mẽ, dứt khoát vứt bỏ đi cái vai trò chủ đạo đầy ngạo mạn và đau khổ đó. Ông đã chỉ ra được sự bất bình đẳng của nó; và sự thụt lùi, yếu kém của nền kinh tế cũng có gốc rễ từ đây. Ông đã viết: Không chấp nhận thành phần kinh tế chủ đạo hay không chủ đạo!

Nhưng vì sao, nhiều nghị quyết của đảng trong nhiều kì đại hội trước đây vẫn luôn khảng khái về vai trò chủ đạo, thống soái của doanh nghiệp nhà nước? Tiếc rằng ông phó ban chưa nhấn mạnh đến cái doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế này rút lại nó là cái gì mà bây giờ phải bỏ đi vị trí chủ đạo đầy vênh vang của nó. Nó chính là cái thùng khổng lồ không đáy để cho các quan tham rúc vào mà thi nhau bòn rút tài sản, nguồn lực của đất nước. Sau bao nhiêu năm chủ đạo, đặc biệt 10 năm trở lại đây, chúng ta đã nhìn thấy sự phá sản, nợ nần chồng chất, nội lực đất nước bị hao tổn khủng khiếp. Nó đã không đủ khả năng, và không bao giờ làm được cái vai trò mà chế độ này đã ưu tiên, và ở mặt bên kia – kinh tế tư nhân – chúng ta nhìn thấy sự bất công, chèn ép, nhũng nhiễu từ cơ quan nhà nước và những quan chức thực thi công vụ. Một cơ chế như thế, một sự phân chia thứ hạng như thế, thì làm sao có công bằng, dân chủ được!

Trong bài viết này, người ta đã nhìn thấy sự khẳng định của ông đối với vị thế, vai trò của kinh tế tư nhân. Ông viết: “nền kinh tế thị trường của VN sẽ phải tiến lên chủ yếu bằng kinh tế tư nhân. Đó là chiến lược lâu dài, mãi mãi”. Đặc biệt, ông đã chỉ ra được tính chất xã hội hóa của quan hệ sở hữu, khi kinh tế tư bản tư nhân tự vượt qua giới hạn của nó để đến với kinh tế cổ phần, như một trong những con đường kinh điển để đất nước tiến lên.

Nhưng tiếc rằng, ông vẫn ngập chìm trong khái niệm chủ nghĩa xã hội (CNXH) với nội dung cũ. Thế thì làm sao, con đường tự vượt qua ấy lại đến được với chủ nghĩa xã hội đầy huyền thoại?

Có thể đó là nghệ thuật trong bước đi của ông, khi ông cần phủ định, bác bỏ kinh tế quốc doanh chăng. Điều này cũng giống như ông VũTiến Lộc, khi nói đến vai trò của doanh nhân, các nhà tư sản, ông phải mượn đến những câu nói,lời phát biểu của chủ tịch Hồ Chí Minh vậy.

Nhưng tư tưởng, học thuyết không rõ ràng về ngôn từ, khái niệm do tính tình thế của nó, thì đó là điều nguy hiểm. Bởi vì điều đó sẽ dễ dẫn chúng ta vào một không gian rối rắm, mù mờ trong thế giới tư tưởng.

“Chính các doanh nghiệp Việt trưởng thành là nhân tố quyết định sự thành công của nền kinh tế nước nhà”. Ta đã đọc được những khái niệm như động lực, quyết định được ông nói đến. Nhưng tiếc rằng ông đã không làm rõ ở mức độ cần thiết ở nội dung của những thuật ngữ này.

“Động lực”, “quyết định” trong lĩnh vực của tồn tại, của đời sống lịch sử, không phải là cái gì khác hơn là nền tảng, là trục xoay trong những mức độ nhất định, có thể đo được của nó.Tức là nhiều cái tồn tại khác, hiện thực trực tiếp là hình ảnh của nó, của giai cấp tư sản, của cách thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Rằng, khi ấy, không phải giai cấp nông dân, công nhân, những người làm thuê trong nền sản xuất hiện đại là chủ thể, chủ nhân, nền tảng của quá trình sản xuất vật chất, và sản xuất ra đời sống con người, mà phải là những doanh nhân, giai cấp tư sản Việt. Nói một cách khác, giai tầng doanh nhân phải trở thành lực lượng bước lên vũ đài kinh tế, chính trị và lịch sử VN.Không có điều này, xã hội, lịch sử của chúng không thể thành công được. Cùng lắm cũng chỉ là những tiến bộ đạt được có tính chắp vá như những năm qua.

Điều này phải được thừa nhận như một tiên đề lịch sử. Và khi ấy đương nhiên, nếu đảng muốn giữ nguyên vai trò lãnh đạo, và vị trí cầm quyền của mình, song hành với yêu cầu về một sự thành công  phải có, thì bản chất cộng sản của đảng cùng với cấu trúc quyền lực chính trị, nhà nước phải thay đổi mạnh mẽ. Đảng phải là người đại diện, đại biểu trung thành, trước hết, cho lợi ích, ý chí, tư tưởng của giai cấp tư sản, và sau đó là của cả dân tộc, và các giai tầng khác.

Sự biến đổi về bản chất này phải xảy đến cùng với cơ cấu xã hội đã và đang thay đổi. Và đương nhiên, nó sẽ kéo theo sự đổi mới cơ bản về Hiến Pháp, về chủ thể cùng với cách thức tạo ra nó.

Nhưng đây lại trở thành vấn đề quá to lớn của thực tiễn chính trị, và lịch sử nước nhà. Và do đó nó cần một học thuyết mới – học thuyết Mác-xít đã trở nên không còn phù hợp nữa – để thuyết minh cho con đường của nó, cũng như sự đóng góp chân thành của nhiều lực lượng xã hội, thì may ra mới hi vọng công cuộc và con đường mà những doanh nhân đang thầm lặng, lầm lũi, mò mẫm tạo ra, đang được chúng ta cổ vũ, mới trở thành có tư tưởng.

Dân trí VN – qua cái nhìn – khá đúng của một người nước ngoài

. “Dân trí ở đây thấp quá – Rất khó sống”

Dân trí không chỉ là đầu đầy chữ nghĩa nhưng là tim đầy vị tha. Dân trí gồm có sự hiểu biết những giá trị tốt đẹp và khả năng chia sẻ chúng. Dân trí đúng nghĩa phải là sự quan tâm đến ích lợi của những người xung quanh. Mình làm gì thì cũng nghĩ đến hạnh phúc của người khác. Dân trí là biết tôn trọng và tự trọng. Dân trí là sống cao đẹp. Dùng bằng cấp, địa vị xã hội chỉ cho việc tìm kiếm tư lợi thì là phản dân trí. Có dân trí là phải biết liên đới với tha nhân bằng tình yêu thương bác ái.

____

Joseph Nguyễn

23-2-2016

Trước khi gặp lại một người bạn người nước ngoài mới trở về từ Việt  Nam, nó háo hức ơi là háo hức. Anh bạn này là con trai một người lính Mỹ đã từng sang tham chiến ở quê hương trong những năm 60. Anh lớn lên và được kể cho nghe về những đau khổ do chiến tranh gây ra cho người dân quê hương mình. Sau khi tốt nghiệp đại học, vì muốn bù đắp lại chút nào đó cho con người Việt Nam, anh quyết định gác lại sự nghiệp riêng để sang Việt Nam.

Nhưng sau khi gặp anh bạn nước ngoài này, sự háo hức của nó bỗng trở thành nỗi buồn vời vợi. Buồn lắm vì nó là một nhà giáo trẻ đầy nhiệt huyết. Làm sao không buồn được khi anh bạn nước ngoài, sau một thời gian cống hiến ở Việt Nam, nói rằng anh không tính sẽ quay lại sống ở Việt Nam nữa, lý do chính nằm gọn trong câu nói của anh: “Dân trí ở đây thấp quá. Rất khó sống.”

Mới đầu nó tự ái lắm khi nghe câu nói ấy. Nó phản ứng ngay: “Việt Nam là một nước có nhiều người đi học, nhiều sinh viên đại học, nhiều người có bằng cấp. Làm sao bạn lại có thể kết luận cẩu thả như thế?”

Nhưng người phương tây thường nói có sách mách có chứng đàng hoàng. Bởi thế, nó chỉ còn biết im lặng mà nghe. Ngậm ngùi. Đau! Anh bạn nước ngoài kể dài lắm nhưng một cách vắn tắt thì như thế này:

“Tôi yêu quý dân tộc của bạn. Tôi cảm thấy khổ tâm khi thấy những hậu quả của chiến tranh để lại. Mới đầu tôi dự tính sẽ sống ở đất nước bạn lâu dài, mong có thể làm được điều gì đó bù đắp lại những đau khổ do cha ông chúng tôi đã gây ra. Tôi thấy quê hương các bạn đang từng bước hội nhập vào cộng đồng quốc tế nên tôi hy vọng giúp các bạn chút vốn liếng tiếng Anh để các bạn dễ hoà nhập hơn. Tôi không hối hận đã được cống hiến thời gian và sức lực cho các bạn sinh viên Việt Nam vì tôi thích làm điều có ý nghĩa. Nhưng thật là khó sống ở đây khi dân trí khá thấp”.

Anh bạn này nói tiếp: “Một lần kia tôi đang đi bộ trong một con hẻm, chợt nghe có tiếng vật gì đang rơi từ trên cao xuống. Theo phản xạ tự nhiên, tôi ngẩng đầu lên xem thì thấy một bịch rác ai đó vứt qua cửa sổ đang rơi xuống. May quá tôi nhảy qua một bên né kịp chứ không thì….”. Rồi lần khác, đang chạy xe trên đường, tôi giật mình khi thấy có người ném một con chuột từ trong nhà ra ngoài đường. Tôi hốt hoảng tránh nó, suýt nữa bị tai nạn. Vứt rác ra nơi công cộng đã là một điều kinh khủng rồi, bây giờ lại ném cả chuột ra ngoài đường. Chiều hôm đó tôi có việc phải đi lại trên cùng một con đường, con chuột đã bị xe khác cán nát be bét. Nhìn rợn cả gai ốc! À, có chuyện này tôi hỏi bạn. Bạn đã sống ở một số nước ngoài, bạn có thấy người đi xe hay bấm còi không?”

“Rất ít khi, chỉ khi nào khẩn cấp thôi.” Nó trả lời.

“Đúng vậy. Còn nhiều người ở quê hương bạn bấm còi rất ồn ào, bất cứ lúc nào, ngay cả những nơi cần tôn trọng sự yên tĩnh như bệnh viện, trường học. Rồi trong phòng chiếu phim, có không ít người vẫn bật điện thoại lên nói chuyện tỉnh bơ như chỗ không người. Có lẽ họ không thấy chung quanh họ là người bởi vì người thì cần được tôn trọng. Bạn thấy sao?”

“À, thì chuyện đó, tôi cũng không rành lắm vì tôi ít đi coi phim”. Nó miễn cưỡng đáp.

“Tôi quen một cô bạn Việt Nam. Có lần tôi theo cô ấy vào bệnh viện để thăm người nhà đang nằm điều trị tại một bệnh viện công. Thân nhân của người bệnh người thì ngồi, người thì nằm nghỉ la liệt dưới nền lối đi. Trong các phòng dành cho bệnh nhân, tôi cũng thấy thân nhân họ nằm dưới đất, thậm chí dưới gầm giường. Chữa trị trong môi trường ồn ào, xô bồ như thế này, làm sao mau khỏi bệnh được! Không chừng tạo ra thêm nhiều bệnh nhân mới nữa ấy chứ. Cô bạn tôi còn kể rằng nếu không có tiền mà vào bệnh viện thì dù có gặp nguy hiểm cũng vẫn phải nằm đó chờ. Tôi hỏi lỡ bệnh nhân tử vong thì sao, cô ấy đáp: “Thì chết chứ sao nữa”. Vào phòng thăm người nhà cô ấy, tôi thấy mỗi lần cô ấy muốn nhờ bác sĩ hay y tá điều gì, để cho nhanh chóng và vui vẻ thì cô ấy phải bỏ tiền vào phong bì đưa cho họ, gọi là tiền trà nước. Chẳng lẽ bác sĩ, y tá ở nước bạn cần uống nhiều trà nước vậy sao?!”

“À, thì chắc là khí hậu ở đấy nóng nên hay khát nước…” Nó đùa cho bớt đau.

“Bạn biết không, lúc tôi đến nước bạn lần đầu tiên, tôi đi chung với một Việt kiều. Lúc vào cửa khẩu kiểm tra hộ chiếu và thị thực, không hiểu sao anh cảnh sát cứ để bạn tôi đứng đó chờ. Cuối cùng thì bạn tôi bỏ vào hộ chiếu một tờ giấy nhỏ màu xanh xanh, “nhỏ nhưng có võ”, thế là anh cảnh sát vui vẻ cho qua liền và chúc bạn tôi kỳ nghỉ thoải mái. Tôi là người gốc nước ngoài, hình dáng khác, tiếng nói cũng khác nên không thấy anh cảnh sát nói gì. Chắc cùng là người Việt nên dễ “nói chuyện” hơn! Nhưng tôi chưa bao giờ thấy điều ấy xảy ra ở nước tôi. Đó sẽ bị coi là một hành vi hối lộ. Ở nước bạn, việc này xảy ra lộ liễu giữa ban ngày như vậy mà không sao nhỉ?”

“Tôi nhớ trước đây báo chí cũng có nói đến việc này, nhưng một thời gian sau thì lại tái diễn và chẳng thấy ai nói gì nữa.” Nó đáp.

“Bạn biết không, tôi sẽ không bao giờ quên mùa Giáng Sinh năm vừa rồi của tôi. Chị tôi gửi cho tôi một bánh trái cây (fruitcake) do chính tay chị ấy làm. Chúng tôi có truyền thống ăn bánh với rượu sữa Bailey vào đêm Giáng Sinh, ngon lắm. Nhận được tin chị báo qua email, tôi mừng quá vì thèm. Nhưng đến khi tôi ra bưu điện lấy quà, người ta đòi tôi hơn 2 triệu đồng, tức là hơn 1 trăm đô-la Mỹ. Ôi trời ơi, chị tôi mất công làm bánh, tốn kém hết cỡ thì cũng chỉ hai ba chục đô-la. Cuối cùng, tuy tiếc hùi hụi nhưng tôi quyết định không nhận món quà ấy nữa vì tôi thấy quá vô lý và bị xúc phạm. Luật pháp Mỹ rất chặt chẽ về việc gửi hàng, nhất là thực phẩm, nên họ đã kiểm tra hàng gửi kỹ lưỡng. Vậy mà bưu điện bên đất nước bạn lại tự ý mở bánh của tôi ra xem. Ai mà dám ăn bánh đó nữa. Lúc mở ra, biết đâu người ta bỏ cái gì khác vào đó thì sao. Thêm nữa, ở phiếu dán liệt kê các mặt hàng gửi đã ghi rõ nội dung hàng gửi rồi, tại sao bưu điện nước bạn không biết tôn trọng quyền riêng tư, uy tín của người gửi và người nhận. Nếu họ thắc mắc muốn biết chắc chắn hàng gửi có hợp pháp và an toàn hay không, họ cần phải làm việc với bưu điện bên Mỹ chứ không thể tuỳ tiện mở ra được. Vả lại, một cái bánh nhỏ không thể tốn nhiều tiền như vậy. Lúc ấy, tôi rất thất vọng về sự việc này.

Sau đó ít ngày, tôi còn thất vọng hơn khi biết rằng một sinh viên trong lớp tôi dạy cũng rơi vào trường hợp tương tự. Có người chị từ California gửi cho cậu ta một hộp sô-cô-la và một lọ thuốc vitamin C sản xuất tại Mỹ để chúc mừng sinh nhật. Người ta khui cả bưu phẩm ra rồi yêu cầu cậu ta đóng phí 1 triệu 6 trăm ngàn. Cậu ta hỏi tại sao lại phải đóng tiền trong khi chị cậu đã đóng tiền rồi. Nhân viên bưu điện bảo thuốc này cần phải đi kiểm tra lại xem có an toàn không. Cậu ta hỏi ngược lại: “Mỹ là nước có kỹ thuật tiên tiến bậc nhất thế giới. Các anh có trình độ kiểm tra người ta sao? Mà chỉ là một lọ vitamin C thông thường, chẳng lẽ các anh thật sự quan tâm đến sức khỏe của tôi đến nỗi đi kiểm tra độ an toàn của nó giùm tôi?” Các nhân viên phải xuống nước và giảm phí xuống còn 5 trăm ngàn, nói rằng coi như là xin tiền cà phê sáng. Cậu sinh viên nói với tôi rằng mấy người nhân viên quèn trong đó thôi cũng đã đeo đầy vòng vàng, nhẫn vàng, họ không thiếu tiền uống cà phê sáng đâu”.

“Bạn có vẻ “bức xúc” quá. Tôi xin lỗi!” Nó trấn an.

“Đúng, tôi “bức xúc”. À, còn chuyện này nữa. Hôm nọ tôi đi ăn nhà hàng với mấy thầy cô đồng nghiệp bản xứ của bạn. Lúc ăn, tôi thấy họ xả rác bừa bãi xuống sàn nhà. Sao không để gọn trên bàn hoặc cho vào thùng rác gần đó nhỉ? Bạn thấy không, có bằng cấp cao đâu hẳn là có dân trí cao”.

Nó giật mình vì câu nói này. Hoá ra dân trí là một cái gì khác hơn là bằng cấp.

Người bạn nước ngoài kể tiếp: “Bạn biết không, mới hôm qua thôi, tôi đang đi ngoài đường thì chứng kiến một vụ va quẹt xe máy. Rõ ràng là người A chạy ẩu quẹt vào người B. Vậy mà người A vừa la hét vừa đánh người B, đổ lỗi hết cho người B. Sao người A lại có thể lỗ mãng, vô liêm sỉ như thế? Có lỗi thì phải can đảm nhận lỗi chứ. Sao lại muốn đổi trắng ra đen, lật lọng như thế? À, tôi nhớ đến một vụ tai nạn giao thông khác cách đây không lâu. Người bị nạn nằm trên vũng máu trong khi cả một đám đông bu quanh để xem mà không ai động đậy một ngón tay để giúp đỡ. Trước khi đến nước bạn, tôi nghe rằng người dân ở đây có tinh thần cộng đồng cao lắm. Nhưng tôi thật sự chưa cảm nhận được”.

“Ui, nãy giờ say sưa nói chuyện để thức ăn nguội rồi. Nào ta ăn thôi”. Nó mời bạn.

“Đúng rồi. Mình ăn đi. Thú thật với bạn, từ ngày tôi trở về Mỹ lại, tôi mới thấy an tâm khi ăn uống. Bên quê hương bạn, quả là có nhiều món ăn rất ngon, tôi rất thích. Nhưng đáng tiếc và đáng sợ vì thức ăn của các bạn không bảo đảm an toàn thực phẩm. Chính tai tôi nghe một số sinh viên trong lớp nói rằng bây giờ ăn uống là “hên xui”. Ai “hên” thì ăn trúng thức ăn nhiều hoá chất và chết sớm trước khi có con cái. Ai “xui” thì ăn trúng thức ăn có hoá chất bộc phát chậm và để lại bệnh tật di truyền cho con cháu. Tôi nghe mà lạnh hết cả người”.

“Đúng là có chuyện thực phẩm của chúng tôi có nhiều hóa chất độc hại do một số người hám lợi mà thiếu lương tâm”. Nó đồng ý.

“À, có một điều làm tôi rất ngạc nhiên khi nghe các sinh viên nói với tôi rằng học sinh bây giờ quay cóp trong thi cử nhiều lắm. Hơn nữa, một số người trong vị trí lãnh đạo còn mua bằng cấp chứ không phải tự trau dồi kiến thức mà có. Các sinh viên còn kể cho tôi nghe rằng nếu một sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm muốn cống hiến trí thức của mình cho các thế hệ tương lai trong một ngôi trường, họ phải đóng tiền gì đó đến cả trăm triệu khi nộp đơn xin việc. Việc họ được nhận vào giảng dạy phụ thuộc vào số tiền kia chứ không dựa trên tài năng của họ. Có thật như thế không bạn?”

“Ừm, tôi cũng có nghe nói đến tình trạng ấy”. Nó miễn cưỡng trả lời.

“Wow, nếu mà như vậy thì làm sao có dân trí được nhỉ?” – Người bạn nước ngoài chặc lưỡi, lắc đầu.

Bây giờ thì nó hiểu ra ý nghĩa của dân trí. Dân trí là một điều gì căn bản và cần thiết cho con người hơn là việc có một tấm bằng lủng lẳng trong nhà. Dân trí không chỉ là đầu đầy chữ nghĩa nhưng là tim đầy vị tha. Dân trí gồm có sự hiểu biết những giá trị tốt đẹp và khả năng chia sẻ chúng. Dân trí đúng nghĩa phải là sự quan tâm đến ích lợi của những người xung quanh. Mình làm gì thì cũng nghĩ đến hạnh phúc của người khác. Dân trí là biết tôn trọng và tự trọng. Dân trí là sống cao đẹp. Dùng bằng cấp, địa vị xã hội chỉ cho việc tìm kiếm tư lợi thì là phản dân trí. Có dân trí là phải biết liên đới với tha nhân bằng tình yêu thương bác ái. Một xã hội dân trí là xã hội gồm có những người biết yêu thương chân thành như vậy.

“À này bạn, tôi cảm thấy thú vị về đất nước của bạn, một đất nước đa văn hóa, đa sắc tộc, đa lý tưởng, đa đảng phái. Thực tế phức tạp vậy mà các bạn vẫn cùng nhau tiến lên đạt được phát triển trên nhiều lãnh vực như kỹ thuật, nghệ thuật, nhân văn, y học, tâm lý, kinh tế, xã hội, chính trị, từ thiện vào bậc nhất thế giới. Theo bạn thì yếu tố nào đã giúp ổn định và phát triển đất nước bạn như thế?” Nó hỏi.

“Theo tôi, một trong những yếu tố giúp ổn định xã hội phức tạp của chúng tôi chính là yếu tố niềm tin. Nếu thiếu khía cạnh nền tảng này, ắt hẳn xã hội của chúng tôi đã loạn từ lâu. Đánh giá thấp vấn đề niềm tin khờ dại vất bỏ yếu tố giúp ổn định, hài hòa. Niềm tin chân chính vào một Thượng Đế Tình Yêu giữ cho chúng tôi biết sống có ý nghĩa, trung thực, tôn trọng, vị tha, cầu tiến bằng năng lực của chính mình, bác ái. Khi chúng tôi biết sống những giá trị tích cực ấy một cách tự hào, nhờ có niềm tin, một xã hội phức tạp như của chúng tôi không những giữ được thăng bằng mà còn thăng tiến nữa. Văn minh của chúng tôi là văn minh có lòng nhân ái vị tha làm nền, gọi là dân trí”.

Là người có niềm tin, nó hiểu rõ điều anh bạn nước ngoài vừa nói nên gật đầu: “Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn!”

Lúc chia tay, người bạn nước ngoài vừa ôm chào nó vừa nói: “Tôi xin cầu nguyện cho dân trí của quê hương bạn. Chúc các bạn bình an!”

Tiếp tục đọc

Nhân năm Bính Thân bàn về nguồn gốc người phải chăng từ loài khỉ ( bài sưu tầm )

Nhân Tết Bính Thân: bàn về con khỉ và nguồn gốc con người

GS _ Nguyễn Văn Tuấn ( Úc quốc )

Càng ngày chúng ta càng có nhiều bằng chứng khoa học có tính thuyết phục cao cho thấy khỉ, mà cụ thể là tinh tinh, và con người hiện đại có liên quan nhau. Nói một cách thẳng thắn hơn: bạn đọc và tôi là bà con của khỉ. Tiếp tục đọc

Trung Quốc sẽ sụp đổ….

Tham khảo cho biết:
Trung Quốc sẽ sụp đổ nếu giới cầm quyền chỉ thụ động chờ biến động chính trị?

Theo Secretchina

Gần đây, nhiều dự đoán liên quan đến tình hình sụp đổ của Trung Quốc khiến dư luận đặc biệt chú ý, trong đó nhà kinh tế học Tần Vĩ Bình. Ông cho rằng Trung Quốc có thể đứng trước nguy cơ sụp đổ vào năm 2016, bắt đầu từ ngòi nổ nợ công, sau đó dân chúng sẽ tràn ra đường tuần hành.

Những tín hiệu này cũng không ngừng được truyền thông Trung Quốc Đại Lục nói bóng gió, và gọi là “quan chức đang ngồi chờ biến động.” Có phân tích cho rằng nếu chính quyền chủ động thay đổi thể chế thì nguy cơ có thể cứu vãn được.

Giới học giả cảnh báo

Ngày 12/1, ông Tần Vĩ Bình, nhà bình luận chính trị và học giả kinh tế độc lập ở Trung Quốc khi đi Mỹ du lịch đã có bài viết phác thảo bức tranh sụp đổ của xã hội Trung Quốc trong năm 2016. Theo đó, ông Tần Vĩ Bình cho rằng, nguy cơ kinh tế đang đe dọa vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nguy cơ này sau nhiều năm tích tụ cuối cùng cũng phải bùng nổ. Cho dù ngày nay không còn tình trạng quân địch bên ngoài tấn công, không có cuộc chiến loạn lạc trong nội bộ, nhưng do nguy cơ về kinh tế làm đất nước tiêu điều, và nguy cơ xã hội này sẽ biến thành nguy cơ chính trị, khi con số người dân căm phẫn lên cao và cùng nhau kéo ra đường thì chính quyền ĐCSTQ sẽ tan vỡ.

Nhưng ông Tần Vĩ Bình cũng nói thêm, ông chỉ nhấn mạnh xu thế cục diện, không khẳng định chắc chắn sẽ nổ ra trong năm 2016.

Ngoài học giả Tần Vĩ Bình, nhiều nhân vật trí thức khác cũng có những nhận định tương tự. Vào năm ngoái, nhà kinh tế học Trung Quốc là Hạ Nghiệp Lương khi đến Mỹ du lịch cũng chia sẻ với Đài Á châu Tự do, theo đó ông phân tích 6 nguy cơ lớn của Trung Quốc về các mặt: chế độ, tín ngưỡng, luân lý, giáo dục, kinh tế và môi trường.

Ông Hạ Nghiệp Lương dự đoán, sự sụp đổ của Trung Quốc không xuất phát từ bên ngoài, mà là tự mình hại mình. Vì tình hình kinh tế suy sụp dẫn đến sưu cao thuế nặng, khi người dân không chịu thấu nữa thì sẽ xuất hiện những cuộc khởi nghĩa nông dân như đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử, sau cùng sẽ đi dần đến con đường diệt vong.

Ông Chương Gia Đội (Gordon Chang – 章家敦), Tiến sĩ Luật học thuộc Đại học Cornell (Mỹ), đồng thời cũng là chuyên gia nổi tiếng về vấn đề Trung Quốc, từng viết cuốn sách “Sự sụp đổ của Trung Quốc” (The coming collapse of China) gây tiếng vang, vừa qua khi trả lời phỏng vấn của truyền thông bên ngoài Trung Quốc Đại Lục cho rằng Trung Quốc sẽ xuất hiện cuộc cách mạng không có nhà lãnh đạo giống như Liên Xô và Đông Âu. Cải cách kinh tế của ĐCSTQ bị hạn chế bởi thể chế chính trị nên khó khởi sắc được, sau cùng rồi sụp đổ kinh tế sẽ kéo theo sụp đổ chính trị.

Tháng 9 và 11/2015, luật sư nhân quyền Cao Trí Thịnh nổi tiếng ở Trung Quốc Đại Lục khi trả lời phỏng vấn truyền thông bên ngoài Đại Lục cũng dự đoán ĐCSTQ sẽ sụp đổ vào năm 2017.

Quan chức ĐCSTQ thụ động ngồi chờ biến động

Gần đây, giới truyền thông bên trong Đại Lục cũng hay đưa ra lời bóng gió về nguy cơ sụp đổ của ĐCSTQ.

Một bài báo “Đêm trước khi vương triều nhà Thanh sụp đổ, 1911” đăng trên tờ Kinh doanh Trung Quốc đã được cư dân mạng hăng hái chia sẻ. Bài báo của người có tên Phó Quốc Dũng cho rằng, vào năm 1911 khi những người nắm quyền ở Bắc Kinh chưa biết về ngày tàn của họ thì người dân đã ngầm thông tin chia sẻ với nhau về tình hình biến động chính trị.

Bài viết chỉ rõ, sự sụp đổ của vương triều Đại Thanh là xuất phát từ nạn lũ lụt ở Trường Giang gây nguy cơ về lương thực, nguy cơ kinh tế từ Bắc Kinh sau đó lan ra toàn quốc, đến khi ngân khố quốc gia trống rỗng thì cũng là lúc triều đại nhà Thanh đi vào dòng lịch sử. Trước khi nhà Thanh sụp đổ đã xuất hiện nhiều điềm báo do người dân sôi nổi bàn tán, ví dụ như người dân thường chia sẻ với nhau về sự xuất hiện thường xuyên của một ngôi sao chổi báo hiệu biến động. Trong thời gian ba năm ngắn ngủi (1908 – 1911), người dân khắp Trung Quốc đều không ngừng bàn tán về hồi kết của triều đại nhà Thanh.

Theo tác giả, con đường lạc lối vào giai đoạn cuối nhà Thanh là tất yếu, nhưng dĩ nhiên nhà cầm quyền thường không ý thức được. Có thể thấy rõ qua những cuốn nhật ký, thư từ… của những người nắm quyền thời đó để lại không có ai nghĩ đến việc triều Thanh sẽ sụp đổ. Toàn bộ những ghi chép của họ chỉ thấy bàn chuyện ăn uống, lễ nghi làm người xem tưởng như thời đại đang rất phồn thịnh.

Hay trong cùng thời điểm, một bài báo khác cũng được nhiều người thi nhau chia sẻ trên mạng, bài viết có tên “Biến cố Quý Dậu: Quan viên chỉ thụ động ngồi chờ biến động” được đăng trên trang mạng của Ủy ban Kỷ luật Trung ương.

Theo bài viết, “biến cố Quý Dậu” vào mùa thu năm 1813 là cột mốc đánh dấu quá trình suy thoái của triều nhà Thanh. Theo bài viết, vào thời điểm đó nhiều bài ca dao dân gian có nội dung chính trị đã báo hiệu cục diện lịch sử, đây cũng là hiện tượng thường thấy trong lịch sử Trung Quốc. Quan viên các cấp dù biết tình hình nhưng họ cứ như “những vị khách trong nhà.”

Tất cả đều như những người đang ngủ say, và tất yếu là cục diện sụp đổ ngày càng tăng tốc, những tai họa liên tục giáng xuống. Trong toàn cảnh sụp đổ của tòa lâu đài lịch sử triều Thanh thì biến cố Quý Dậu có thể xem là cột mốc đầu tiên. Nguyên nhân ở đây là: Các quan viên đều chỉ thụ động ngồi chờ sự cố nổ ra!

Cơ hội chuyển đổi trong hòa bình

Ngày 6/12/2015, bài viết “Thời kỳ suy tàn của ĐCSTQ: Phương thức và kẻ đạo diễn” đăng trên tờ Chinese News cho rằng, biến động chính trị của Trung Quốc cũng có thể trôi qua trong hòa bình.

Bài báo cho rằng, nếu thế lực cầm quyền hiện nay tận dụng cơ hội để thực hiện chuyển đổi thể chế chính trị, chủ động từ bỏ con đường độc tài Đảng Cộng sản thì xã hội Trung Quốc sẽ chuyển hóa trong hòa bình.

Theo Secretchina

Tinh Vệ biên dịch

(Đại Kỷ Nguyên VN

So sánh thái độ học hỏi nước ngoài của Trung-Nhật

So sánh thái độ học hỏi nước ngoài của Trung-Nhật

Print Friendly

mk_map_of_east_asia

Tác giả: Hư Châu (Trung Quốc) | Biên dịch:  Nguyễn Hải Hoành

Nhật Bản có rất nhiều cái để Trung Quốc học, trong đó thái độ học tập của họ là cái đặc biệt đáng học.

Thái độ học tập khiêm tốn cẩn thận của Nhật Bản không xa lạ gì đối với Trung Quốc. Từ đời Hán trở đi, sự giao lưu văn hóa Trung Quốc-Nhật Bản dần dần tăng cường; thời nhà Tùy, nhà Đường, các sứ thần Nhật Bản nối tiếp nhau vượt biển sang Trường An [kinh đô Trung Quốc thời ấy].

Trước nền văn hóa Hán xán lạn, người Nhật mở to mắt và say sưa học văn hóa Hán. Không những họ bê nguyên xi về Nhật toàn bộ các điển chương, thể chế, văn hóa tư tưởng, phong tục tập quán của Trung Quốc mà cả đến chữ Hán họ cũng cứ thế mà dùng không sai một tý nào – chữ Katakana sau này người Nhật sử dụng tuy có khác với chữ khối vuông [của Hán tự] nhưng thực ra là dùng bộ thủ của chữ khối vuông.

Có thể nói đó là thời kỳ Nhật Bản toàn bộ Hán hóa, không những văn hóa Hán là “dụng”, mà cũng là “thể”. Xã hội Nhật bắt đầu phát triển trên quỹ đạo văn hóa Hán. Bốn đảo hoang dại của nước Nhật [4 hòn đảo lớn Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku] làm nên phần lãnh thổ chính của nước Nhât, ra sức học Trung Quốc, một nước lớn văn hóa phong phú đa dạng. Về chuyện người Nhật không ăn Tết Trung thu như người Trung Quốc thì chẳng qua là do Trung Quốc đời nhà Đường còn chưa quy định lấy ngày 15 tháng 8 trăng tròn làm ngày Tết mà thôi. Điều đó chỉ nói lên Nhật Bản nhắm mắt theo đuôi mà học, không cắt xén chút nào. Sách “Thiên công khai vật”[1] thất truyền ở Trung Quốc sau phát hiện thấy ở Nhật là thí dụ chứng tỏ việc Nhật học Trung Quốc cho tới đời nhà Minh vẫn không bỏ sót bất kể thứ gì dù lớn dù nhỏ.

Người thạo học hỏi có một đặc điểm là biết chọn thầy.

Sau hai nghìn năm chuyên tâm học Trung Quốc, Nhật Bản phát hiện ra một ông thầy còn cao minh hơn Trung Quốc – đó là phương Tây.

Điều thần kỳ ở chỗ phương Tây vốn là kẻ thù không mời mà tự đến gõ cửa quốc môn luôn luôn đóng chặt của nước Nhật. “Dĩ địch vi sư” [coi kẻ địch làm thầy] thật là thần kỳ. Điều thần kỳ hơn nữa là trong lần “Dĩ địch vi sư” này, người Nhật học phương Tây với tinh thần hăng hái hơn nhiều so với ngày xưa học Trung Quốc.

Đô đốc Matthew C. Perry chỉ huy hạm đội Mỹ mở toang cánh cổng quốc môn Nhật Bản [năm 1854] chính là người đầu tiên mang văn minh phương Tây đến cho nước này. “Nơi Hạm trưởng Perry lên bờ” trở thành tấm bia kỷ niệm vĩnh viễn.

“Thoát Á nhập Âu” trở thành tọa độ học tập và phương hướng tiến lên của nước Nhật sau khi họ so sánh hai nền văn minh Đông và Tây. Một số người Nhật cực đoan nhất còn cổ súy dân Nhật lấy vợ lấy chồng người Âu Mỹ nhằm thay đổi huyết thống Nhật Bản.[2]

Có thể nói đây là thời kỳ nước Nhật toàn bộ Tây hóa, không những “Tây học vi dụng”, “Tây học vi thể” mà còn làm cho Nhật trở thành một nước phương Tây theo tiêu chuẩn phương Tây. Vì thế tư tưởng, chính trị, kinh tế văn hóa Nhật được cải tạo khá triệt để.

Đảo nhỏ phương Đông vốn dĩ bế quan tỏa cảng này loáng một cái đã trở thành nước lớn phương Tây chen vai thích cánh giữa các cường quốc Âu Mỹ  –  chẳng những là đệ nhất cường quốc châu Á mà còn tranh đua với liệt cường Âu Mỹ, cố tranh lấy ngôi thứ nhất, thực hiện giấc mơ “Phương Tây có Anh Quốc, phương Đông có Nhật Bản”. Trước tiên đánh bại nước Nga trong cuộc chiến tranh Nhật-Nga [1904-1905, trận hải chiến Tsushima 1905, hạm đội Nga bị tiêu diệt], sau đó trong đại chiến II đánh thiệt hại nặng quân đội Mỹ Anh, dàn tư thế cùng nước Đức xâu xé thế giới ở hai miền Đông Tây.[3]

Nhưng Nhật Bản sinh không gặp thời; thời đại chia cắt thế giới đã qua từ lâu. Giấc mơ cùng nước Đức phân chia thế giới bị quân đội Đồng minh đánh cho tan thành mây khói.

Người Nhật giỏi khoản học hỏi chuyến này phát huy tinh thần “Dĩ địch vi sư” lên tới cực điểm, chẳng những tổng kết sai lầm liên minh với Đức tranh bá thế giới mà còn không chút do dự trở lại truyền thống cũ liên kết với Anh Quốc, coi nước Mỹ là thầy tốt bạn hiền, bình tâm tiếp nhận sự chiếm đóng và bản hiến pháp hòa bình của quân đội Mỹ.

Việc ngoan ngoãn học Mỹ đem lại kết quả kinh ngạc: nền kinh tế Nhật nhanh chóng phục hồi và phát triển nhanh. Đứng lên từ đống tro tàn sau thất bại trong đại chiến II, Nhật Bản chỉ dùng thời gian nửa thế kỷ đã vượt qua tất cả các nước lớn châu Âu về sức mạnh kinh tế, trở thành số Hai thế giới chỉ sau Mỹ.

Trong đại chiến II, quân đội Mỹ không chỉ tiêu diệt tinh hoa của quân đội Nhật mà còn ném xuống Hiroshima và Nagasaki hai quả bom nguyên tử duy nhất loài người cho tới nay từng sử dụng. Hiện giờ quân đội Mỹ vẫn đóng trên đất Nhật, tàu chiến Mỹ vẫn đậu tại các cảng Nhật, thế mà Nhật không coi quân đội Mỹ là kẻ chiếm đóng, kẻ xâm lược. Điều đó không phải là do nhu cầu chiến lược cần quan hệ tốt với Mỹ mà là do chiến lược phát triển của Nhật đi theo con đường của Mỹ.

Lão Tử nói: “Tri nhân giả trí, tự tri giả minh, thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường” Nhật Bản vừa có cái sáng suốt của sự tự biết mình [tự tri giả minh], lại có cái khôn ngoan của kẻ hiểu biết người khác [tri nhân giả trí]; trước mặt nước Mỹ, nước Nhật là cậu học trò nhỏ thành kính. “Tự thắng giả cường” [kẻ tự thắng chính mình thì có sức mạnh] đã làm nên kỳ tích Nhật Bản, thực hiện trọn vẹn giấc mơ của họ.

Nhưng dù trải qua nhiều thăng trầm thì Nhật Bản vẫn cứ là Nhật Bản, vẫn mặc bộ Kimono, vẫn trải chiếu hoặc nệm ngủ trên sàn nhà , luyện thư pháp, thưởng thức và bình phẩm trà đạo, dùng chữ Katakano, thăm núi Fuji, không thoát khỏi châu Âu mà trở lại châu Á, là “quả chuối vỏ vàng ruột trắng” chỗ nào cần “trắng” thì đã “trắng”, chỗ nào cần “vàng” thì vẫn cứ “vàng” chứ không biến thành cây kem trắng từ trong ra ngoài.

***

Trung Quốc khác xa Nhật Bản.

Xưa nay tự cho mình là thiên triều thượng quốc, Trung Quốc chưa từng có yêu cầu học tập và quá trình học tập như Nhật Bản.

Các tiểu huynh đệ xung quanh [ý nói các nước nhỏ xung quanh Trung Quốc] quả thật chưa giúp gì lớn cho Trung Quốc: Trương Khiên đến Tây Vực [các nước ở phía Tây Trung Quốc] chẳng qua chỉ mang về được một số giống ngựa tốt, giống rau quả củ hạt mới, và nhạc khí ca múa, chỉ là những thứ thuộc phạm trù vật phẩm sử dụng để thêm thắt cho đời sống hàng ngày chứ không liên quan tới chủ thể văn hóa tư tưởng của quốc gia.

Phật Pháp truyền sang phía Đông, tư tưởng Thích Giáo [tức đạo Phật] do Đường Tăng mang về sau chuyến Tây Du chỉ là một phần bổ sung cho chủ thể văn hóa tư tưởng truyền thống Trung Hoa, tuy có thể thêu hoa trên gấm nhưng chưa đủ khả năng lấn át chủ thể [ý nói Nho giáo của Trung Quốc].

Còn chuyến viễn dương biển Tây của Trịnh Hòa hoàn toàn chỉ là hư trương thanh thế, ngoài việc làm vui lòng các hoàng thân quốc thích và mang về một số của quý vật lạ cho các quan lại quyền cao chức trọng ra thì chẳng có bất kỳ thu hoạch nào, vừa vô ích đối với sự “dụng” cho đời sống lại càng không giúp gì cho cái “thể” của văn hóa tư tưởng.

Nhưng nếu Trịnh Hòa thám hiểm của quý biển xa tay trắng mà về, thì tiếp đó các nhà truyền giáo châu Âu trải qua lễ rửa tội của cuộc Phục hưng Văn nghệ lại nhân thắng lợi của Christopher Columbus cưỡi thuyền vượt biển phát hiện châu Mỹ mà không ngại đường xa muôn dặm đem của báu văn minh phương Tây đến cho Trung Quốc.

Thế nhưng ngoài những thứ lương thực cứu mạng như khoai lang, khoai tây, ngô họ đem đến rồi được trồng rộng rãi ở Trung Quốc và phương pháp tính lịch thiên văn được áp dụng ngay, thì các thứ khác như tư tưởng, văn hóa, thành tựu khoa học của phương Tây đều bị Trung Quốc cấm cửa.

Trung Quốc chỉ dùng ngay, học ngay thứ gì có thể dùng được trong đời sống, nhưng những thứ ấy chẳng có ảnh hưởng gì đáng kể đối với chủ thể văn hóa tư tưởng của Trung Quốc.

Đến thập niên 40 thế kỷ 19, cánh cổng lớn của nước Trung Hoa bế quan tỏa quốc, ngu muội lạc hậu bị tàu chiến súng lớn của Anh Quốc mở toang. Nguy cơ vong quốc diệt chủng trở thành thanh gươm Damocles treo trên đầu đại đế quốc già nua. Thiên triều thượng quốc xưa nay chưa từng học ai nay buộc phải học tập kẻ thù không đội trời chung.

Nếu cung cách “Dĩ địch vi sư” của Nhật Bản – một nước có nền móng văn hóa tư tưởng nông cạn – là đi theo con đường của “địch”, thì cung cách “Dĩ địch vi sư” của Trung Quốc có truyền thống văn hóa tư tưởng thâm hậu là mượn lực của “địch” để đi con đường cũ của mình.

Cho nên Nhật Bản cảm ơn đô đốc Perry người đầu tiên đặt chân lên nước Nhật; còn Trung Quốc thì căm giận lũ man di người Anh đã mở cánh cửa lớn của mình; cho tới ngày nay Trung Quốc vẫn còn nghiến răng nghiến lợi.

Đây là sự lựa chọn lịch sử. Anh Quốc đúng là kẻ xâm lược Trung Quốc, có thể nói chắc rằng trong chiến tranh không thể tránh được chuyện đốt nhà giết người cướp của. Bắt đầu từ đó Trung Quốc rơi vào cảnh nửa thuộc địa, Trung Quốc có đầy đủ căn cứ để căm thù Anh Quốc.

Song lịch sử ngu dốt lạc hậu của Trung Quốc trì trệ lâu đời cũng bắt đầu hạ màn khi quân đội Anh mở toang cánh cổng lớn của Trung Quốc.

Không có ngoại lực tác động vào mà chỉ dựa sức mạnh của bản thân thì chưa biết đến bao giờ Trung Quốc mới có thể mở được một trang sử mới, tiến sang một cuộc sống mới. Trung Quốc cũng có đầy đủ lý do để cảm ơn nước Anh.

Thực chất của nghịch lý lịch sử này là nên lựa chọn chế độ chuyên chế của hoàng đế hay chọn tiến bộ xã hội? Trung Quốc đã chọn hoàng đế.

Kiểu “Dĩ địch vi sư” của Trung Quốc không phải là sự lựa chọn chiến lược phát triển, đi con đường lịch sử thành công của “địch” để thực hiện phát triển đất nước, bảo đảm nhân dân hạnh phúc; mà là sự lựa chọn thủ đoạn có tính sách lược, đánh bại kẻ địch, vượt qua khó khăn, nhằm mục đích bảo đảm kiên trì và tiếp tục “Pháp thống”, “Đạo thống”, “huyết thống”, “bại thống”.

Kiểu “Dĩ địch vi sư” này chỉ học cái “hình”, không học cái “thực”, học cái “dụng” mà không học cái “thể”, tinh túy của nó là “Trung [Trung Quốc] học vi thể, Tây học vi dụng”.[4]

Do vậy cùng với thời gian, “hình” cũng học, “dụng” cũng học, nhưng do không học “thực” chất, không học “thể” chế của quốc gia, dù cách mạng thế nào, dù cải cách ra sao, phát triển đi, phát triển lại, nhà nước và nhân dân cứ mãi mãi ở dưới sự kiềm chế của cá nhân kẻ thống trị hoặc tập đoàn kẻ thống trị, cứ mãi bị chi phối bởi lợi ích của bọn chúng.

Cuộc cải cách của vương triều Mãn Thanh rồi Cách mạng Thái Bình Thiên Quốc là thế. Lòng yêu nước của Nghĩa Hòa Quyền[5] là như vậy, các cuộc cách mạng và cải cách của các nước cộng hòa[6] sau Cách mạng Tân Hợi cũng thế cả.

Học đi học lại là học cho thành ta, trở về cái bộ dạng cũ. Trung Quốc luôn luôn oán trách thầy bắt nạt trò, không nhìn thấy những vị học trò [ý nói Trung Quốc] chỉ muốn làm thầy. Cho nên kể từ Phong trào Dương Vụ[7] trở đi, Trung Quốc “dĩ địch vi sư” học phương Tây lâu đến nửa thế kỷ; từ Cách mạng Tân Hợi trở đi, Trung Quốc cũng học như vậy đã ngót 50 năm.

Từ Cải cách mở cửa đến nay học phương Tây lâu tới ba chục năm thế nhưng Trung Quốc vẫn là nước đang phát triển lớn nhất.

Nói làm kinh tế thị trường thế mà tại thị trường rộng 9,6 triệu cây số vuông lãnh thổ cộng 1,3 tỷ dân này nhu cầu trong nước vẫn cứ chưa đủ, lại phụ thuộc nhiều vào thị trường ngoài nước.

Nói kiên trì xã hội chủ nghĩa thế mà lại phát triển thành “đô thị như châu Âu, nông thôn như châu Phi”; phân hóa giàu nghèo ngày càng gay gắt.

Nói phát huy dân chủ XHCN mà quyền lực tuyệt đối lại ngày một tuyệt đối, chống tham nhũng càng chống lại càng tham nhũng.

Hữu danh vô thực, cùng tên mà thực chất lại khác, thành tựu chẳng thể nào sánh nổi với Nhật Bản.

Học thái độ học tập “dĩ địch vi sư” của Nhật Bản, có lẽ “dĩ Nhật vi sư” mới thật sự là con đường hữu hiệu giúp ta [tức Trung Quốc] thoát ra khỏi cảnh khó khăn.

“Dĩ Nhật vi sư” không dễ. Trước tiên phải vượt qua hai trở ngại tâm lý:

1) Tâm lý coi thường Nhật hình thành trong lịch sử lâu dài, Đại Nhật Bản tự đánh giá cao trong mắt người Trung Quốc vẫn là Tiểu Nhật Bản [còn có nghĩa khinh bỉ là Nhật lùn].

2) Tâm lý thù ghét Nhật do nước này từng gây ra cho Trung Quốc nhiều đau thương trong chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Nhưng phải hỏi xem sự xâm lược ấy làm cho Trung Quốc ngu dốt lạc hậu bần cùng hay là do tình trạng Trung Quốc như vậy mà bị xâm lược? Nếu là do nguyên nhân sau thì biện pháp tốt nhất tránh tái diễn lịch sử không phải là dẫm đạp kẻ địch mà là phát triển bản thân.

Phải vượt qua hạn hẹp “dĩ địch vi địch”, tiến tới “dĩ địch vi sư” – điều đó rất khó, vì trên cánh đồng hoang tinh thần của Trung Quốc chỉ sẵn có loại cây gai “dĩ hữu vi địch”.

Một thí dụ điển hình là thái độ đối với Mỹ. Trong Thế chiến II Mỹ dẫn đầu các nước hủy bỏ tất cả các hiệp ước bất bình đẳng từng ký với Trung Quốc, ủng hộ đến cùng cuộc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc, việc Mỹ tiêu diệt bộ đội tinh nhuệ của phát xít Nhật đã trực tiếp giúp Trung Quốc kháng chiến thắng lợi, lẽ ra Mỹ nên là đồng minh tin cậy và bạn tốt nhất của Trung Quốc.

Thế nhưng chúng ta đã làm ngược lại. Khi Đại sứ Mỹ muốn liên hệ với chính phủ Tân Trung Quốc [ý nói chính quyền Mao Trạch Đông] thì chúng ta đuổi họ về. Tiếp đó hai chục năm chĩa súng vào nhau “dĩ hữu vi địch”; rốt cuộc buộc phải trở lại hòa hảo với ông bạn bị coi là địch, và coi một ông bạn sống chết có nhau với mình là kẻ thù.[8]

Kiểu suy nghĩ thực dụng hoàn toàn xuất phát từ thủ đoạn sách lược ấy biến hóa khôn lường, thiếu quy hoạch lâu dài về chiến lược phát triển là nguyên nhân căn bản khiến Trung Quốc phạm sai lầm “dĩ hữu vi địch”, cũng là trở ngại lớn cho “dĩ địch vi sư”, đó là thứ trước hết cần được khắc phục trong lần học tập Nhật Bản này.

Ngoài ra cũng cần thấy Nhật Bản chưa phải là hoàn mỹ; ngay thái độ “dĩ địch vi sư” của họ cũng có lệch lạc: Nhật vốn không có truyền thống sáng tạo văn hóa tư tưởng nhưng do nóng ruột đuổi và vượt nên họ thường lấy phát minh sáng chế của người khác về học tập và áp dụng mà thiếu tư tưởng sáng tạo nhận thức thế giới và công nghệ sáng tạo ban đầu, cho dù ngày nay họ đã có nhiều giải Nobel nhưng Nhật vẫn chưa thể có tác dụng quyết định thúc đẩy kinh tế phát triển như các nước Anh Mỹ.

Phương Đông coi trọng tập thể chưa thể so đọ được với phương Tây coi trọng tự chủ của cá nhân. Vấn đề này có tính phổ biến ở Nhật; Trung Quốc cũng không ngoại lệ./.

Nguyễn Hải Hoành  lược dịch và ghi chú từ website “Học thuật Trung Quốc”

– See more at: http://nghiencuuquocte.net

Tiếp tục đọc

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh – đôi dòng cảm nhận

– Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh – film review. 5 -10 -2015

Tối hôm nay mua vé đi xem ” Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của nhà sản xuất Galaxy. Rạp không trống ghế nào và các buổi khác trong ngày qua màn hình phòng vé cũng luôn hết chỗ trước tới trên 3,4 tiếng đồng hồ. Sơ bộ cũng thấy phim sẽ bội thu, thậm chí đạt mức kỷ lục.
Phim mang phong vị trữ tình đồng quê tươi đẹp và tâm hồn trẻ thơ mơ mộng trong sáng nhưng cũng có ngỗ ngược, dại khờ, tinh nghịch…
Cái đẹp của phim là phong cảnh và tình cảm anh em, gia đình, làng xóm
Cái khác của phim giữa nhiều phim Việt Nam hiện nay là không khai thác những chuyện hiện đại hào nhoáng đô thị đương thời mà như một hoài niệm tuổi thơ nông thôn một miền Trung Trung Bộ nghèo khó những năm trước 2000.
Phim cũng không tập trung vào kịch tính then chốt nào và lối kể cổ điển mà chỉ bám theo 4 nhân vật trẻ thơ ( Thiều, Tường, Mận, Nhi ) để mô tả những khoảnh khắc trải nghiệm gia đình, trường học, bạn bè, đồng ruộng nơi các em sinh ra và đang tuổi thiếu nhi. Qua những trải nghiệm nho nhỏ đó mọi buồn vui và kỷ niệm tuổi thơ hiện lên rất đáng nhớ và thân thương.
Thành công phòng vé của phim có lẽ ở chỗ nó là một món khác lạ khéo diễn tả cho khẩu vị khán giả trẻ đô thị cộng với hiệu ứng truyền thông theo cuốn truyện cùng tên khá nổi, lại ra rạp kịp lúc mùa thời tiết đẹp. Còn sức nặng nghệ thuật cũng như ý nghĩa tư tưởng của phim dường như mới chạm mức khá, tương đương bản thân cuốn truyện mà nó chuyển thể. Nhưng với phim tư nhân lâu nay, được như vậy cả về thương mại và nghệ thuật cũng là kết quả rất đáng khích lệ

Song:

Trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” có gần như hoàn toàn điều kiện cần và đủ: chất liệu văn học khá vững, kinh phí đầu tư và hợp tác của các phía: nhà nước tài trợ ( hoặc đặt hàng chi đó), hãng tư nhân bề thế chủ trì tài lực. Lại thêm bối cảnh tự nhiên căn bản ở một địa điểm quay duy nhất chỉ cần tu chỉnh tạo tác thêm chút ít. Cộng với thiết bị hiện đại và ekip chuyên nghiệp với kiến thức và kinh nghiệm điện ảnh hiện đại thời hội nhập.
Tuy xem xong để lắng lại, quả tình thấy phim cũng có ưu điểm về công nghệ kỹ thuật quay phim như nhiều phim khác nhưng phim mới đạt tầm phai phải về nội dung. Những cảnh quay toàn rộng và cả 360 độ bằng Flyingcam tạo được mãn nhãn, được cảm xúc khoáng đạt về không gian ngoại cảnh ( tương đương phim ” Trùm cỏ” vừa chiếu cùng lúc). Song tông mầu và độ nét phim nhiều đoạn nội và cả ngoại cảnh có lẽ chưa chuẩn nếu so với phim Mỹ hay châu Âu
Dường như còn thiếu cái gì đó tạm gọi là sâu sắc đánh động trí não khán giả. Hết phim, hầu như chẳng ai bàng hoàng, sững sờ hay xa xót ( tức có ấn tượng mạnh) về các số phận cảnh đời mà phim tái hiện. Ngoài cái nghèo khổ bình thường của một vùng nông thôn miền Trung Trung Bộ thời đèn dầu những năm 1990 cũng bình thường tất nhiên vậy thôi – bà con nông dân tuy nhà cửa tiện nghi đơn sơ song cũng còn no lành cả, nhân vật chẳng ai má hóp đít tóp hay chạy ăn từng bữa, lũ lụt nắng mưa đau ốm xưa nay vẫn vậy – có cái gì đó cần bật lên lướt trôi đi mất sau những thơ mộng trữ tình nhẹ nhàng pha chút thơ ngây ngồ ngộ cổ tích “chẳng chết” ai. Cho dù gần cuối phim cũng diễn tả một sự cố: vì làm xiếc lái mô tô bay nên người mẹ của Nhi ngã chết, khiến em bị tâm thần khùng điên mãi mới tỉnh nhưng tình tiết phụ này có vẻ khiên cưỡng – pha chế cứ trượt ra khỏi mạch chuyện.
Đương nhiên không thể đòi hỏi nhà sản xuất, tác giả kịch bản và đạo diễn cùng ekip phim này ( có thể bởi chưa dầy trải nghiệm sống nông thôn trước đây, vốn quen làm thương mại giải trí, vốn “sướng”…Hoặc có thể tâm thế quá mức bảo toàn cho nó lành/ là cái mà nhà nghệ sỹ đích thực lúc say mê thường bỏ qua vì nghệ thuật… Hoặc nệ truyện mà thiếu sáng tạo bổ khuyết…) làm khác đi tức khơi sâu vươn tới tầm tư tưởng sâu xa khi hội đủ điều kiện may mắn như thế.
Chỉ nghĩ hơi tiếc cho điện ảnh Việt Nam dù gặp trường hợp thuận lợi gần như hoàn hảo cả kinh tài vật lực, thời gian chuẩn bị ( 3 năm) và kỹ năng tay nghề thiết bị hiện đại cập nhật quốc tế ( tầm trung Hollywood ) vẫn không bứt phá tới mức gây bùng nổ, thăng hoa để tới tầm tác phẩm ưu hạng chứa đựng giá trị hiện thực xã hội tiêu biểu về ký ức nông thôn năm xưa. Và vì thế cũng khó tiệm cận tới vòng trong các Liên hoan phim quốc tế lớn thường nhìn nhận nghệ thuật qua chiều sâu tư tưởng bên cạnh yêu cầu tất nhiên chuẩn cao về công nghệ – kỹ thuật cũng như tay nghề chuyên nghiệp. Tức là chưa vội mừng khi phim hút khách, khi phim có nội dung tốt, lành… góp phần định hướng giáo dục tâm hồn nhân cách trẻ em… mà nên chân thành cầu thị.
Tôi viết bài này hoàn toàn với cảm nhận độc lập khách quan vô tư, ngoài vòng thân sơ, không phụ thuộc dư luận, không đọc các film review online kẻo ảnh hưởng… Cũng là ghi ra kẻo lâu quên quên mất (!)
Tiếp tục đọc

Vua bịp Pháp trên cao nguyên

Vua bịp Pháp xưng vương trên cao nguyên đất Việt

Hoàng Đế Marie Đệ Nhất của xứ Mọi Sédang.

Triệu Phong

Trong khoảng thời gian từ 1888 đến 1890, khi nước ta đang xảy ra các biến cố như vua Hàm Nghi bị Pháp bắt lưu đày sang Algeria thuộc Pháp, Đồng Khánh băng hà và Thành Thái lên thay, một người Pháp nhờ thuyết phục được các bộ lạc dân thiểu số sống rải rác ở vùng cao nguyên, tự xưng làm hoàng đế, lấy vương hiệu là Marie Đệ Nhất. Câu chuyện bấy giờ gây rúng động không những đối với chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam mà còn gây náo động đến cả dư luận bên Âu Châu.

* * *

Con người kỳ lạ này tên thật là David Auguste-Jean-Baptiste-Marie-Charles. Ra đời vào ngày 31 Tháng Giêng năm 1842 tại Toulon, Var, thuộc vùng Provence-Alpes-Côte d’Azur nước Pháp. Charles là con trai thứ trong gia đình có bốn người con của ông Léon-Jacques-Albert-David, một sĩ quan hải quân và bà Marie-Anne-Marguerite Baptiste Thunot, con gái một đại tá chỉ huy lực lượng phòng vệ quốc gia. Người anh đầu tên Romaric mất năm 1915, hai người em trai kế là Henri và Raymond đều mất lúc còn trẻ. Bốn anh em từ nhỏ đã theo cha lên Paris sinh sống và được giáo dục tại đây.

Năm 1859, Charles gia nhập quân đội, ngành kỵ binh, bốn năm sau làm đội trưởng một đội thiết giáp ở Versailles. Thấy đời sống quân ngũ ở đây không thích hợp với bản tính phiêu lưu của mình, Charles ghi danh vào đoàn kỵ binh Nam Kỳ mới được Đô Đốc Bonnard thành lập. Đại đội này gồm lính kỵ binh Pháp đang đóng trên các thuộc địa. Trong thời gian ở Nam Kỳ, Charles từng tham dự một vài cuộc hành quân rồi trở về Pháp vào năm 1868 và được giải ngũ. Năm sau tại Toulon, ông kết hôn với cô Marie Francisca Avron, con gái của một cựu đại tá. Chiến tranh Pháp Đức bùng nổ, Charles gia nhập một tiểu đoàn lính cơ động ở Var. Nhờ quá trình binh nghiệp trước đây, ông được thăng làm đại úy chỉ huy một trung đoàn cơ động, rồi về bộ tham mưu quân đoàn. Ông được huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh là huy chương cao nhất của Pháp, nhờ chỉ huy một trận đánh ở cầu Conlie vào Tháng Hai, 1871, mà phía ông chỉ có ba lính bị thương. Hết chiến tranh, mặc dù rất muốn lưu lại trong quân đội nhưng ông vẫn bị buộc phải giải ngũ. Không chức tước, không khả năng chuyên môn, Charles không còn chi ngoài cái mã cao ráo, đẹp trai. Cuộc chiến kết thúc cũng chấm dứt luôn cuộc sống phẩm giá và lương thiện. Charles David trở thành một con người khác.

Cuộc đời mới

Sau vài lần vật lộn mưu sinh, năm 1874, ông mở một ngân hàng nhỏ nhưng được một thời gian phải tuyên bố phá sản vì bị kiện tội lừa bịp. Cuối cùng, mặc dù được miễn tố nhưng ông vẫn tìm cách chuồn ra nước ngoài cho chắc ăn. Vào cùng năm, Charles đáp tàu thủy trực chỉ Java, một đảo lớn của Indonesia. Trên tàu, ông gây được niềm tin của một thanh niên người Pháp đang trên đường sang Java tìm gia đình. Ông tả oán rằng ông bị mất sạch hết tiền bạc đem theo. Mủi lòng, khi đến nơi vào Tháng Chín 1883, người thanh niên này dẫn ông đến gặp cha, một công chức hỏa xa ở Probolingo. Tại đây ông được cho lưu trú và mọi chi phí đều do những người đồng hương tốt bụng này đài thọ. Hai tháng sau, chính quyền Java trục xuất Charles David vì có nhiều đụng chạm với cư dân địa phương và bị họ khiếu nại. Ông được bố thí cho một vé tàu thủy hạng ba để trở về cố quốc. Thế là một lần nữa ông lại lang thang trên thành phố Paris.

Vào thời gian này, Âu Châu đang trong giai đoạn cách mạng kỹ nghệ, cần tìm kiếm cao su để khai thác. Đi đâu, gặp ai, Charles cũng khoe mình đã từng trông thấy những cánh rừng có cây cao su. Cuối cùng ông được Bộ Trưởng Bộ Công Cộng Pháp ủy thác cho việc nghiên cứu khoa học tại vương quốc Hồi Atchem trên đảo Sumatra, hòn đảo lớn nhất của Indonesia. Nam Tước Sellière cấp cho ông ngân khoản 2,000 đồng franc. Từ Toulon, ông lên đường cùng với em trai là Henry và ông Vésine-Larue trên một chiếc tàu vận tải. Nửa chừng, Larue tách riêng khỏi đoàn sau khi nghe một số người vạch trần bản chất không tốt của Charles. Lúc tàu dừng ở bến Sài Gòn vào ngày 23 Tháng Năm 1885, hai anh em cũng xuống bến luôn. Từ đây Charles David tự xưng mình là Nam Tước David de Mayréna.

Nam Tước de Mayréna

Vừa xài hết số tiền, Mayréna nghe tin Hội Đồng Thuộc Địa Đông Dương loan báo cấp thưởng nhiều ngàn franc cho kiều dân nào có ý định khai thác loại cây có mủ cao su. Mayréna khai đã từng thử dùng dao rạch lên thân cây và trông thấy thứ mủ này chảy ra tại vùng đất của người Mọi ở Bà Rịa. Thế là ông được giao cho việc hướng dẫn một toán khảo sát gồm 15 tay súng đi đến đó bằng tàu sà lúp, để kiểm tra lại. Dĩ nhiên sau chuyến đi, phái đoàn trở về tay không, vì thực sự có bao giờ Mayréna đã đến nơi này đâu mà tìm cho thấy những cây này. Mayréna mua một mảnh đất ở Thuận Biên, Bà Rịa, đặt tên là đồn điền Sainte-Marguerite. Mayréna gửi thư cho Hội Đồng Thuộc Địa khoe đã gieo trồng được 2,000 hột giống cây cao su và đang tiếp tục tìm kiếm thêm ở vùng đất Mọi, đồng thời phản bác những lời cho là đồn đại nói xấu về ông. Trong khi đó ở Pháp, Bộ Trưởng Bộ Công Cộng ký giấy giải tán đoàn thám hiểm ở Atchem, vì chính quyền Sumatra xác nhận ông Mayréna chưa hề đi đến đây. Tới lúc này người em trai là Henry đã tỏ ra quá chán ngán cái xứ Nam Kỳ nên một mình lên tàu trở về Pháp.

Tháng Năm 1887, tỉnh Bà Rịa gửi giấy thông báo cho lệnh lục soát nhà của Mayréna vì nghi ngờ ông buôn lậu vũ khí. Tại đây toán thanh tra gặp một phụ nữ bản xứ tên Lê Thị Bền, trước đây làm nghề bán hột vịt lộn ở Chợ Cũ, Sài Gòn, đang sống trong căn nhà. Mayréna đi vắng chỉ để lại giấy, dặn bà vợ Việt này phải tuân theo lời của các thanh tra. Kết quả khám xét họ chỉ tịch thu được 12 cây súng và một số đạn. Biên bản ghi, có thể đây là những vũ khí dùng cho cuộc khảo sát trước đây.

Tháng Giêng 1888, Mayréna lại gửi thư cho tân Toàn Quyền Constans lá đơn xin đi khảo sát tại vùng người Mọi sống độc lập ở phía Bắc tỉnh Bình Định, nằm giữa An Nam (tên gọi miền Trung Việt Nam dưới thời nước ta bị Pháp chiếm làm thuộc địa) và sông Mê Kông, khoe rằng đã từng sống hai năm ở trong rừng với người Malaysia. Đơn này nhờ được ông phó toàn quyền chuyển đi nên chấp thuận. Sự việc sở dĩ dễ dàng vì ai ở Nam Kỳ lúc bấy giờ cũng muốn tống khứ ông đi đâu đó cho khuất mắt. Ông được cấp mấy trăm đồng franc và 15 lính mã tà. Ngoài ra cùng đi còn có một kiều dân Pháp tên Alphonse Mercurol, hai phụ nữ Việt (có thể là vợ lẻ của hai ông Tây), cùng bốn nhà buôn người Hoa. Mercurol cũng từng đi lính và đã được giải ngũ, đương sự là một người hung bạo, không việc gì lại không dám làm. Lần này đi theo Mayréna vì chưa xoay xở được cách sinh nhai nào khác. Tháng Ba 1888, đoàn người đáp chiếc Hải Phòng đi ra hướng Bắc. Vận may cho Mayréna, trên tàu có sự hiện diện của ông Toàn Quyền Constans và ông bí thư Klobukowski. Tàu dừng ở vịnh Quy Nhơn vào ngày 16 Tháng Ba. Trước khi xuống tàu, Mayréna được ông Klobukowski trao cho bức thư gửi gấm và giới thiệu. Mayréna biết sẽ làm gì với nó sau này, mặc dù đây chỉ là lá thư tầm thường mà bất kỳ công chức nào cũng có thể tiến cử cho bất kỳ ai để họ đi mạo hiểm vào các rừng già của vùng Mọi vào năm 1888. Xứ Mọi ở dãy Trường Sơn vẫn còn là vùng đất bí ẩn (terra incognita), chỉ mới được các giáo sĩ Pháp khám phá vào năm 1849 và lập nên các vùng đất của người theo đạo Thiên Chúa. Ông E Navelle, quản trị vùng bản địa, đã từng đi xuyên qua vùng Mọi này vào năm 1884 và có viết lại một bài ký sự. Hai năm sau, Trung Úy Metz cũng đi lại theo sơ đồ của ông Navelle. Từ đó trở đi, ngoài các nhà truyền giáo, không người Âu nào khác thám hiểm vào vùng Mọi.

Người Mọi trên vùng thượng du.

Mayréna được ông Crochet, nhân viên chuyển vận đường biển đón tiếp niềm nở, kể cả ông Charles Lemire, Công Sứ tỉnh Bình Định, người bị tài nói phét của Mayréna đánh lừa. Cũng có thể do ông Lemire thấy được thư giới thiệu của ông Klobukowski nên mới nhiệt tình giúp đỡ cho cuộc thám sát của Mayréna. Với bộ vó cao ráo (1m82), bộ râu bạch kim rất đẹp, hai vai rộng và tài bẻm mép, cùng với mớ thư giới thiệu, đến đâu Mayréna cũng gặp mọi sự dễ dàng. Ngoài Mercurol, Mayréna còn tuyển được ông Paoli và ban cho chức hỏa đầu vụ. Ông này bán hết sản nghiệp gồm một tiệm ăn ở Qui Nhơn để đi theo. Mayréna cũng chiếm được cảm tình của Đức Ông Van Camelbeke khi đến thăm giáo xứ của ngài ở Long Sông và được ngài viết cho một thư giới thiệu đến các cha thuộc Hội Truyền Giáo Người Man Di (Mission des Sauvages). Vũ khí Mayréna có gồm 18 súng trường, 3 cạc bin, 4 súng lục và 2,500 viên đạn. Ngoài ra ông còn xin thêm được một thùng thuốc súng cũ thấy ở nhà một nhân viên quan thuế tại Qui Nhơn.

Ngày 21 Tháng Tư, 1888, đoàn thám hiểm khởi sự lên đường. “Nam Tước de Mayréna” mang súng colt ngồi trên con ngựa Ả Rập to lớn, theo sau là đoàn ngựa của toán kỵ binh gốc Phi Châu, rồi đến Mercurol, Paoli, hai phụ nữ Việt, bốn người Hoa, một thông dịch viên tên Phạm Văn San thuộc Sở Mật Thám Pháp, 18 lính mã tà từ Sài Gòn và 80 người phu khiêng vác hành lý. Mayréna còn được chính phủ thuộc địa cấp bốn trăm đồng franc. Ông Lemire, công sứ Qui Nhơn gửi Mayréna một lá thư cho biết ông vừa viết cho quan tổng đốc thuộc triều đình Huế để giới thiệu về công tác thám hiểm của ông Mayréna, yêu cầu quan tổng đốc ra lệnh cho quan phủ An Nhơn và quan kinh lý cai quản các vùng lãnh thổ khai thác thuộc địa đang trú tại An Khê, giúp ông Mayréna được mọi sự dễ dàng. Số 80 cu li đều do ông Lemire đích thân trưng tập. Đoàn người gặp rắc rối đầu tiên khi đi đến An Khê vào ngày 26 Tháng Tư. Tại đây một thiếu tá người Pháp chỉ huy quân đội, giữ an ninh tỉnh Bình Định không cho phép ông hỏa đầu vụ Paoli đi tiếp vì không có giấy thông hành. Đồng thời đám cu li bỏ mặc đồ khuân vác đi trở về vì bị đối xử tàn bạo và không được trả công. Cuối cùng đoàn người cũng đến được những làng Mọi đầu tiên. Họ tạm tá túc tại làng Kon Jari Tul của tù trưởng Pim. Ông này được sự hợp tác của các nhà truyền giáo và các sĩ quan ở Bình Định đã đi điều đình lập liên minh giữa các bản làng người Bahnar, Rơn Gao, Bahnam và Hadrong. Mục đích để ngăn chặn sự chống đối của người Giarai, vốn đang là vấn đề ở vùng cao nguyên thời bấy giờ.

Quốc kỳ nước Sédang.

Vương quốc xứ Mọi Sédang

Tại bản làng này, vì thiếu người khuân vác, “Nam Tước de Mayréna” viết cho cha Guerlach một lá thư xin được hỗ trợ, không quên kèm theo hai thư giới thiệu của Đức Ông Van Camelbeke. Vào lúc này Mayréna bắt đầu treo lên trước túp lều của mình lá cờ hiệu màu xanh có hình các con chuồn, đồng thời vào ngày 28 Tháng Tư, ký với các tù trưởng Hmot và Pim hai hiệp ước liên minh và thân hữu, trong đó ghi rõ người Mọi hoàn toàn tự do sống theo phong tục tập quán và tín ngưỡng của họ. Họ chỉ vâng phục người Pháp chứ không tuân theo người An Nam. Họ không phải nạp thuế gì cho chính phủ An Nam. Bù lại họ sẽ được người Pháp bảo vệ trong mọi trường hợp bị tấn công. Hiệp ước xác nhận có sự chứng kiến của ông Mercurol, thông dịch viên Phạm Văn San, ông Huỳnh Văn Tư, một người An Nam nói được tiếng Mọi tên Gambier. Trước sự kinh ngạc của Cha Guerlach và các nhà truyền giáo khác, Mayréna giải thích việc làm của mình chỉ là giữ danh dự cho nước Pháp. Ông nói ông sẽ tập hợp tất cả dân tộc thiểu số sống độc lập mãi đến tận bờ sông Mê Kông. Khi không có tuyên bố nào của các thế lực Âu Châu, ông sẽ trao quyền lại cho nước Pháp, bù lại ông sẽ đòi quyền thừa hưởng các mỏ vàng. Để Cha Guerlach yên lòng, Mayréna khoe thêm thư giới thiệu của các ông Klobukowski, Lemire, nào là kể về chuyến hải hành trên chiếc Hải Phòng cùng với Toàn Quyền Constans, khoe về số tiền trợ cấp ông nhận được, việc Hội Đồng Thuộc Địa Nam Kỳ đề cử ông đi tìm cây cao su…

Bản đồ Đông Dương do ông E Stanford vẽ năm 1889. “Vương quốc Sédang” nằm trên cao nguyên Việt Nam và lấn sang Lào đến tận sông Mê Kông.

Ngày 13 Tháng Năm, đoàn quân đến đất thuộc giáo xứ của Cha Guerlach ở Kon Djéri Kong và nghỉ lại đây 10 ngày. Sau đó đoàn quân tiếp tục đi, lần này có sự tháp tùng của Cha Guerlach và đến giáo xứ của Cha Vialleton ở Kontoum ngày 23 Tháng Năm. Ngày hôm sau đến Kong Trang, thuộc giáo phận của Cha Irigoyen. Cha này vì thấy người đồng hương, quá mừng đến nỗi thưởng cho đoàn một con bò, mà người Mọi ở đây hạ thịt nó và đánh phèn la nhảy múa. Ngày 25, Cha Guerlach cùng Mayréna và đoàn người đến Polé Tebâu, rồi hôm sau thì đến Kon Trang Mené. Tại đây các chức sắc trong hội đồng bản tộc đồng ý bầu Mayréna làm trưởng và ký bản thỏa ước có ký nhận của Cha Guerlach và ông Mercurol. Ngày 28, họ đến Pekô, chi nhánh của sông Bla và được người bản địa đưa qua sông bằng bè, rồi tiếp tục thẳng đến làng Kon Gung Sui. Dân thiểu số ở đây cũng đồng ý ký giấy bầu Mayréna làm “sếp” mới, đồng thời yêu cầu “sếp” bắn những phát súng cạc bin vì họ thích nghe tiếng nổ. Không những vậy, các vỏ đạn được họ dùng làm đồ trang sức. Ngày 3 Tháng Sáu, 1888, Mayréna lập bản “Hiến Pháp của Vương Quốc Sédang,” mà tù trưởng của các làng đều ký tên. Mayréna bắt đầu nghĩ đến việc thành lập một vương quốc. Cuộc khảo sát lần thứ hai được thực hiện vào ngày 15 Tháng Sáu ở vùng đất Hamong Ketou, một làng rộng lớn nằm ở triền sông Pekô, bên dưới làng Kon Gung Jé.

Hoàng Đế Marie de Mayréna oai vệ trong bộ triều phục do ông tự vẽ lấy.

Lên ngôi hoàng đế

Vào ngày 20 Tháng Sáu, tất cả tù trưởng đồng chấp nhận bản hiến pháp và ông Mayréna được công nhận là vua của họ. Mayréna nghiểm nhiên xưng đế lấy vương hiệu là Marie Đệ Nhất của xứ Mọi Sédang. Tháng Sáu 1888, ông lập triều đình Mọi và ký một loạt sắc lịnh, ban chức phẩm cho hoàng gia và các quan, phong bà Lê Thị Bền làm hoàng hậu, Mercurol làm bá tước và được quyền khai thác mỏ vàng, chỉ định kiểu quân phục, cử hai chúa Mọi làm thủ hiến hai nơi, chia nước ra làm 5 tỉnh, mỗi tỉnh có tỉnh trưởng, cấm người ngoại quốc không được vào xứ nếu không có phép của hoàng đế, cấm săn bắn voi vì voi thuộc sở hữu của hoàng đế, ấn định kiểu y phục của vua. Sau cuộc thám sát trở về, Mayréna ngã bệnh nặng nhưng vẫn nhờ Cha Guerlach viết giúp lá thư gửi cho toàn quyền, rồi ông sẽ ký tên. Thư do ông Mercurol mang đi gửi, trong đó có kèm bản sao bản hiến pháp cùng với bản tuyên bố mà báo Le Courrier d’Haiphong cho đăng tải. Lúc này, Cha Guerlach cũng yêu cầu cho mấy người Trung Hoa, người thông dịch và mấy người lính mã tà trở về theo vì không còn cần đến họ, hơn nữa Cha không đủ sức nuôi ăn tất cả trong thời gian quá lâu.

Khi đã hồi phục, Mayréna lại mở cuộc thám sát thứ ba ở vùng đất của người Sédang. Lần này chỉ có Cha Irigoyen đi theo vì Cha Guerlach đang bị sốt. Tại làng Kong Gung, Mayréna sửa đổi hiến pháp bằng cách thêm một số điều khoản và được những người Mọi công nhận, với sự chứng kiến của Cha Irigoyen. Lúc trở về, Mayréna nhờ Cha Guerlach dịch bản hiến pháp ra tiếng Pháp và tiếng Sédang, đồng thời làm hai bản sao, một gửi cho ông toàn quyền và một gửi cho bộ trưởng thuộc địa. Mayréna mang hai bản sao này đi trở xuống Qui Nhơn. Vào lúc này, bà vợ đầm của Mayréna ở Pháp gửi thư qua xin tiền. Ông liền ký đạo dụ tuyên bố ly dị bà Marie Francesca Avron, tôn con trai là Albert lên làm hoàng tử và con gái là Marie Louise làm công chúa nhưng phải ở lại bên Pháp, không được đi sang Sédang. Đạo dụ khác nói nếu bà Bền sinh con trai thì đứa đó sẽ là thái tử. Tuy nhiên bà Bền qua đời vì sốt rét rừng vào Tháng 9, 1888. Cạn túi, ông nghĩ đến việc du hành ra ngoại quốc để vận động người bỏ vốn mở mang kinh tế.

Hoàng thượng đi ra ngoại quốc vận động ngoại giao

Mayréna gửi thư đến tổng thống và thủ tướng Pháp, toàn quyền Đông Dương, khâm sứ các nơi Trung, Bắc Kỳ, Lào, Cao Mên, báo tin ông đã lên ngôi vua xứ Sédang, một nước độc lập liên minh với Pháp. Ông đặt làm nhiều huy chương tại Sài Gòn rồi dùng chúng để ban tặng cho nhiều người, kể cả chức tước. Ở Hồng Kông, Thái, Pháp, Bỉ, Hòa Lan, nhiều người cũng được ông tặng huy chương, và họ cũng mang trên áo để lấy le.

Các loại huy chương do vua Marie Đệ Nhất tự thiết kế và dùng chúng để ban tặng một cách hào sảng ở khắp nơi.

Mayréna có biệt tài là tất cả công việc, như tổ chức quốc gia, quân đội, luật lệ, vẽ bản đồ, đặt cơ quan hành chánh đều do tay ông cả. Ông cũng kiêm nhiệm luôn các chức bộ trưởng, cảnh sát, người thâu thuế heo, trâu, vì người Mọi không hiểu gì về những công việc này. Đến nỗi có nhà báo không ngại gọi ông là “Napoléon xứ Sédang.” Mặc dù không được chính phủ thuộc địa ở Đông Dương công nhận, đến đâu Mayréna cũng vẫn xưng mình là vua. Được cho tiền và huy chương, một số tờ báo ở Sài Gòn viết bài ngợi khen. Báo Le Courrier d’Haiphong ở Hải Phòng, báo L’Avenir du Tonkin ở Hà Nội cũng có bài nhắc đến “Quốc Vương Marie Đệ Nhất. Nhờ đó mà dư luận quốc tế chú ý tới. Một phần vì lúc đó Anh, Đức, Hòa Lan đang ganh tỵ Pháp có thuộc địa ở Đông Dương, họ quay sang chú ý đến vùng cao nguyên. Mayréna ghé đến Qui Nhơn gặp Công Sứ Lemire và nói, nếu nước Pháp công nhận quốc gia Sédang thì ông sẽ ký hiệp ước thân thiện với Pháp và cho đặt một tòa lãnh sự ở xứ Mọi. Bằng không ông sẽ ký kết với Anh hoặc Đức. Ông Lemire vội điện cho ông toàn quyền ở Hà Nội, ông này gửi điện qua Paris chờ chỉ thị. Các báo Pháp đem chuyện này ra bàn tán, tên Marie Đệ Nhất được đăng trang trọng trên trang nhất nhưng với lời lẽ châm biếm. Cũng chính những tờ này sau khi được ban tặng huy chương liền đổi giọng điệu ngay.

Mayréna với tư cách là vua Marie Đệ Nhất đáp tàu của Đan Mạch đi Hồng Kông, ông mặc y phục nhà vua ngực đeo đầy huy chương và cho treo cờ hiệu trên cột cờ tàu. Xuống bến, ông được thống đốc Anh tiếp kiến, các báo đều phỏng vấn và xin hình. Mayréna tổ chức buổi tiếp kiến nhiều nhân vật và nhà tư bản Anh cũng như Tàu tại Hong Kong Hotel để thuyết phục họ bỏ vốn khai khẩn xứ sở của ông. Nhiều người Tàu, Pháp, Nhật, Anh,… được trao tặng huy chương. Lãnh Sự Pháp H Verleye đánh điện cho toàn quyền Đông Dương nói rằng nếu không nhìn nhận Marie Đệ Nhất, thì người Anh sẽ bỏ vốn giúp vua xứ Sédang mở mang biên giới, khai thác mỏ vàng và các rừng cao su, mà ai cũng đồn là có rất nhiều ở vùng rừng núi cao nguyên. Hơn nữa Anh cũng manh tâm muốn hất cẳng Pháp. Ngày hôm sau lãnh sự Pháp cũng mở tiệc mời Mayréna tham dự, năn nỉ ông đừng để nước Anh mua chuộc. Mayréna nói nếu ông không được nhìn nhận là vua xứ Mọi Sédang thì ông sẽ tuyên chiến với Pháp và kéo 10,000 quân xuống đánh tỉnh Bình Định. Toàn Quyền Constans biết rõ thủ đoạn lừa bịp của Mayréna, liền đánh điện cho lãnh sự Pháp và thống đốc Anh ở Hồng Kông biết rõ lai lịch của Mayréna, thêm rằng xứ Mọi Sédang chỉ là đất cao nguyên của vua An Nam do Pháp bảo hộ chứ không hề có quốc gia này. Thống đốc Anh bắt đầu hoài nghi Marie Đệ Nhất. Mayréna xoay qua tiếp xúc với lãnh sự Đức nhưng ông này cũng được lệnh tổng lãnh sự ở Bắc Kinh không được tiếp Mayréna. Dần dần ở Hồng Kông không còn ai tin Mayréna nữa, nhất là từ khi tờ Le Courrier d’Haiphong đăng liên tiếp nhiều kỳ các bức thư của Cha Guerlach, tố cáo Mayréna về những hành vi bịp bợm.

Trong số những người bị Mayréna gạt có một người Hoa Chợ Lớn tên A Kong, ông này bỏ ra nhiều tiền ủng hộ Mayréna với hy vọng được quyền khai thác mỏ vàng. Ông này cho Mayréna mượn tiền, trả chi phí đi tàu đến Hồng Kông, thuê khách sạn, may triều phục, 10,000 bộ quân phục và nhiều thứ lặt vặt khác. Nhờ vậy A Kong được phong làm bộ trưởng tài chánh nhưng chưa hề được vua bồi hoàn cho đồng nào. Khi Mayréna hỏi mượn thêm tiền thì A Kong chán nản bỏ về và kiện Mayréna tại Qui Nhơn. Trong lúc túng thiếu, Mayréna gặp một lái buôn người Pháp tên Henri de la Rousselière, ông vận động người này giúp đỡ tiền bạc, bù lại người này được phong làm thủ tướng. Nhờ xoay xở, Mayréna có tiền mua vé tàu sang Pháp với dự tính thuyết phục Paris công nhận ngôi vua của ông và kiếm thêm tiền trong khi chờ đợi kết quả. Ở Paris, ông được một số người Pháp giúp đỡ tiền bạc và họ đều được ông phong tước và ban tặng huy chương. Mayréna cưới Marie Julie Rose Lyeuté và phong bà này làm hoàng hậu. Sau khi không được tổng thống, bộ trưởng ngoại giao Pháp tiếp kiến, ngay cả xin thuyết trình tại Hàn Lâm Viện Thuộc Địa về vấn đề Sédang cũng bị từ chối, vua Marie Đệ Nhất cùng hoàng hậu và đoàn tùy tùng đi qua nước Bỉ vào ngày 20 Tháng Bảy, 1889. Tại Brussels, Mayréna lập triều đình, ký sắc lệnh cho hoàng hậu được quyền hạn ngang hàng với các bà hoàng ở Âu Châu. Ông cũng cho phát hành tem thư, đặt trụ sở tổng giám đốc bưu chính và một văn phòng lãnh sự ở đây nhưng tất cả đều từ tiền vay mượn hoặc thiếu chịu. Cuối cùng hoàng hậu bị bỏ rơi. Trước khi ra đi, hoàng hậu được tặng một hộp nữ trang mà liền sau đó bà mới biết là toàn đồ giả.

Tem thư nước Mọi Sédang.

Giữa lúc nguy khốn, Mayréna được một triệu phú tên Somsy ở Brussels, vì ham danh vọng nên tình nguyện giúp ông về “nước” mở mang bờ cõi. Lập tức Somsy được Mayréna ký sắc lệnh phong làm quận công xứ Mọi Sédang. Quận công Somsy còn mộ thêm được năm sĩ quan toàn là người Bỉ đi theo. Cả năm, người thì được phong đại tướng, người thì thiếu tướng hoặc đại tá. Mọi người xuống tàu vào ngày 13 Tháng Giêng 1890. Tám ngày sau tàu cập bến ở Port Said, Ai Cập. Tại đây Mayréna mở một buổi tiệc vương giả, có sự tham dự của 23 nhân vật chức sắc địa phương, đồng thời cử người mở văn phòng lãnh sự. Ngày 2 Tháng Hai, tàu ghé bến Singapore, Mayréna đòi toàn quyền Anh cho nổ 21 phát súng đại bác chào đón ông theo nghi lễ một quốc vương nhưng bị từ chối. Lãnh sự Pháp tại đây báo tin cho toàn quyền Pháp ở Sài Gòn biết việc Mayréna đang trên đường trở về Đông Dương, dẫn theo đạo quân trong đó có ba trung tướng và hai đại tá, dự tính đổ bộ xuống Qui Nhơn. Ông toàn quyền liền cử một tàu chiến và nhiều tàu nhỏ đến Qui Nhơn sẵn sàng ngăn chận không cho tàu của Mayréna vào bến. Thấy vậy Mayréna thong thả sống cuộc đời đế vương ở Singapore rồi cưới một phụ nữ bản xứ tên Aisa và ký lệnh phong làm hoàng hậu. Mayréna gửi thư cho vua Xiêm xin mượn đường để về xứ Mọi, đồng thời đề nghị làm chư hầu của Xiêm để chống lại Pháp ở Đông Dương nhưng vua Xiêm không trả lời. Ở được ba tháng, tiền hết mà kết quả thì chưa thấy gì, hoàng hậu bỏ trốn đi, lần lượt đoàn tùy tùng ai nấy mỗi người đi mỗi ngã, chỉ còn một người tên Harold Scott chịu ở lại theo hầu và được phong làm bộ trưởng hải quân. Cả hai đáp tàu ra Pulau Tioman, một hòn đảo nhỏ xíu với vài trăm cây dừa và vài túp lều lá của ngư dân Mã Lai.

Ngày 11 Tháng Mười Một, 1890, vào lúc ba giờ chiều, trong lúc Mayréna vào rừng bắn chim không may bị một con rắn độc cắn. Ông cố trở về đến lều thì qua đời. Bộ trưởng hải quân của Mayréna gửi thư về Singapore báo tin. Tờ báo Daily Press phát hành ở Singapore, số ra ngày 28 Tháng Mười Một, có loan mấy dòng: “Một người Pháp tên Marie de Mayréna cư ngụ ở cù lao Tioman vừa bị rắn cắn chết trong Tháng Mười Một.”

Bài phỏng dịch và hình ảnh lấy từ Bulletin Des Amis du Vieux Hué.

Nguồn bài đăng

Quan lại TQ sẵn sàng chuồn

Tâm lý quan trường Trung Quốc: Chúng tôi đã… sẵn sàng đào tẩu!

Thực trạng quan chức Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị tư thế trốn ra nước ngoài phản ánh cục diện chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc

Vấn đề quan chức Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị tư thế sẵn sàng chạy trốn là hiện trạng nghiêm trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Chuyện này trước đây đã bị ngoại giới chỉ ra, nhưng gần đây cũng được phía chính quyền Trung Quốc thừa nhận theo nhiều phương thức khác nhau. Trước đây truyền thông Hồng Kông từng tiết lộ có đến 90% Ủy viên Trung ương có người thân di dân ra nước ngoài sinh sống. Quan chức Trung Quốc có thể “lên tàu” bất cứ lúc nào. Nhiều bình luận từ giới quan sát đều cho rằng ĐCSTQ hiện đã đi tới bước đường cùng.
Ngày 12/9, Tổng công ty Xây dựng Trung Quốc sau khi công khai chương trình kiểm tra và chỉnh đốn đã phát hiện có 24 cán bộ lãnh đạo có người thân gia đình (vợ, chồng, con) di cư sống ở nước ngoài.

Ngày 14/9, báo Tân Kinh đã đăng bài viết cho biết, sau khi Ban Thanh tra tấn công vào doanh giới nhà nước thì thực trạng cán bộ quan chức chuẩn bị tư thế bỏ chạy mới bị lôi ra, có thể thấy rõ lớp người này ẩn núp trong doanh nghiệp nhà nước rất nhiều. Bài báo chỉ ra, vào năm 2004, Vụ Tổ chức Trung ương đã phát hiện có hơn 3.200 quan chức có thân nhân (vợ/chồng/con) định cư lâu dài ở nước ngoài.

Tình trạng đặc biệt nghiêm trọng tại một số tỉnh thành của Trung Quốc đại lục. Vào tháng 8 năm ngoái, Bí thư tỉnh Quảng Đông là Hoàng Tiên Diệu đã công khai lên tiếng trên trang mạng của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (ccdi.gov.cn) về vấn đề này. Ông Hoàng cho biết đã nắm rõ khoảng 2.190 người ở tỉnh Quảng Đông.

Ngày 12/9, tờ Pháp Chế (fawan) ở đại lục phân tích, bước đầu tiên của họ là đưa vợ/chồng/con di dân ra nước ngoài, một mình ở lại quốc nội làm quan, tham nhũng hủ bại rồi chuyển tiền ra nước ngoài, khi cảm thấy có nguy cơ liền nhanh chóng bỏ trốn.

Trưởng ban Tuyên truyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Giang Tô là Vương Yên Văn đã viết bài đăng trên báo mạng Nhân Dân vào ngày 16/5 cho biết, hiện hiếm có quan chức nào “thân tại doanh Tào tâm tại Hán” (ý nói một lòng như Quan Công ngày xưa – ND), đa số họ đều đã hoặc có ý định cho vợ chồng con cái ra nước ngoài, ở trong nước chuyển tiền ra, sẵn sàng chuẩn bị “nhảy tàu”.

Theo Báo cáo điều tra về thực trạng này từ Chính phủ Trung Quốc, có 38,9 % cán bộ công chức đồng ý chấp nhận để vợ/chồng có quốc tịch nước ngoài hoặc thường trú lâu dài ở nước ngoài (tỷ lệ này trong công chúng là 34,2%); còn số nhân viên công chức cho rằng con cái có thể có quốc tịch nước ngoài hoặc có quyền cư trú lâu dài ở nước ngoài là 46,7%, trong đó cấp tỉnh bộ, tư cục, huyện, đều quá bán (53,3%, 53,4%, 51,7%), quan chức càng cao thì càng muốn cho người thân gia đình cư trú ở nước ngoài.

Năm 2012, báo Động Hướng ở Hồng Kông có thống kê điều tra cho thấy có đến 90% Ủy viên Trung ương ĐCSTQ có người nhà di dân ra nước ngoài định cư. Bài báo còn đưa ra số liệu cho biết: Có 8 triệu công dân Trung Quốc di cư ra nước ngoài sinh sống nhưng sau khi được nhập quốc tịch nước ngoài vẫn không báo cáo tình hình và giữ nguyên thân phận công dân Trung Quốc để hưởng phúc lợi và chế độ hưu trí.

Ông Trung Duy Quang, một học giả người Trung Quốc nổi tiếng ở Đức, đã từng nhận xét: “Hiện tượng quan chức Trung Quốc chuẩn bị tư thế sẵn sàng chạy ra nước ngoài là một vấn đề đáng quan ngại, trong lịch sử chưa từng có thời đại nào có hiện tượng hỗn loạn kiểu này. Có thể thấy chế độ Cộng sản Trung Quốc đang đi đến hồi kết”.

Nguồn: Theo secretchina

Tinh Vệ biên dịch

Mỹ làm được thì Nhật cũng làm được

Mỹ làm được thì Nhật cũng làm được

– Từ Nhật Bản, GS Trần Văn Thọ, Đại học Waseda gửi đến VietNamNet phân tích của ông về những thành quả cũng như tồn tại của nền kinh tế VN sau 30 năm đổi mới, những thách thức mà Việt Nam phải đối diện, đồng thời nêu ý tưởng cho giai đoạn phát triển mới của đất nước. VietNamNet giới thiệu bài viết này như một góp ý cho dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12:

Đổi mới đã đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy nghèo và trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Nhưng so với tiềm năng, kể cả những thời cơ thuận lợi bị bỏ lỡ và so với kinh nghiệm của các nước Đông Á thì tốc độ phát triển của Việt Nam thấp và kém hiệu suất.

Các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã phát triển nhanh đưa nền kinh tế lên giai đoạn cao trong thời gian ngắn nhờ khát vọng của lãnh đạo, của quan chức muốn đưa đất nước theo kịp các nước tiên tiến, từ đó chủ nghĩa phát triển và tinh thần dân tộc được đề cao, người tài được trọng dụng, tinh thần doanh nghiệp (DN) được phát huy. DN tư nhân là động lực đưa nền kinh tế phát triển.

Hiện nay Việt Nam trực diện ba thách thức lớn. Thứ nhất là nguy cơ chưa giàu đã già. Cơ cấu dân số vàng sắp qua đi, giai đoạn lão hóa dân số sẽ đến gần kề mà thu nhập đầu người còn rất thấp. Thứ hai là nguy cơ có sự phân hóa nền kinh tế thành hai khu vực, FDI và tư bản trong nước. Thứ ba là nguy cơ mắc vào bẫy thu nhập trung bình thấp (bẫy thu nhập trung bình đến sớm khi thu nhập đầu người còn thấp).

Kết quả phân tích ở trên đã gợi nhiều ý khi bàn về phương châm, chiến lược, chính sách cần thiết trong tương lai trung và dài hạn của Việt Nam. Xuất phát quan trọng nhất, có tính cách quyết định là khát vọng, khí khái của những người lãnh đạo trong giai đoạn sắp tới.

Đánh giá thành quả phát triển của Việt Nam từ sau Đổi mới

Nhật Bản: Quan chức năng lực, thanh liêm Hai giai đoạn quan trọng đã làm thay đổi nước Nhật là thời kỳ Minh Trị duy tân (1868-1911) và thời kỳ phát triển cao độ còn gọi là thời đại phát triển thần kỳ (1955-1973). Hai thời kỳ có những đặc điểm chung là tố chất yêu nước và tinh thần trách nhiệm cao độ của lãnh đạo chính trị, và năng lực, đạo đức của quan chức nhà nước.

Cuối thập niên 1950, nhà chính trị Ikeda Hayato thai nghén một ý tưởng về việc đưa nước Nhật vào thời đại phát triển mới, đáp ứng nguyện vọng của đại đa số dân chúng. Trong lúc tìm kiếm ý tưởng, ông đọc được bài viết của Giáo sư kinh tế Nakayama Ichiro về khả năng tăng gấp đôi tiền lương thực chất tức mức sống của người dân trong vòng 10 năm. Ông lập nhóm nghiên cứu qui tụ các trí thức, các nhà kinh tế tâm huyết và có năng lực để bàn bạc, nghiên cứu việc triển khai ý tưởng đó. Chính Ikeda trực tiếp tham dự nhiều buổi họp thâu đêm của nhóm này.

Cuối cùng kết luận của nhóm là hiện nay tiết kiệm trong dân đang tăng, đất nước đang mở cửa hội nhập với thế giới nên công nghệ nước ngoài sẽ được du nhập dễ dàng; đó là hai tiền đề để đầu tư tích lũy tư bản. Đầu tư có hai hiệu quả là vừa tăng tổng cầu vừa tăng khả năng cung cấp (sản xuất) của nền kinh tế. Do đó kinh tế Nhật hy vọng sẽ bước vào thời đại bột phát mạnh mẽ.

Được nhóm chuyên viên, trí thức triển khai về mặt lý luận và các chính sách cụ thể, Ikeda tự tin và đã quyết định lấy Chiến lược bội tăng thu nhập quốc dân làm cam kết chính trị trong cuộc tranh cử vào vị trí chủ tịch đảng. Ikeda thắng cử và trở thành thủ tướng vào tháng 7/1960.

chủ nghĩa phát triển, lợi thế so sánh, thu nhập quốc dân, quan chức, yêu nước, bẫy thu nhập trung bình thấp, chưa giàu đã già, dân số vàng, Đại hội Đảng 12, đổi mới, Trần Văn Thọ, bẫy nghèo, thu nhập trung bình thấp, Đông Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc
Công nhân kiểm tra chất lượng xe tại nhà máy Toyota Miyata ở tỉnh Fukuoka, Nhật Bản. Ảnh: Bloomberg

Cốt lõi của kế hoạch bội tăng thu nhập quốc dân (từ 1960 đến 1970) là toàn dụng lao động, làm cho dân chúng thấy cuộc sống được cải thiện rõ rệt, và đưa Nhật lên hàng các nước tiến tiến.

Phương châm cơ bản là tạo điều kiện để DN tư nhân tích cực đầu tư. Công việc của chính phủ chỉ là cố gắng tiết kiệm công quỹ để có thể giảm thuế nhằm kích thích đầu tư, đầu tư xây dựng hạ tầng, và bảo đảm an sinh xã hội. Phát triển là công nghiệp hóa, là phát triển ngành dịch vụ nên lao động phải chuyển dần từ nông nghiệp sang các khu vực phi nông. Do đó Ikeda đã nhấn mạnh phải ra sức giáo dục bậc cao đẳng và hướng nghiệp để quá trình chuyển dịch lao động không bị gián đoạn.

Ikeda đã thổi vào xã hội một không khí phấn chấn, tin tưởng vào tương lai. DN tích cực đầu tư, mọi người hăng hái làm việc. Kết quả là kinh tế đã phát triển nhanh, vượt xa kế hoạch rất nhiều. Bình quân kinh tế phát triển trên 10%, thay vì 7% như kế hoạch, chiến lược bội tăng thu nhập quốc dân đạt được mục tiêu chỉ trong 7 năm, thay vì 10 năm như kế hoạch ban đầu.

Theo giá thực tế năm 2000, tổng thu nhập quốc dân trên đầu người của Nhật vào năm 1960 là 7.700 USD, đến năm 1970 tăng lên 16.600 USD. Mức chi tiêu của một gia đình giới lao động vào năm 1960 trung bình mỗi tháng là 32.000 yen, đến năm 1970 đã tăng lên 83.000 yen. Lương tháng của công nhân trong ngành công nghiệp đã tăng từ 23.000 yen năm 1960 lên 72.000 yen năm 1970.

Trừ đi độ trượt giá mỗi năm vài phần trăm, trên thực chất thu nhập của giới lao động đã tăng gấp đôi hoặc hơn. Ngoài ra, số lao động có việc làm tăng nhiều hơn so với kế hoạch và số giờ làm việc mỗi tháng của giới lao động giảm từ 203 giờ còn 187 giờ. Thập niên 1960 cũng là giai đoạn người Nhật chứng kiến nhà nhà có tủ lạnh, quạt máy, máy giặt, TV…

Tầm nhìn chiến lược về dân tộc

Tại sao kế hoạch bội tăng thu nhập quốc dân thành công ngoài dự kiến? Một là bản lĩnh, tầm nhìn chiến lược về dân tộc, về đất nước của lãnh đạo, từ đó có khả năng qui tụ người tài chung quanh mình trong việc hoạch định chiến lược, chính sách cụ thể. Hai là đội ngũ quan chức có năng lực và thanh liêm, đầy tinh thần trách nhiệm với đất nước. Do 2 yếu tố cơ bản này, ta thấy họ đã đưa ra nhiều chính sách rất thiết thực và thực hiện các chính sách rất có hiệu quả. Đơn cử vài thí dụ:

Thứ nhất, tạo sân chơi bình đẳng cho mọi DN, yểm trợ DN nhỏ và vừa bằng chính sách tín dụng, thủ tục hành chính đơn giản, hầu như không có tham nhũng nên đầu tư tăng rất nhanh.

Tỉ lệ đầu tư trên GDP tăng từ 20% năm 1955 lên 30% năm 1960 và 35% năm 1970. Trong tổng đầu tư có tới 75% là của DN tư nhân. Những công ty tư nhân nổi tiếng sau này như Honda, Sony, Toyota, v.v. đều lớn mạnh trong giai đoạn này. DN nhỏ và vừa vay vốn đầu tư dễ dàng, thậm chí những DN có số lao động dưới 20 người vẫn dựa chủ yếu vào vốn vay ở các ngân hàng và cơ quan tín dụng hiện đại.

Thứ hai, ngoại tệ được quản lý chặt chẽ và tiết kiệm tối đa, hạn chế việc đi du lịch nước ngoài và kiểm soát gắt gao việc quan chức dùng ngoại tệ đi tham quan nước ngoài.

Thay vào đó, ngoại tệ chủ yếu để nhập thiết bị, nguyên liệu và công nghệ cần thiết cho đầu tư. DN hăng hái cách tân công nghệ, sản xuất sản phẩm đã có với giá thành và phẩm chất tốt hơn hoặc sản xuất những sản phẩm mới, cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới.

Do cách tân công nghệ và do việc quản lý hành chánh, quản trị doanh DN có hiệu suất, nên  kinh tế phát triển rất có hiệu suất. Tuy đầu tư nhộn nhịp như vậy nhưng độ cống hiến của tư bản trong tăng trưởng chỉ có độ 25%, trong khi cống hiến của công nghệ, của quản lý tức năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) là 65%.

Ngoài ra còn nhiều chính sách khác về giáo dục, khoa học công nghệ, về đẩy mạnh xuất khẩu, về tổ chức thị trường… Nói chung lãnh đạo và quan chức khẩn trương triển khai thực hiện các chính sách để đạt mục tiêu của kế hoạch bội tăng thu nhập quốc dân; và DN đã hưởng ứng tạo nên khí thế đầu tư mạnh mẽ.

Nói về tố chất của quan chức Nhật Bản, tôi muốn giới thiệu trí tuệ, hành động và tác phong của các quan chức Bộ Công Thương (MITI) vào giữa thập niên 1950 mà tôi gọi họ là những anh hùng trong thời đại phát triển.

Lúc đó một chiếc xe hơi nhập khẩu từ Mỹ vào giá rất đắt, tương đương 5 năm tiền lương của một quan chức trung cấp. Các quan chức ở Bộ Công Thương lúc đó mơ ước có ngày người dân bình thường cũng sẽ có xe hơi và cho rằng phải phát triển ngành xe hơi mới làm cho Nhật giàu mạnh.

Có nhiều ý kiến khác nhau về điểm này, kể cả một số lãnh đạo trong đảng cầm quyền sợ kế hoạch sản xuất xe hơi sẽ không thành công và có thể gây va chạm trong quan hệ Nhật-Mỹ. Nhưng các quan chức Bộ Công Thương đã tích cực vận động lãnh đạo chính phủ và DN để thực hiện cho được kế hoạch này vì tin sự quan trọng của ngành xe hơi đối với Nhật trong tương lai.

Nhưng ý chí là một chuyện còn khả năng có thực hiện được không và làm sao để thực hiện có hiệu quả là một chuyện khác. Lợi thế so sánh của Nhật lúc đó là các hàng công nghiệp dùng nhiều lao động giản đơn như vải vóc, giày dép…

Đang phân vân về khả năng sản xuất của nước mình, các quan chức đọc được bài viết của giáo sư Shinohara Miyohei (1919-2013) bàn về lợi thế so sánh động (lợi thế so sánh trong tương lai) và các điều kiện để biến lợi thế so sánh động thành hiện thực. Họ vui mừng và liên lạc ngay với giáo sư Shinohara xin gặp để hỏi chi tiết hơn.

Trong hồi ký viết hồi tháng 6/2009, Shinohara kể như sau: “Hồi đó 4-5 quan chức Bộ Công Thương đến nhà tôi vào buổi tối. Chúng tôi trò chuyện mãi đến khuya vẫn còn muốn tiếp tục, cuối cùng gần 5 giờ sáng họ mới ra về”.

Còn rất nhiều câu chuyện tương tự về sự cầu thị, nhiệt tình lo việc nước của quan chức Nhật thời đó.

Sau đó, Bộ Công Thương tự tin là Nhật có thể sản xuất xe hơi được và đã đặt ra các chính sách yểm trợ DN xúc tiến sản xuất. Những chiếc xe đầu tiên ra đời còn xấu về hình dáng nên một số người Mỹ trong ngành xe hơi có vẻ chế nhạo. Nhưng quan chức Bộ Công Thương kiên quyết với phương châm “Mỹ làm được thì Nhật cũng làm được”. Như ta đã biết, ngành xe hơi Nhật phát triển mạnh mẽ từ thập niên 1960.

Có thể nói tinh thần dân tộc là động lực đưa đến hành động của quan chức nhà nước và kết quả là nền công nghiệp Nhật đã phát triển mạnh mẽ.

GS Trần Văn Thọ (Đại học Waseda, Nhật Bản)

Viết trước giờ đi ngủ ( hôm nay xem phim nên thức khuya)

Blog WP của Mr Mark Mullenberg hỏi bạn nghĩ gì? tiện ghi ra “Tôi có nghĩ gì đâu, vưà xem phim thôi ạ! Phim “Cuộc đời chú Jesu” trên Youtube để thêm hiểu biết cho mình” . Lạy chúa lòng lành người đã gánh mọi tội lỗi cho thế gian. Mong ngài hãy ra tay cứu đỡ loài người còn nhiều lầm than và tăm tối, Amen!

Lực học Thích ca mầu ni và lực NewTon, lực lượng tử… ( bài st hay)

Cập nhật lúc 09:15 07/08/2015 (GMT+7)

“Lực học Thích Ca” đối chiếu với Cơ học Newton và Thuyết Tương đối của Einstein

(PGVN)

Lực học Newton và Einstein có thể đem lại cuộc sống tiện nghi cho con người bằng những phát minh sáng chế rất tài tình, chẳng hạn nhà cửa, xe cộ, máy bay, tàu thủy, máy vi tính, điện thoại di động…Nhưng tôi nghĩ chỉ có lực học Thích Ca mới đem lại cuộc sống giác ngộ, mưu cầu sự an lạc và hòa bình đích thực cho nhân loại và muôn loài chúng sinh một cách vững chắc

Lực học là môn nghiên cứu tác động của lực đối với vật chất, thuật ngữ thông dụng gọi là Cơ học (Mechanics) hoặc có khi gọi là Động lực học (Dynamics). Cơ học cổ điển của Newton, ta tạm gọi là cấp độ I của lực học, hay lực học Newton, chủ yếu nghiên cứu tác dụng của lực đối với cố thể vật chất. Cố thể vật chất là vật chất ở thể rắn có một khối lượng đủ lớn để con người có thể cảm nhận được, còn đối với vật chất cực vi như nguyên tử (atom) hay các hạt hạ nguyên tử (subatomic particles) thì Newton chưa có điều kiện nghiên cứu tới. Đối với các hạt vật chất cực vi này thì có môn Cơ học lượng tử (Quantum mechanics) nghiên cứu chúng. Cơ học lượng tử có 3 vấn đề khác hẳn cơ học cổ điển:
1. Lượng tử là một khái niệm mới về vật chất chỉ mới được quan niệm từ đầu thế kỷ 20. Trước kia người ta cho rằng ánh sáng hay năng lượng là một thực thể liên lục nhưng Max Planck khám phá rằng ánh sáng hay năng lượng cũng chỉ là tập hợp các lượng tử rời rạc chứ không phải liên tục. Cơ học lượng tử được thành lập chủ yếu bởi các nhà khoa học sau : Max Planck, Albert Einstein, Niels Bohr, Werner Heisenberg, Erwin Schrödinger, Max Born, John Von Neumann, Paul Dirac, Wolfgang Pauli, De Broglie… Trong các vị này, Einstein là người nổi tiếng nhất nên xin lấy tên ông làm đại diện cho cấp độ II của lực học, tức là lực học Einstein.
2. Lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng và năng lượng. Người ta thường quan niệm rằng hạt là vật chất, còn sóng là sự dao động của vật chất chứ bản thân sóng không phải là vật chất. Nhưng với lưỡng tính sóng hạt, sóng cũng là vật chất nhưng ở dạng năng lượng. Năng lượng đó không liên tục mà rời rạc cho nên từng hạt năng lượng gọi là lượng tử (quantum). Lưỡng tính sóng hạt do nhà khoa học Pháp Louis de Broglie khám phá và trình bày trong tác phẩm Recherches sur la théorie des quanta (Nghiên cứu về lý thuyết lượng tử). Nghiên cứu này đem đến cho ông giải Nobel Vật lý năm 1929.
3. Hiện tượng rối lượng tử (Quantum Entanglement) là một hiện tượng vô cùng khó hiểu đối với các nhà khoa học. Thiên nhiên có thể tạo ra nhiều sự vật đồng thời ở nhiều vị trí khác nhau nhưng các sự vật đó quan hệ chặt chẽ với nhau, khiến người ta không thể hiểu được rằng đó là một sự vật duy nhất xuất hiện đồng thời tại nhiều vị trí khác nhau trong không gian, hay nhiều sự vật giống hệt nhau xuất hiện đồng thời tại nhiều vị trí, nhưng liên kết với nhau chặt chẽ, khi một sự vật bị tác động thì tất cả các sự vật kia bị tác động tức thời và y hệt. Nếu cho rằng khi tác động lên một vật, thông tin sẽ được truyền đến các vật kia, thì tốc độ truyền sẽ là con số không tưởng, gấp hàng triệu lần tốc độ ánh sáng. Sinh thời Einstein bối rối trước hiện tượng này, ông gọi đó là tác động ma quái từ xa (Spooky action at a distance). Hiện tượng rối lượng tử phải dẫn đến kết luận chắc chắn rằng số lượng, không gian, thời gian đều không có thực, đó chỉ là sự biến hiện của tâm thức. Tác động tức thời không mất chút thời gian nào là vì không gian không có thực. Một sự vật xuất hiện đồng thời ở nhiều vị trí khác nhau là vì số lượng không có thực, số lượng một hay nhiều là do tâm thức cảm nhận. Không gian không có thực thì thời gian cũng không có thực, bởi vì thời gian là một chiều kích của không gian. Đây không phải chỉ là lý thuyết suông mà ngày nay đã có ứng dụng. Mạng internet cho phép chúng ta có thể đồng thời nói chuyện, gặp gỡ cùng lúc với bạn bè, người thân ở nhiều nơi xa xôi trên thế giới vì khoảng cách không gian trên địa cầu đã bị triệt tiêu với thông tin truyền đi bằng vận tốc ánh sáng. Giả sử chúng ta có thể đạt tới tốc độ của ý niệm, thì khoảng cách không gian vũ trụ hàng tỉ quang niên không còn nữa, chỉ một niệm là đến. Lực học trong nền tảng vận tốc vô hạn, ta tạm gọi là cấp độ III của lực học hay là lực học Thích Ca vì những khái niệm này do Đức Phật Thích Ca khai thị.
Trước khi đi sâu vào từng cấp độ lực học, ta hãy tự hỏi tại sao lực học có tầm quan trọng rất lớn đối với vũ trụ và thế giới. Xin liệt kê mấy ý kiến như sau:
a) Lực học quan trọng vì thế giới cấu tạo bằng những phần tử rời rạc như hạt quark, electron. Phải có lực kết nối chúng lại với nhau. Ba hạt quark (2up+1down) kết hợp thành hạt proton. Ba hạt khác (1up+2down) kết hợp thành hạt neutron. Proton và neutron tạo thành hạt nhân nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử kết hợp với electron tạo thành nguyên tử vật chất. Nguyên tử kết nối với nhau thành phân tử hoặc thành cố thể vật chất. Phân tử hữu cơ kết nối với nhau thành chất sống, tế bào sinh vật. Tế bào kết nối với nhau thành sinh vật, con người. Ở tầm vĩ mô lực hấp dẫn liên kết mặt trời và các hành tinh thành thái dương hệ. Các thái dương hệ lại xoay quanh dải ngân hà, các thiên hà tương tác với nhau trong vũ trụ bao la.
b) Trong vũ trụ, chỉ có 4 loại lực tương tác cơ bản, đó là : Lực hấp dẫn (force de gravité, gravitation) là lực hút giữa vật chất với nhau, có tác dụng ở mặt vĩ mô. Lực điện từ (force électromagnétique, electromagnetism) tạo ra từ trường trong đó điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau. Lực tương tác mạnh (force interactive forte, the strong interaction) là lực liên kết các hạt quark tạo ra hạt proton và hạt neutron, tạo ra sự vững bền của hạt nhân nguyên tử và giữ cho electron chuyển động theo quỹ đạo nhất định. Lực tương tác yếu (force interactive faible, the weak interaction) tạo ra hiện tượng phóng xạ của các nguyên tố nặng (như uranium) tức là giải phóng một số proton và neutron khiến nguyên tử dần dần bị phân rã. Lực điện từ và lực tương tác yếu, từ năm 1983 khi khám phá hạt tương tác boson W và boson Z thì có thể gom thành một lực chung gọi là lực tương tác điện yếu (interaction of weak electromagnetic fields)
c) Thành phần cơ bản nhất của vật chất là lượng tử thật ra chỉ là hạt ảo, không có thật, lượng tử chỉ là khái niệm trừu tượng. Nhưng lượng tử được lực kết nối thành các hạt cụ thể như quark, electron. Ta có thể thấy, cảm nhận được chúng, cũng như cảm nhận nguyên tử. Thật ra nguyên tử không có thật, nguyên tử chỉ là giả danh, nguyên tử chỉ là mối quan hệ tổng quan giữa quark, proton, neutron và electron  mà thôi, nghĩa là nguyên tử thật ra chỉ là lực kết nối các hạt quark, proton, neutron và electron lại với nhau. Chúng ta thấy và cảm nhận cái hình tướng là nguyện tử, thật ra chỉ là lực tương tác giữa các hình tướng ảo khác là quark, proton, neutron, electron. Ngay cả lực cũng không có thật, lực chỉ có trong tâm thức. Chính vì lẽ này mà Von Neumann (1903-1957 nhà toán học người Mỹ gốc Hungary, có nhiều đóng góp cho vật lý lượng tử và khoa học máy tính) phát biểu : “Nothing would be real unless consciousness exists, that all real things are constituents of consciousness – which is a complete reversal of materialism”  (Không có cái gì là thật trừ phi ý thức hiện hữu, tất cả vật thật đều cấu thành từ ý thức- điều này hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa duy vật).

d) Lực có thể chuyển hóa thành năng lượng và ngược lại. Năng lượng của các nhà máy điện nguyên tử chính là lực tương tác hạt nhân mạnh được giải phóng do sự phân rã của nguyên tử uranium U235 hoặc plutonium Pn239.

 Nguyên tử Uranium 235
Cụ thể như sau: Để tạo ra sự phân hạch của U -235, cần phải làm cho nơtron đi vào hạt nhân của nó. Vì hạt nhân nguyên tử rất nhỏ nên nơtron có tốc độ cao mặc dù có thể đến gần hạt nhân nhưng nhiều khi lại bay qua bên cạnh mà không trúng hạt nhân và cơ hội xâm nhập vào bên trong hạt nhân rất ít. Nếu làm giảm tốc độ của nơtron và kéo dài thời gian tồn tại của nó ở bên cạnh hạt nhân thì xác suất va chạm với hạt nhân sẽ trở nên cao hơn. Người ta gọi nơtron đã bị giảm tốc độ là nơtron nhiệt (Thermal Neutron). Nơtron nhiệt sẽ gây ra phản ứng phân hạch (Nuclear Fission) khi va chạm với một hạt nhân nguyên tử U -235, các mảnh vỡ đó bay phân tán với tốc độ cao. Phản ứng sinh ra một năng lượng khổng lồ được gọi là năng lượng nguyên tử, phát ra dưới dạng nhiệt, ánh sáng với các tia gama, beta, alpha mà nguồn gốc phát sinh là các proton, neutron, electron tự do tức là  không bị kết hợp trong các nguyên tử của các nguyên tố mới. Các tia này là phóng xạ độc hại gây ra bệnh tật lâu dài cho sinh vật. Phản ứng ngoài việc giải phóng ra một năng lượng cực lớn, đồng thời sinh ra 2~3 nơtron mới. Các neutron này tiếp tục bắn phá hạt nhân U235 khác tạo ra phản ứng dây chuyền ngày càng tăng, đó là nguyên lý của bom nguyên tử, còn trong nhà máy điện nguyên tử, người ta kiểm soát quá trình này để chỉ duy trì phản ứng ở một mức nhất định. Người ta gọi mảnh vỡ phát sinh do phân hạch là sản phẩm phân hạch (Fission Product). Phần lớn  sản phẩm phân hạch có tính phóng xạ. Sau đây là một số sản phẩm phân hạch tiêu biểu:
-Strontium-90 (Sr-90) Chu kỳ bán rã khoảng 30 năm, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ đọng ở xương và việc loại bỏ ra ngoài là khá khó khăn.
-Iodine-131 (I-131) Chu kỳ bán rã khoảng 8 ngày, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ tập trung ở tuyến giáp trạng.

-Cesium-137(Cs-137) Chu kỳ bán rã khoảng 30 năm, dù có hấp thụ  vào cơ thể cũng sẽ bài tiết tương đối sớm ra ngoài qua đường tiêu hoá.

 Biểu đồ phản ứng phân hạch Uranium 235
Trong biểu đồ, hạt nhân U235 bị phân rã thành 3 nguyên tố mới là : U236, Kripton và Barium
Năng lượng chuyển hóa thành lực thì chúng ta thấy rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Chẳng hạn động cơ nổ chuyển hóa từ nhiệt năng do đốt nhiên liệu thành cơ năng tức là lực đẩy chiếc xe chạy tới, hoặc đẩy chiếc phi cơ bay tới. Hoặc năng lượng điện biến thành cơ năng chạy các máy móc, động cơ điện, đồ điện gia dụng và đồ điện tử. Thế năng của nước biến thành điện năng với các đập thủy điện. Quang năng của ánh sáng, Phong năng của gió đều có thể biến thành điện năng với các tấm pa-nô mặt trời (panneaux solaires) hoặc tua-bin gió.
Sau khi đã khảo sát các khái niệm về lực, ta bắt đầu đi vào xác định 3 cấp độ của lực học :
I. Cấp độ I, lực học Newton (1643-1727) : Lực chủ đạo là lực hấp dẫn và lực quán tính, đối tượng nghiên cứu là các thiên thể vĩ mô trong vũ trụ và các vật thể trung mô trong cuộc sống quanh ta. Khảo sát mang tính định lượng, công cụ chủ yếu là toán học và tư duy. Newton phát biểu 3 định luật cơ học :
Định luật 1 Newton (còn gọi là định luật quán tính): Một vật đang đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi nếu không bị buộc phải thay đổi trạng thái đó bởi ngoại lực tác dụng lên vật.
Định luật 2 Newton: Biến thiên động lượng của một vật theo thời gian tỉ lệ với tổng lực tác dụng lên vật, và có hướng là hướng của tổng lực.
Định luật 3 Newton: Đối với mỗi lực tác động bao giờ cũng có một phản lực cùng độ lớn, nói cách khác, các lực tương tác giữa hai vật bao giờ cũng là những cặp lực cùng độ lớn và ngược chiều.

Ngoài ra ông còn tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn: Hai vật có khối lượng M và m sẽ hút lẫn nhau bằng một lực F, tỉ lệ thuận với khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách r , vật có khối lượng nhỏ m sẽ bị kéo về phía vật có khối lượng lớn M với gia tốc G. Công thức toán học là :

Theo công thức này thì khoảng cách càng gần thì lực hút càng lớn, khoảng cách càng xa thì lực hút sẽ giảm rất nhanh. Một vệ tinh ở cách xa Trái đất khoảng 400 km thì lực hút cùa Trái đất sẽ rất yếu, nó sẽ không rớt xuống đất nữa mà bay quanh Trái đất theo quỹ đạo nhất định tùy thuộc vào lực phóng vệ tinh và hướng tác dụng của lực. Khi đó vệ tinh ở trong tình trạng vô trọng lực tức không bị lực hút của Trái đất chi phối nữa.
Xem xét hiện tượng gió thổi trên bề mặt nước, gió sẽ tác động lên bề mặt nước một lực nhất định và làm bề mặt nước chuyển động với vận tốc cố định u. dưới tác dụng của độ nhớt, lớp liền kề phía dưới sẽ bị kéo theo chuyển động của lớp trên, Newton còn đưa ra định luật về các lưu chất (chất lỏng và chất khí). Nhưng định luật này phức tạp, liên quan tới độ nhớt của lưu chất, công thức tính toán bằng vi phân phức tạp và ít có ý nghĩa triết học nên ta không đi sâu.
Lực học Newton chưa hoàn thiện, nó chỉ đúng với vật thể có khối lượng lớn và vận tốc nhỏ. Tuy nhiên nó được ứng dụng rất nhiều trong đời thường, trong các phép tính thông thường về chuyển động.
Cấp độ II, Lực học Einstein (1879-1955) : Lực chủ đạo là 4 lực cơ bản đã nói ở phần trên. Đối tượng nghiên cứu là thế giới vi mô dưới nguyên tử và thế giới vĩ mô của các thiên thể. Công cụ là toán học, các thiết bị như máy gia tốc, các loại máy đo tối tân và khả năng tư duy của trí não, đặc biệt là các thí nghiệm tưởng tượng. Lực học Einstein có nhiều điểm khác cơ bản so với lực học Newton như đã nói trên. Ở đây xin nhấn mạnh một số điểm chính yếu :
1. Quan niệm về không gian, thời gian, khối lượng vật chất đã có thay đổi. Đối với Newton, những đại lượng đó là bất biến, còn với Einstein, không gian, thời gian, khối lượng là khả biến, có thể thay đổi theo vận tốc, theo hệ qui chiếu. Với Einstein, không có hệ qui chiếu chuẩn, một vật đứng yên hay chuyển động là tương đối với hệ qui chiếu hoặc đối với vật khác. Thí dụ ta đang ngồi trên đoàn tàu hỏa đang chạy. Đối với tàu hỏa, ta ngồi yên bất động, nhưng đối với nhà ga, cảnh vật dưới đất thì ta đang chuyển động. Dù cho ta đang nằm ngủ trong nhà mình, ta cũng đang chuyển động với vận tốc rất lớn theo Trái đất. Rồi cả thái dương hệ cũng đang chuyển động trong dải Ngân hà. Rồi cả dải Ngân hà cũng đang chuyển động trong vũ trụ. Tất cả đều là tương đối.
Độ dài của cây thước mẫu sẽ thay đổi, rút ngắn lại khi nó di chuyển với vận tốc gần bằng ánh sáng. Thời gian vật lý cũng thay đổi rút ngắn lại khi di chuyển với vận tốc lớn gần bằng ánh sáng, cụ thể hóa bằng câu chuyện về hai anh em song sinh, người anh ngồi phi thuyền bay với vận tốc cực cao trong một buổi, thì trên địa cầu đã trải qua mấy chục năm, người em trở nên già hơn người anh rất nhiều. Như vậy thời gian không giống nhau đối với hai anh em vì họ ở trong hai hệ qui chiếu khác nhau. Khối lượng vật chất cũng không cố định, nó sẽ tăng lên nhiều khi vận tốc cực cao, cụ thể hạt proton khi di chuyển gần bằng ánh sáng trong máy gia tốc thì khối lượng của nó tăng lên gấp 4 lần. Nếu nó di chuyển bằng tốc độ ánh sáng thì khối lượng sẽ tăng lên vô hạn, nhưng trong thực tế, vật có khối lượng không thể di chuyển bằng tốc độ ánh sáng vì nó đòi hỏi một lực vô cùng lớn mà người ta không thể đáp ứng được.
2. Trong lực học Einstein thì lực hấp dẫn được thay bằng khái niệm sự biến dạng của thời không. Nên nhớ rằng trong lực học Newton, thời gian và không gian là hai đại lượng riêng biệt độc lập với nhau. Còn trong lực học Einstein, hai đại lượng này không độc lập, không thể tách rời và được gọi chung là thời không (space-time). Vật chất làm cho thời không biến dạng, mật độ vật chất càng lớn, thời không càng bị cong nhiều. Ánh sáng không có khối lượng và chuyển động theo đường thẳng. Lực học Newton không thể giải thích được tia sáng khi đi qua gần mặt trời thì bị cong đi, bởi vì không có khối lượng thì ánh sáng không bị chi phối bởi lực hấp dẫn. Nhân dịp nhật thực năm 1919, người ta đã chụp hình được mặt trời, chứng minh được tia sáng bị cong, Einstein giải thích rằng chính vì mật độ vật chất cao của mặt trời đã làm thời không chung quanh nó bị biến dạng cong đi nên ánh sáng đi qua đó phải cong theo.
3. Khái niệm tương đối trở thành ý tưởng chủ đạo trong lực học Einstein. Không gian, thời gian, khối lượng vật chất đều là tương đối. Tương đối nghĩa là không độc lập, mọi sự vật đều tùy thuộc lẫn nhau và có thể thay đổi. Khái niệm tương đối được Einstein nêu ra hai lần. Lần đầu vào năm 1905, ông gọi đó là Thuyết tương đối đặc biệt hoặc tương đối hẹp (Special or Simply Relativity). Lý thuyết này xác định tính tương đối của không gian, thời gian và khối lượng vật chất, xác định tốc độ ánh sáng là một hằng số gần bằng 300.000km/giây, xác định sự tương đương giữa vật chất và năng lượng với công thức nổi tiếng E=mc2. Lần hai vào năm 1915, ông gọi đó là Thuyết tương đối tổng quát (General Relativity), đặc biệt luận về trường hấp dẫn trên bình diện vĩ mô của vũ trụ. Thuyết này tiên đoán sự dãn nở của vũ trụ, tương ứng với sự dịch chuyển về phía hồng ngoại của quang phổ; tiên đoán sự hiện hữu của các lỗ đen vũ trụ nơi mật độ vật chất tập trung quá lớn đến mức ánh sáng không thể thoát ra, không phải vì lực hấp dẫn mà vì trường hấp dẫn có độ cong quá lớn. Tia sáng bị cong trong trường hấp dẫn dẫn đến hiệu ứng thấu kính hấp dẫn, nhiều hình ảnh của cùng một thiên thể được nhìn thấy đồng thời trên bầu trời.
Tuy rất thành công nhưng thuyết Tương đối của Einstein vẫn còn những vấn đề chưa giải quyết được. Chẳng hạn thuyết Tương đối chưa bao gồm Cơ học lượng tử. Einstein đã nỗ lực trong 30 năm cuối đời, tìm cách thống nhất thuyết Tương đối và Cơ học lượng tử thành một TOE (Theory Of Everything_Lý thuyết có thể giải thích được tất cả) mà ông gọi là Lý thuyết trường thống nhất (Unified Field Theory) nhưng cuối cùng thất bại, ông qua đời năm 1955 mà không giải quyết được vấn đề, và cho đến nay (2011) cũng chưa ai giải quyết được.
Chính vì vậy, chúng ta phải trở lại với đạo lý xa xưa hơn rất nhiều, có thể giải quyết được vấn đề này bằng một cách khác hẳn.
Cấp độ III, Lực học Thích Ca (623-543 Trước Công nguyên) : Có lẽ chưa ai nghe nói đến lực học Thích Ca bao giờ, chỉ có Thiền sư Thích Duy Lực có đề cập sơ qua nhưng chưa kịp triển khai. Nay tôi mạo muội và cả gan bàn đến lực học Thích Ca dựa vào Kinh điển Phật giáo, nếu có sai sót, xin các bậc cao minh chỉ giáo.
Lực học Thích Ca chỉ triển khai một lực duy nhất là Tâm lực, đây là tổng hợp của 4 lực cơ bản trong vũ trụ, công cụ là Thiền định. Tất cả các nhà khoa học trên thế giới đều muốn tổng hợp 4 lực cơ bản, nhưng chỉ tổng hợp được hai lực là tương tác yếu và điện từ thành tương tác điện yếu (interaction of weak electromagnetic fields). Họ không ngờ rằng Thích Ca đã tổng hợp được từ xa xưa. Thích Ca không nghiên cứu về định lượng bởi vì số lượng là không có thực nên không có ý nghĩa, cũng vì vậy Thích Ca cũng không sử dụng các phương trình toán học. Mặt khác nếu có cố dùng đến phương trình toán học thì thời đó cũng chẳng có ai hiểu. Thích Ca dùng Thiền định để có được cái thấy siêu việt không bị tâm thức làm cho méo mó, do đó không còn bị vô minh chi phối. Để đạt tới mức Thiền định như vậy, phải trì giới tinh nghiêm nhiều đời nhiều kiếp bất thối chuyển, mới giải thoát khỏi mọi tập khí (thói quen sai lầm) hình thành từ lâu đời, đạt tới cái thấy vô thượng chánh đẳng chánh giác tức trí bát nhã. Bát nhã có đủ khả năng thấy và diệu dụng thực tướng của vạn vật.
Thích Ca thấy không phải bằng mắt thường, mà bằng huệ nhãn, rằng thực tướng của vạn vật là Không (thực tướng vô tướng), tất cả chỉ là ảo hóa, là nhân duyên kết hợp. Lượng tử, quark, electron, neutrino…tất cả mưới mấy loại hạt hạ nguyên tử (subatomic particles) mà con người đã tìm thấy và hy vọng tìm thấy nhưng thực tế chưa tìm được (graviton, higgs boson) đều chỉ là hạt ảo, chúng không tồn tại độc lập, mà chỉ hiện hữu trong tâm thức của người quan sát. Điều này các khoa học gia hàng đầu thế giới ngày nay cũng nhìn nhận. Eugene Wigner (1902-1995 nhà vật lý và toán học người Hungary, giải Nobel vật lý năm 1963) viết : “The very study of the external world led to the conclusion that the content of the consciousness is an ultimate reality. Particles only exist when observed, and so the reality of particles entails that consciousness is a fundamental element of reality” (Càng nghiên cứu thế giới bên ngoài, càng dẫn tới kết luận rằng nội dung của ý thức là thực tại tối hậu. Hạt chỉ hiện hữu khi được quan sát, và như thế thực tại của hạt bắt buộc rằng ý thức là yếu tố cơ bản của thực tại).
Cơ học Newton thì cho là không gian, thời gian, khối lượng vật chất là thực tại khách quan, bất biến và có thật. Einstein nhận thức cao hơn một bậc, biết rằng không gian, thời gian, khối lượng vật chất không phải bất biến mà khả biến, tuy nhiên Einstein vẫn cho rằng các đại lượng đó là sự thật khách quan, nằm ngoài tâm thức (quan điểm duy vật). Thích Ca cũng không phủ nhận thế giới, nhưng thấy rằng không gian, thời gian, vật chất tuy hiện hữu nhưng đó là sự hiện hữu trong tâm thức chứ không phải thật, Thích Ca không dùng thuật ngữ khối lượng mà dùng một từ có ý nghĩa phổ quát hơn là số lượng để chỉ mức độ của vật chất. Có những vật chất không có khối lượng nhưng vẫn có số lượng, ví dụ bit thông tin, người ta không thể cân thông tin xem chúng nặng bao nhiêu nhưng vẫn đếm được số lượng nhiều ít của chúng, đơn vị tính là bit và byte. Bội số của byte là Kilobyte (KB), Megabyte (MB), Gigabyte (GB), Terabyte (TB). Các bội số sau đều lớn hơn số trước liền kề 1024 lần, trừ Terabyte  chỉ lớn hơn Gigabyte 1000 lần.
Einstein tuy nhận thức cao hơn Newton nhưng vẫn còn chấp thật, nghĩa là cho rằng thế giới là có thật. Do đó ông thật sự bối rối đối với hiện tượng rối lượng tử (quantum entanglement ) không hiểu tại sao tín hiệu có thể truyền từ photon này sang photon kia với tốc độ gấp hàng triệu lần tốc độ ánh sáng trong khi ông đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng tốc độ ánh sáng là cao nhất trong thế giới vật chất. Vì thế ông gọi đó là tác động ma quái từ xa (Spooky action at a distance). Ông không hiểu rằng không gian, thời gian và số lượng vật chất đều chỉ là ảo, không phải thật, chúng chỉ hiện hữu trong tâm tưởng. Cũng cần hiểu rằng tâm không phải chỉ là ý thức. Ý thức chỉ là một phần rất nhỏ, cạn cợt của tâm thức. Phật giáo mô tả tâm thức gồm có bát thức (8 thức) mà thuyết Thập nhị nhân duyên và Duy thức học đề cập chi tiết. Bát thức gồm nhãn thức, nhĩ thức, tị thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Nhãn thức là cảm giác phân biệt do mắt (thị giác) đưa vào não. Các thức kia lần lượt là cảm giác phân biệt của tai (thính giác), của mũi (khứu giác), của lưỡi (vị giác), của thân thể (xúc giác). Các cảm giác khác nhau được đưa vào não để so sánh, nhận biết và phát sinh ý thức. Ý thức là nhận thức tổng hợp của 5 thức trước, nó ghi nhớ trong ký ức và có khả năng tái hiện mà không cần tiếp xúc với ngoại cảnh. Ngoài ra còn hai thức rất quan trọng mà khoa học chưa biết mấy, là mạt-na thức và a-lại-da thức. Mạt-na chấp 6 thức trước và a-lại-da là của riêng nó. Còn a-lại-da là kho chứa dữ liệu thông tin cực kỳ lớn, để hình dung nó ta hãy tạm so sánh nó với internet. Tất cả dữ liệu của internet đều có thể hiển thị trên máy tính cá nhân khi có đủ điều kiện. Cả vũ trụ vạn vật mà ta tưởng là khách quan, ở bên ngoài ý thức, đều có thể hiện ra khi có đủ nhân duyên theo cơ chế tương tự như thế giới ảo của máy vi tính.
Vì vũ trụ là chủ quan, nên với lực học Thích Ca, lấy tâm lực là chủ đạo, để đi đến những nơi cực kỳ xa xôi trong tam giới, chỉ cần tịch (chết) ở nơi này và xuất hiện (sinh) ở nơi kia, bất luận khoảng cách không gian là bao nhiêu tỉ quang niên, số lượng là vô nghĩa vì không gian chỉ là ảo. Điều quan trọng là phải có khả năng sinh tử tự do thì mới chủ động được quá trình đầu thai. Chỉ có Phật, Bồ Tát, Tổ Sư, các bậc kiến tánh, mới thoát khỏi luân hồi, liễu giải sinh tử, đạt tới sinh tử tự do, hay nói cách khác, họ ngộ tính chất ảo hóa không thực của vũ trụ vạn vật nên không chấp bất cứ thứ gì là thật cả. Điều này trong kinh Bát nhã ba la mật đã nói rõ.
“Chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt bất cấu bất tịnh bất tăng bất giảm, thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức , vô nhãn nhĩ tị thiệt thân ý , vô sắc thanh hương vị xúc pháp…”
Dịch nghĩa: Các pháp (vạn sự vạn vật) có bản chất là không, không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm, như vậy trong cái không, không có vật chất, không có các cảm giác như thọ (tiếp xúc), tưởng (tưởng tượng), hành (chuyển động, hoạt động), thức (phân biệt), không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân xác, ý thức, không có các đối tượng của các giác quan là sắc (vật chất), thanh (âm thanh), hương (mùi hương), vị (vị giác của lưỡi), xúc (cảm giác của thân thể), pháp (đối tượng của ý thức)…
Còn chúng sinh vô minh thì sinh tử, đầu thai theo sự dẫn dắt của nghiệp lực, tưởng tam giới là có thật. Nguyên nhân cơ bản khiến có sự tưởng tượng như vậy là do vô minh, mắt xích đầu tiên của thập nhị nhân duyên. Chính vô minh khiến lầm lẫn nguyên tử là có thật, vật chất là có thật. Lý thuyết thập nhị nhân duyên chính là cơ bản của lực học Thích Ca. Từ vô minh, qua trùng trùng duyên khởi, hình thành vũ trụ vạn vật. Các nhà khoa học không hiểu tại sao có hiện tượng giam hãm (confinement) tức sự kiện các hạt quark bị nhốt vĩnh viễn trong hạt proton và trong hạt neutron. Họ cũng không hiểu nguồn gốc của lực tương tác hạt nhân mạnh là do đâu. Chính tâm cố chấp kiên cố là nguồn gốc của hiện tượng giam hãm cũng như của lực hạt nhân mạnh. Khi giải thoát khỏi tâm cố chấp này thì Bồ Tát có thể dễ dàng đi xuyên qua tường đá, vì bức tường cũng như thân thể là không có thật, không còn lực nào giữ cho các hạt quark dính chặt vào nhau nữa, không còn lực nào để dính chặt các hạt proton và neutron tạo thành hạt nhân nguyên tử nữa. Trương Bảo Thắng đã từng biểu diễn đi xuyên qua tường của Đại Lễ Đường Nhân dân Bắc Kinh năm 1982 trước sự chứng kiến của các nhà khoa học. Anh ta và một vài kỳ nhân khác có thể dùng tâm lực lấy các viên thuốc ra khỏi lọ mà không cần mở nắp, hoặc bỏ một đồng xu vào cái phích nước sôi, rồi lấy ra trong khi nắp phích nước đóng chặt, vừa bằng nút bấc ở trong và nắp nhôm ở ngoài.
Lực học Thích Ca nêu ra nguyên lý sinh diệt là qui luật của vũ trụ vạn vật, sinh diệt là đặc trưng của thế giới. Quá trình sinh diệt có 4 giai đoạn : Thành là giai đoạn hình thành của vật; Trụ là giai đoạn trưởng thành, thời hưng thịnh nhất của vật; Hoại là giai đoạn suy tàn của vật; Diệt là giai đoạn tiêu vong của vật. Theo cấp độ II, bốn lực cơ bản của vũ trụ là sức mạnh chủ yếu tác động đến quá trình này. Nhưng Thích Ca thấy thành trụ hoại diệt cũng chỉ là ảo, là giả, hoạt động trên cơ sở vô minh, nếu không có tưởng tượng của vô minh thì không có gì cả. Tâm như như bất động, vô hình, vô tướng mới đích thực là động cơ của sinh diệt. Nếu cứ theo thói quen vô minh thì Sinh diệt phát sinh do cấu trúc ảo, vô thủy vô minh của vật chất. Ảo tức là không thật nhưng tại sao lại hiện hữu? Hiện hữu đó chỉ có trong nhất niệm vô minh. Khi nào thì có nhất niệm vô minh ? Khi cấu trúc ảo vô thủy vô minh đó hình thành được sinh vật có bộ não và có lục thức, đó là điều kiện cho nhất niệm vô minh hay ý thức khởi lên, và ý thức đó nhận ra sự hiện hữu của vũ trụ vạn vật. Quá trình này ngày nay đã được chứng minh một cách rõ ràng qua phát minh máy vi tính. Electron là một hạt ảo, nghĩa là nó không thể độc lập tồn tại, nhưng nó tạo ra được dòng điện, dòng điện có hai trạng thái : đóng mạch, ký hiệu 1; ngắt mạch, ký hiệu 0. Chỉ với hai ký hiệu này, người ta tạo ra hệ đếm nhị phân, có thể diễn tả bất cứ số lượng nào chỉ với 2 ký hiệu đó thôi. Rồi người ta dùng các con số để diễn tả độ sáng, màu sắc, chữ viết, âm thanh, hình ảnh, video…Kết quả là người ta tạo ra cả một thế giới ảo và một ngành công nghệ thông tin rất phát triển hiện nay.

Lực học Thích Ca là một sức mạnh tâm linh nhằm giải thoát khỏi sinh tử luân hồi chứ không nhằm biểu diễn thần thông, nên các bậc giác ngộ rất ít khi hiển bày thần thông. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết, họ cũng hiển bày chút ít để duy trì lòng tin cho đời sau. Chẳng hạn Lục Tổ Huệ Năng đã chủ động để lại nhục thân bất hoại của mình.

Lục Tổ Huệ Năng
Còn các ngoại đạo như Trương Bảo Thắng cũng có thể có thần thông, nhưng nếu biểu diễn nhiều lần, họ sẽ mất hết công lực và không còn làm được nữa.
Sức mạnh tâm linh cũng có thể giúp hành giả tiếp xúc được với chúng sinh của thế giới khác, chẳng hạn thế giới của người quá cố. Các thế giới đó chẳng phải ở đâu xa, chúng đều nằm trong A lại da thức.

Sức mạnh tâm linh có thể phá bỏ sự ngăn cách giữa quá khứ, hiện tại, vị lai, phát hiện thực tướng thời gian không có thật, khiến có thể tiên đoán chính xác sự kiện chưa xảy ra. Đây không phải là dự đoán, không dựa trên suy luận lô-gích, mà thấy đích xác sự kiện, nói chưa diễn ra là nói theo chủ quan về thời gian của người đời, chứ dữ liệu đã có trong a-lại-da thức. Chú bạch tuộc Paul chọn Tây Ban Nha chiến thắng Hà Lan trong Giải World Cup Bóng Đá 2010 tại Nam Phi trước khi diễn ra trận đấu và thực tế diễn ra đúng như vậy.

Quốc kỳ Tây Ban Nha
 Quốc kỳ Hà Lan
Bạch tuộc Paul tiên tri kết quả trận chung kết Worid Cup 2010, Tây Ban Nha và Hà Lan (https://www.youtube.com/watch?v=h-mZC7GaLWA)
Tiên tri của bạch tuộc Paul không phải ngẫu nhiên, vì 8 lần tiên đoán đều đúng 100% trong khi xác suất ngẫu nhiên để ra kết quả đúng trong 8 lần liên tiếp là rất thấp, không có đầu óc hoặc máy tính lô-gích nào làm được.
Sau đó không lâu, gần 4 tháng sau World Cup, bạch tuộc Paul tịch theo đúng truyền thống Phật giáo vì đã để lộ cho người đời thấy thần thông của mình, thọ hai tuổi rưỡi.
Về mặt luân hồi nghiệp chướng, lực học Thích Ca tác động tới kho dữ liệu của A-lại-da thức tạo ra nhân quả, tạo ra luân hồi tái sinh, trong trường hợp này lực ấy là nghiệp lực mà chúng sinh mê muội bị dẫn dắt để đi đầu thai, còn bậc giác ngộ, Bồ Tát  thì tự chủ gọi là sinh tử tự do như trường hợp của gia đình cư sĩ Bàng Uẩn
Kể chuyện gia đình cư sĩ Bàng Uẩn
Còn luân hồi tái sinh thì như trường hợp của nhà văn Huỳnh Đình Kiên đời Tống hoặc trường hợp sau ngay thời hiện đại
Trường hợp tái sinh của bé Quyết Tiến (link trực tiếp)
Tóm lại, lực học Thích Ca nói rằng tất cả lực đều là tâm, tất cả vật cũng đều là tâm, ngoài tâm không có vật, như lời của Lục Tổ Huệ Năng của Thiền tông Trung Quốc:
本來無一物 Bản lai vô nhất vật, Xưa nay vốn không có một vật nào
何處惹塵埃 Hà xứ nhạ trần ai? Bụi trần bám vào đâu?
Đừng tưởng rằng chỉ có các nhà đạo học nói năng mông lung mà không chứng minh được, các nhà khoa học hàng đầu thế giới ngày nay cũng đã đã nhận ra ý này. Heisenberg, (1901-1976 nhà vật lý lý thuyết người Đức, người khám phá ra nguyên lý bất định, nói: “Atoms and elementary particles…form a world of potentialities or possibilities, rather than one of things or facts…atoms are not things” (Nguyên tử và các hạt cơ bản…hình thành một thế giới tiềm thể hay có khả năng hiện hữu, chứ không phải một thế giới của vật thể hay sự vật có thật…Nguyên tử không phải là vật). Heisenberg nói tới một thế giới tiềm thể, có tiềm năng hiện hữu nhưng chưa hiện hữu, đó chính là cấu trúc ảo của vật chất mà nhà triết học Immanuel Kant (1724-1804) gọi là vật tự thể (Das ding an sich) bất khả tri, còn Phật giáo gọi là vô thủy vô minh. Cấu trúc ảo đó cần phải có nhất niệm vô minh khởi lên, hai cái vô minh tương tác thì vật mới hiện hữu thành sơn hà đại địa, cỏ cây sinh vật, nhà cửa xe cộ…Chính vì vật chất là ảo hóa nên Phật giáo mới nói “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”. Cảnh giới mà chúng ta thấy là thế lưu bố tưởng (tưởng tượng lưu truyền phổ biến ở thế gian), bậc thánh cũng có thế lưu bố tưởng, thấy y như người đời, nhưng vì không chấp đó là sự thật nên các ngài không có chấp trước tưởng, tức là vướng mắc trong ái dục, tham cầu, chấp ngã, chấp pháp dẫn đến khổ. Giác ngộ chỉ là thấy rõ tam giới chỉ là ảo, vận dụng được tâm lực một cách như ý, không còn vướng mắc trong luân hồi sanh tử.
Trong ba thứ lực học kể trên, lực học Newton và Einstein có thể đem lại cuộc sống tiện nghi cho con người bằng những phát minh sáng chế rất tài tình, chẳng hạn nhà cửa, xe cộ, máy bay, tàu thủy, máy vi tính, điện thoại di động…Nhưng tôi nghĩ chỉ có lực học Thích Ca mới đem lại cuộc sống giác ngộ, mưu cầu sự an lạc và hòa bình đích thực cho nhân loại và muôn loài chúng sinh một cách vững chắc.
Truyền Bình

Tiếp tục đọc

Vấn đề lớn nhất của Hy Lạp là bài xích CNTB

Vấn đề lớn nhất của Hy Lạp là văn hóa bài xích chủ nghĩa tư bản

Featured image: Saffron

 

Hiện nay chỉ trích văn hóa bị coi là không thích hợp về mặt chính trị, nhưng cho dù sử dụng đồng Euro hay đồng drachmas (đồng tiền của Hy Lạp – ND), ở trong hay ngoài của Liên minh châu Âu, Hy Lạp thực sự cần sắp xếp lại sự rối loạn chức năng về mặt văn hóa của họ. Tôi không nói về phong tục, truyền thống, kiến ​​trúc, âm nhạc, và chắc chắn là tôi không nói về thức ăn của nước này. Tôi đang nói về não trạng bài tư bản chủ nghĩa. Những cuộc đàm phán, giao dịch, phản giao dịch, trưng cầu dân ý, biểu tình và tất cả mọi thứ, hầu như, đều có rất ít ý nghĩa nếu người Hy Lạp không bỏ tư tưởng dựa vào nhà nước và tái phát hiện chủ nghĩa tư bản đặc thù của Hy Lạp.

Ví dụ tốt nhất là Argentina. Cuộc khủng hoảng nợ nần và chủ quyền được cho là có thể đưa quốc gia trở lại định hướng thị trường, đấy là khi chủ nghĩa xã hội ô dù của nhà nước, nghiện ngập nợ nần đã mất hết uy tín. Đó là một lý thuyết rất hay. Nhưng Argentina, mười ba năm sau khi vỡ nợ vào năm 2002, và sau nhiều năm lạm phát tăng cao, thiếu ngoại tệ, và tình trạng bất ổn kinh tế, vẫn bám chặt vào những người theo chủ nghĩa xã hội thích chi tiêu, thích can thiệp và cực kỳ ngu dốt, tiếp tục đưa nền kinh tế dâm đầu xuống đất. Lý do là văn hóa nền tảng chưa thay đổi. Khi nền văn hóa sai lầm, thì trên trở thành dưới, đen trở thành trắng, thất bại của chủ nghĩa xã hội lại thành thất bại của chủ nghĩa tư bản.

Trong tác phẩm Não trạng bài tư bản chủ nghĩa (The Anti-Capitalistic Mentality), Ludwig von Mises mô tả nền văn hóa bài tư bản chủ nghĩa như sau:

Ví dụ John Doe (nhà triết học và tâm lý học người Mỹ, 1859-1952, ND) cho rằng tất cả những ngành công nghiệp mới, tức là những ngành cung cấp cho ông ta những tiện nghi mà tổ tiên ông ta không hề biết là do một cái được gọi là tiến bộ tạo ra. Tích lũy tư bản, máu làm ăn và công nghệ không có đóng góp gì cho sự hình thành một cách tự phát của sự thịnh vượng đó. Chính người công nhân làm việc trên dây chuyền sản xuất là người làm gia tăng năng suất lao động…

Các tác giả của những lời giải thích phương pháp sản xuất tư bản chủ nghĩa như thế được các trường đại học coi là những nhà triết học vĩ đại nhất và những ân nhân của nhân loại và giáo lý của họ được hàng triệu người tôn kính, mà trong nhà của những người đó, bên cạnh các tiện nghi hiện đại khác còn có cả radio và TV nữa.

Nguy cơ lớn nhất đối với Hy Lạp không phải là chính sách thắt lưng buộc bụng hay vỡ nợ hoặc đồng euro hay đồng drachma. Và chắc chắn là không phải bị doạ đưa ra khỏi thị trường tín dụng – mà đó là nền văn hóa của Hy Lạp, một nền văn hoá chống lại thị trường tự do, thị trường không bị trói buộc và một nền văn hoá chỉ muốn dựa nhà nước.

Lấy ví dụ một nước Mỹ Latin khác: Venezuela. Sau khi bị lạm phát làm cho tê liệt suốt những năm 1980 và những năm 1990, năm 1998 cử tri đã bỏ phiếu Hugo Chavez, một người theo đường lối kế hoạch hoá tập trung, sẵn sàng chấp nhận lạm phát. Trong các cuộc bầu cử năm 2000, 2006 và 2012 họ lại bỏ phiếu cho ông ta, và năm 2013 thì bỏ cho người kế nhiệm ông ta là Nicolás Maduro, thậm chí ngay cả khi đất nước đang ở trong một vòng xoáy siêu lạm phát chết người và đang dẫn nền kinh tế đến sụp đổ hoàn toàn. Vấn đề của Venezuela cuối cùng không phải là quản lý tài chính kém cỏi mà là nền văn hóa bài tư bản chủ nghĩa.

Hy Lạp thì cũng thế. Sau khi đã được giảm nợ và tái cơ cấu các khoản nợ trong vòng năm mươi năm tiếp theo với lãi suất ưu đãi – và sau khi thực sự đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2014 bằng cách cắt giảm thuế và cắt quy mô chính phủ sơ cứng và cồng kềnh – nền văn hoá độc hại của Hy Lạp lại giành được thế thượng phong và bầu lên một nhóm người theo đường lối xã hội chủ nghĩa cứng đầu, để lôi đất nước xuống bùn một lần nữa. Ở phía bên kia của bàn đàm phán cũng là những người theo đường lối kế hoạch hoá tập trung của EU, IMF và ECB cũng không thể nào giúp đỡ được nước này. Nhưng, Hy Lạp ngồi kẹt giữa hai bên tham gia đàm phán đều theo kế hoạch tập trung vì người dân của họ chỉ thích đòi hưởng thụ chứ không đòi tự do.

Hầu hết các nước gặp rắc rồi – Nhưng một số thoát ra nhanh hơn một số khác

Bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào cũng có thể chi tiêu quá mức và gặp rắc rối về tài chính, và hầu hết đều đã gặp. Cách đây không lâu, vào năm 1976, nước Anh đã buộc phải cầu xin IMF và hy sinh chủ quyền tài chính của mình cho tổ chức đó. Nửa sau của thập niên 1970, tình hình tài chính của Anh cực kỳ lộn xộn. Năm 1971 Mỹ cũng không trả được nợ và lâm vào khủng hoảng kinh tế trong suốt những năm 1970. Nhưng cả hai nước đã thoát  ra được. Cũng như Chile, Uruguay, và Philippines sau những cuộc khủng hoảng ngân sách và tài chính trong những năm 1970 và 1980.

Nhưng một số không thoát ra được và tôi tin rằng điều đó sẽ xảy ra khi nền văn hóa dân tộc là hoặc đã trở thành chủ yếu là bài tư bản chủ nghĩa và người ta phụ thuộc vào nhà nước từ khi lọt lòng đến lúc chết. Ngoài Argentina và Venezuela, chúng ta còn thấy tình trạng bất ổn kinh tế và tài chính kéo dài sau những cuộc khủng hoảng đầy đau đớn của Zimbabwe, Ghana, Bolivia, Nigeria, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và bây giờ là các nước Nam Âu. Những quốc gia này dường như không học được gì từ những sai lầm của họ, vì dường như họ không muốn hoặc không thể xác định vị trí của bài học vì sự tù mù về trí tuệ trong môi trường văn hóa của họ.

Nhưng trên thực tế bài học khá rõ ràng. Cuộc khủng hoảng kinh tế có thể làm cho một dân tộc về cơ bản là ủng hộ chủ nghĩa tư bản (hay chủ yếu là ủng hộ chủ nghĩa tư bản) bị lạc đường hành động một cách kiên quyết và khéo léo. Nhưng sẽ không thể phục hồi nếu nền văn hóa lâm vào tình trạng bài tư bản chủ nghĩa theo kiểu trẻ con, dựa vào nhà nước và bài xích tinh thần kinh doanh năng động và tự chủ. Vì cuộc khủng hoảng có thể không làm cho quốc gia phục hồi mà còn làm cho dân tộc chìm sâu vào suy thoái hơn nữa. Chỉ có sự thay đổi về mặt văn hóa, mà đấy là kết quả của quá trình truyền bá những ý tưởng đúng đắn mới có thể làm cho Hy Lạp (và các nước khác) trở thành mảnh đất màu mỡ đủ sức chấp nhận những giải pháp thực tế. Nhu cầu truyền bá những tin tức tốt của chủ nghĩa tự do và thị trường rõ ràng là cấp bách hơn bao giờ hết.


 

Russell Lamberti là đồng sáng lập Viện Mises ở Nam Phi và là Chiến lược gia chính ở công ty tư vấn về phân tích đầu tư ETM. Ông là đồng tác giả cuốn Khi đồng tiền phá huỷ các quốc gia  (When Money Destroys Nations.)

 

Tác giả: Russell Lamberti
Dịch giả: Phạm Nguyên Trường

Lão tử, Khổng tử và Phật Thích ca mâu ni

Câu chuyện chưa kể trong lịch sử: Lão Tử, Khổng Tử và Phật Thích Ca Mâu Ni

Sau khi thời Xuân Thu đã đi qua được 2500 năm, ngoại trừ Phật gia không có học phái nào có thể ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Trung Hoa bằng Nho gia và Đạo gia. Bởi vậy, ông tổ của 3 gia phái này là Phật Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử và Lão Tử được người đời sau ngưỡng mộ và sùng bái.

Thật trùng hợp ở chỗ, ngày tháng 3 vị ấy ra đời chênh nhau không quá 20 năm. Theo góc nhìn lịch sử, thì 3 vị ấy là người của cùng một thời đại. Năm 571 Trước công nguyên, ngày 15 tháng 2 Lão Tử giáng sinh tại nước Sở, huyện Khổ (nay là huyện Lộc Ấp, Hà Nam). 5 năm sau, ngày 8 tháng 4 năm 566 Trước công nguyên Phật Thích Ca Mâu Ni giáng sinh ở Kim Ni Bạc Nhĩ. 15 năm sau, vào ngày 27 tháng 8 năm 551 Trước công nguyên, Khổng Tử ra đời tại Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông.

3 vị Thánh giả giáng sinh vào cùng một thời đại, ấy là sự trùng hợp của lịch sử hay là Ý Trời đã an bài như vậy?

Lão Tử

“Lão Tử” tên thật là Lý Nhĩ, tên tự là Bá Dương. “Lão” là ý gọi người tuổi cao Đức lớn. “Tử” là cách gọi bày tỏ lòng tôn kính đối với người khác. Tương truyền Lão Tử bẩm sinh có khí chất phi phàm, am hiểu chuyện xưa, giỏi việc lễ chế, từng đảm nhiệm chức quan “Thủ tàng thất sử” (tương đương với giám đốc thư viện quốc gia hoặc là giám đốc viện bảo tàng quốc gia) và chức Trụ hạ sử (tương đương với chức quan Ngự sử thời Tần, Hán). Lão Tử ở lại Lạc Dương nước Chu thật lâu, thấy rõ sự suy sụp của nhà Chu. Năm 500 trước công nguyên, trong hoàng tộc nhà Chu phát sinh cuộc nội chiến tranh giành ngôi vị, Lão Tử bị liên lụy và bị bãi quan. Lão Tử cảm thấy nhân thế hiểm ác, bèn rời đi. Ông lưu lạc khắp 4 phương trời nhưng không để ai biết danh tính của mình.

Ngày 1 tháng 9 năm 478 trước công nguyên, Lão Tử 93 tuổi đi về nước Tần. Lúc đi qua cửa Hàm Cốc, quan Lệnh tên là Doãn Hỷ ở đó xem bói đã biết trước là sẽ có một Thần nhân đi qua đây, bèn sai người quét dọn sạch sẽ 40 dặm đường để nghênh đón. Quả nhiên Lão Tử tới. Doãn Hỷ nói:“Tiên sinh Ngài muốn ẩn cư, sau này không còn được nghe Ngài dạy bảo nữa, kính xin tiên sinh viết sách để truyền lại cho hậu thế!”. Lão Tử tại Trung Nguyên chưa từng truyền thụ lại điều gì. Ông biết Doãn Hỷ trong mệnh đã định là sẽ đắc Đạo, bèn tạm dừng lại nơi này một thời gian ngắn, viết lại cuốn sách nổi tiếng ngàn đời: “Đạo Đức kinh”. Sau đó, Lão Tử ra khỏi cửa Hàm Cốc đi về phía Tây, vượt qua vùng Lưu Sa… Lưu Sa là chỉ vùng sa mạc lớn ở Tân Cương. Không ai biết cuối cùng ông đã đi về nơi đâu.

Khổng Tử từng đến kinh đô nước Chu, thỉnh giáo Lão Tử về Lễ chế. Một ngày, Khổng Tử cưỡi một chiếc xe cũ do trâu kéo, lắc la lắc lư tiến vào thành Lạc Dương – kinh đô của nước Chu. Ông đi lần này mục đích là để tham quan “Các nguyên tắc trị nước mà các vị Tiên vương đã dùng”, khảo sát “Nguồn gốc của Lễ Nhạc”, học tập “Các quy phạm đạo đức”, bởi vậy việc ông tới viếng thăm Lão Tử, vị quan tinh thông chế độ Lễ nghi và quản lý thư viện hoàng gia, ấy là an bài tối quan trọng [của Thiên thượng]. Khổng Tử sau khi hoàn thành việc khảo sát lần đó, đã nói một câu lưu truyền đời sau rằng: “Trong số rất nhiều học thuyết trên đời, ta chọn theo [học thuyết của] nhà Chu”. Chế độ Lễ nghi thời đại nhà Chu là phỏng theo Lễ chế thời đại nhà Hạ và nhà Thương làm cơ sở mà đặt định ra, và Khổng Tử chủ trương sử dụng Lễ chế của thời đại nhà Chu. Có thể thấy chuyến đi lần ấy của ông thu được ích lợi không hề nhỏ.

Khổng Tử bái kiến Lão Tử. Lão Tử hỏi Khổng Tử đọc sách gì, ông trả lời là đọc “Chu Dịch”, và Thánh nhân đều đọc sách này. Lão tử nói: “Thánh nhân đọc sách này thì được, còn ông vì sao cần phải đọc nó? Tinh hoa của quyển sách này là gì?”.

Khổng Tử trả lời: “Tinh hoa của nó là tuyên dương Nhân Nghĩa“.

Lão Tử nói: “Cái gọi là nhân nghĩa, đó là một thứ mê hoặc lòng người, giống như như muỗi rận ban đêm cắn người, chỉ có thể làm người ta thêm hỗn loạn và phiền não mà thôi. Ông xem, con chim Thiên nga kia không cần tắm rửa mà lông vũ tự nhiên vẫn trắng như tuyết, Quạ đen hàng ngày không nhuộm lông mà tự nhiên vẫn đen. Trời vốn là cao, đất vốn là dày, mặt trời mặt trăng từ trước tới nay đã phát ra ánh sáng rực rỡ, tinh thần từ trước tới nay chính là đã được an bài có trật tự, cây cỏ từ lúc sinh ra thì đã khác nhau. Nếu như ông tu Đạo, vậy cũng thuận theo quy luật tồn tại của tự nhiên, tự nhiên là có thể đắc Đạo. Tuyên dương những thứ nhân nghĩa để làm gì đây? Chẳng phải điều đó cũng đáng tức cười như việc vừa đánh trống vừa đi tìm một con dê thất lạc hay sao?”

Lão Tử lại hỏi Khổng Tử: “Ông cho rằng tự mình đắc Đạo rồi chưa?”.

Khổng Tử nói: “Tôi đã tìm cầu 27 năm rồi, vẫn chưa đắc được”.

Lão Tử nói: “Nếu như Đạo là một thứ hữu hình có thể tìm kiếm và dâng hiến cho con người, thì người ta sẽ tranh giành nó đem dâng tặng cho quân vương. Nếu như Đạo có thể đem tặng cho người khác, thì người ta sẽ đem tặng nó cho người thân. Nếu như Đạo có thể giảng rõ ra được, người ta sẽ đem nó giảng giải cho anh em của mình. Nếu như Đạo có thể truyền thụ cho người khác, thì người ta đều sẽ tranh nhau truyền nó cho con cái mình. Song những chuyện như thế là không thể được. Nguyên nhất rất đơn giản, Đạo ấy chính là thứ mà một người bình thường không thể nhận thức một cách chính xác được, Đạo tuyệt đối sẽ không thể nhập vào tâm của người thường được”.

Khổng Tử nói: “Tôi nghiên cứu ‘Thi Kinh’, ‘Thượng Thư’, ‘Lễ’, ‘Nhạc’, ‘Dịch’, ‘Xuân Thu’, giảng nói đạo lý trị quốc của các vị tiên vương, hiểu rõ con đường thành công của Chu Công, Triệu Công. Tôi đã lấy đó để bái kiến 70 quân vương, nhưng họ đều không chọn dùng chủ trương của tôi. Xem ra người ta thật là khó thuyết phục được!”.

Lão Tử nói: “Ông nói ‘Lục Nghệ’ ấy tất cả đều là những thứ xưa cũ của thời đại các tiên vương, ông nói những thứ đó để làm gì đây? Thành tựu tu học mà ông đạt được hôm nay cũng đều là những thứ xưa cũ rồi”.

Khổng Tử thỉnh giáo xong Lễ chế nhà Chu, liền quyết tâm trở về nước Lỗ khôi phục lại nguyên xi Lễ nghi của nhà Chu. Lão Tử đối với việc này vẫn bảo lưu ý kiến. Bởi vì Lễ tuy là cần phải có, nhưng muốn khôi phục toàn diện Lễ nghi nhà Chu, e rằng không thể làm được. Thời thế thay đổi, chút Lễ nghi nhà Chu ấy cũng không thích hợp với tình huống đương thời nữa. Vì vậy Lão Tử nói với Khổng Tử: “Ông theo lời những người đó, xương cốt của họ đều đã mục nát cả rồi, chỉ là những lời bàn luận của họ là còn tồn tại mà thôi. Hơn nữa quân tử gặp được thời cơ chính trị 1 thì liền theo chính, thời cơ không thích hợp thì cũng như cây cỏ bồng kia gặp sao yên vậy. Tôi nghe nói: Người giỏi kinh doanh đem cất giấu của cải hàng hóa, không cho người thác trông thấy, mặc dù giàu có nhưng dường như cái gì cũng không có. Người quân tử Đức cao thường bề ngoài cũng giống như người ngu độn, không để lộ chân tướng ra ngoài. Ông cần phải vứt bỏ tâm kiêu ngạo và dục vọng, vứt bỏ tâm thái và thần sắc mà ông đang có kia đi, vứt bỏ chí hướng quá truy cầu kia đi, bởi vì những thứ này đối với ông chẳng có chỗ nào tốt cả. Đó chính là những gì mà tôi muốn cho ông biết”.

Khổng Tử không biết nên trả lời ra sao, nhưng vẫn không buông bỏ chí hướng của mình: Đại trượng phu “biết rõ những việc không thể làm mà vẫn làm”. Tham quan xong các địa phương khác, Khổng Tử cáo từ Lão Tử, mang theo trong lòng những nỗi niềm phấn khởi xen lẫn với thất vọng mà rời kinh đô Lạc Dương của nhà Chu. Phấn khởi là vì học hỏi lễ giáo đã thành công, thất vọng là vì những lời khuyến cáo của Lão Tử. Phía sau lưng ông, một bia đá được dựng lên ghi lại mấy chữ: “Khổng Tử đến đất Chu học hỏi lễ nghi”.

Khổng Tử trở về, 3 ngày không nói chuyện. Tử Cống thấy kỳ lạ, bèn hỏi thầy chuyện là thế nào. Khổng Tử nói: “Chim, ta biết nó có thể bay; cá, ta biết nó có thể bơi; thú, ta biết nó có thể chạy. Có thể chạy thì ta có thể dùng lưới giăng bắt nó, có thể bơi thì ta có thể dùng dây tơ mà câu, có thể bay thì ta có thể dùng cung tên bắn được nó. Còn như con rồng, ta không biết nó làm sao có thể lợi dụng sức gió mà bay tới tận trời cao. Ta hôm nay gặp mặt Lão Tử, ông ấy cũng như con rồng kia thâm sâu không thể đo lường nổi!”.

Đó chính là sự khác nhau cơ bản giữa một Giác Giả độ nhân và một nhà tư tưởng của nhân gian. Cái gọi là “Đạo bất đồng bất tương vi mưu” (Tạm dịch: không cùng một trình độ tu Đạo thì tâm cảnh cũng khác nhau xa), chính là tình huống như thế này. Đạo lý của Lão Tử vi diệu khó có thể hiểu nổi, bởi vì ấy là lời giáo huấn của Thần. Lời của Khổng Tử chẳng qua chỉ là học vấn của con người, là quy phạm đạo đức và hành vi của loài người mà thôi.

Khổng Tử

Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu, tên tự là Trọng Ni, sinh vào nước Lỗ năm 551 trước công nguyên.

Khi lớn lên, Khổng Tử từng làm một chức quan nhỏ chuyên quản lý kho tàng, xuất nạp tiền lương công bằng chuẩn xác. Ông cũng từng đảm nhiệm chức quan nhỏ chuyên quản lý nông trường chăn nuôi, súc vật sinh trưởng rất tốt. Nhờ vậy ông được thăng chức lên làm quan Tư không, chuyên quản lý việc xây dựng công trình. Khổng Tử thân cao 9 xích 6 tấc (xích là đơn vị đo lường cổ Trung Hoa = 1/3 mét), mọi người đều gọi ông là “Người cao lớn”, cho rằng ông là người phi thường.

Sau khi Khổng Tử tới đất Chu học hỏi Lễ nghi trở về lại nước Lỗ, các học trò theo ông học tập dần dần đông lên. Có thể nói Khổng Tử là người thầy tư nhân chuyên thu nhận học trò đầu tiên trong lịch sử giáo dục Trung Quốc. Trước thời ông, trường học hoàn toàn là của nhà nước. Khổng Tử sáng lập ra trường học tư, thu nhận nhiều đồ đệ, đưa giáo dục mở rộng cho bình dân, đem tri thức văn hóa truyền bá cho dân gian, có cống hiến thật to lớn đối với giáo dục thời cổ đại.

Lúc Khổng Tử 35 tuổi tới nước Tề. Tề Cảnh Công thỉnh giáo Khổng Tử về đạo trị nước. Khổng Tử nói: “Quân vương cần phải có phong thái của quân vương, bề tôi cần phải có phong thái của bề tôi, cha cần có phong thái của người cha, con cần có phong thái của con”. Cảnh Công nghe xong nói: “Cực kỳ đúng! Nếu quân vương không ra quân vương, bề tôi không ra bề tôi, cha không ra cha, con không ra con, thì cho dù có rất nhiều lương thực, ta làm sao có thể ăn được đây!”. Ngày khác Cảnh Công lại thỉnh giáo Khổng Tử về Đạo lý trị quốc, Khổng Tử nói: “Quản lý quốc gia cần nhất là tiết kiệm chi tiêu, ngăn chặn lãng phí từ gốc rễ”. Cảnh Công nghe xong rất phấn khởi, định đem đất Ni Khê phong thưởng cho Khổng Tử.

Yến Anh khuyên can nói: “Loại nhà Nho này, có thể nói đạo lý, không thể dùng pháp luật mà ràng buộc được họ. Họ cao ngạo tùy hứng, tự cho mình là đúng. Họ coi trọng tang lễ, dốc hết tình cảm bi thương, an táng trọng thể mà không ngại bị khuynh gia bại sản. Họ đi khắp nơi du thuyết, cầu xin quan lộc. Bởi vậy không thể dùng họ để quản lý quốc gia được. Hiện nay Khổng Tử nói về dung mạo phục sức, đặt định lễ tiết thượng triều hạ triều rườm rà, chính là mấy đời người cũng học tập không xong được, cả đời cũng làm không được thông. Nếu Ngài muốn đem bộ những thứ này để thay đổi phong tục của nước Tề, e rằng không phải là biện pháp tốt để dẫn dắt trăm họ”.

Yến Anh khuyên can có hiệu quả. Sau đó Tề Cảnh Công tiếp đãi Khổng Tử rất có lễ độ, nhưng không còn hỏi về những vấn đề có liên quan đến Lễ nữa. Trong số các quan đại phu nước Tề có người muốn mưu hại Khổng Tử. Cảnh Công nói với Khổng Tử: “Ta đã già rồi, không thể bổ nhiệm quan tước cho ông được nữa”. Thế là Khổng Tử rời Tề trở về Lỗ.

Tại nước Lỗ, Khổng Tử tuy về mặt chính trị có rất nhiều thành tích, cũng từng làm một vài chuyện lớn, nhưng con đường làm quan không hề trôi chảy. Có lần nhà Vua chủ trì một đại lễ tế Trời, quan đại phu Tam Hoàn cố tình không chia cho ông một khối thịt tế nào. Đó là loại hình phạt nghiêm khắc nhất trong Chế độ Lễ nghi của nhà Chu. Khổng Tử biết con đường làm quan của mình không có hy vọng gì, bèn rời quê nhà đi dạy học bốn phương trời, tuyên truyền những chủ trương chính trị của mình.

Lúc đó Khổng Tử khoảng chừng 50 tuổi. Ông không nề hà khổ nhọc, dùng 13 năm để dẫn dắt học trò chu du các nước, đi du thuyết khắp nơi. Nhưng các nước đều không chấp thuận chủ trương của ông. Năm 63 tuổi, Khổng Tử trở lại nước Lỗ. Cuối cùng nước Lỗ cũng không trọng dụng Khổng Tử, mà Khổng Tử cũng không muốn ra làm quan nữa.

Tuy là một người tuổi đã gần đất xa trời, nhưng ngọn lửa tư tưởng trong 9 năm cuối đời đã phát huy được thành tựu rực rỡ. Khổng Tử dốc lòng thu nhận học trò, biên soạn điển tịch, tạo thành một hệ thống tư tưởng Nho học trong 9 năm cuối đời mình.

Thời đại Khổng Tử, nhà Chu đã suy, Lễ nhạc đã phôi pha, ‘Thi’, ‘Thư’ cũng không còn toàn vẹn nữa. Khổng Tử tìm tòi nghiên cứu chế độ lễ nghi của 3 thời đại Hạ, Thương, Tây Chu, biên định “Thượng thư”, “Lễ ký”. Khổng Tử sau khi từ nước Vệ trở về nước Lỗ, thì bắt đầu đính chính lại Thi Nhạc, khiến cho “Nhã”, “Tụng” đều khôi phục lại được nhạc điệu ban đầu. “Kinh Thi” vốn có 3000 bài được truyền lại từ thời cổ đại. Đến thời Khổng Tử, ông cắt bỏ những chỗ trùng lặp, lựa chọn trong đó những bài phù hợp cho việc dạy bảo Lễ Nghĩa.

Lúc về già Khổng Tử thích nghiên cứu “Chu Dịch”. Ông giải thích về “Thoán từ”, “Hào từ”, “Quái”, “Văn ngôn”. Khổng Tử đọc Chu Dịch rất siêng năng, đến nỗi sợi dây da trâu buộc sách đã nhiều lần bị mòn đứt. Ông nói: “Để ta sống lâu thêm vài năm nữa, ta có thể nắm vững và giải thích rõ ràng nội dung và đạo lý trong từng câu văn của “Chu Dịch””.

Khổng Tử nói: “Quân tử lo lắng nhất chính là sau khi chết không lưu lại được tiếng thơm. Chủ trương của ta không thể thực thi, ta lấy gì để cống hiến cho xã hội và lưu danh hậu thế đây?”. Bèn căn cứ vào các sách lịch sử của nước Lỗ biên soạn ra bộ “Xuân Thu”, trên từ năm Lỗ Ân Công đầu tiên (722 TCN) xuống tới năm Lỗ Ai Công thứ 14 (481 TCN), tổng cộng 12 đời vua nước Lỗ. Lấy nước Lỗ làm trung tâm để biên soạn, tôn thờ Hoàng tộc nhà Chu làm chính thống, lấy sự tích Ân Thương làm tham khảo, mở rộng và phát triển truyền thống các thời đại từ đời Hạ, Thương, Chu, lời văn súc tích uyên thâm.

Cuối cùng Khổng Tử biên soạn xong “Lục Nghệ” là Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân thu. Khổng Tử dùng Thi, Thư, Lễ, Nhạc làm tài liệu giảng dạy học trò, đến học có ước chừng tới 3000 đệ tử, trong đó hiền nhân quân tử có 72 người. Chưa kể nhiều học trò chưa chính thức nhập tịch ở khắp nơi nữa.

Lúc Khổng Tử lâm bệnh, Tử Cống đến thăm viếng thầy. Khổng Tử thở dài, nói ngay: “Thái Sơn sắp đổ rồi, rường cột sắp gãy rồi, người trí tuệ sắp chết rồi!”. Nước mắt chảy dài, nói với Tử Cống: “Thiên hạ từ lâu đã mất đi đạo lý thông thường, không có ai tiếp nhận chủ trương của ta cả …”. 7 ngày sau Khổng Tử qua đời, hưởng thọ 73 tuổi, nhằm vào ngày Kỷ Sửu, tháng 4 năm 479 trước công nguyên.

Sách “Luận Ngữ” chính là do đệ tử của Khổng Tử căn cứ theo lời nói và việc làm của ông mà biên soạn thành. Đó là tư liệu trực tiếp nhất để cho chúng ta hôm nay hiểu biết về Khổng Tử. Khổng Tử cho người ta biết thế nào là “Trung dung”, vì đời sau mà đặt định ra quy phạm làm người theo “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”. Ảnh hưởng của ông đối với văn hóa Trung Quốc và cả vùng Đông Nam Á là rất to lớn.

Tư Mã Thiên nói: “Trong kinh “Thi” có câu nói như thế này: “Cái giống như núi cao khiến người ta chiêm ngưỡng, cái giống như đại Đạo khiến người ta tuân theo”. Từ xưa tới nay trong thiên hạ, Quân Vương và người tài đức thì có cũng nhiều. Họ khi đang còn sống đều vinh hoa quý hiển, nhưng chết đi rồi thì chẳng còn lại chút gì. Khổng Tử là một người bình dân, nhưng những người đọc sách đều tôn ông làm thầy. Từ Thiên tử, Vương Hầu đến nhân dân cả nước, những ai nói về “Lục Nghệ” thì đều xem học thuyết ấy của Khổng Tử là chuẩn tắc cao nhất. Có thể nói Khổng Tử là một Thánh nhân chí cao vô thượng”.

Tư Mã Thiên đã đánh giá rất đúng.

Phật Thích Ca Mâu Ni

Trong lúc Đại Đạo Trung Quốc đang được lưu truyền tại mảnh đất Thần Châu, thì đồng thời tại Ấn Độ – cũng là quốc gia có nền văn minh lâu đời tại phương Đông – Phật Pháp mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã được truyền rộng.

Thích Ca Mâu Ni giáng sinh tại Kapilavastu (Ca tỳ La vệ), một đất nước tại vùng đất Ấn Độ xưa kia. Mẹ của ông là Hoàng hậu Mayadevi (hoàng hậu Ma Da) sinh hạ ông tại Lumbini (nằm ở Nam Nepal ngày nay) trên đường trở về nhà mẹ đẻ của bà. Người ta đồn rằng khi Thích Ca Mâu Ni giáng sinh, liền bước đi 7 bước, mỗi bước đi sinh ra một đóa hoa sen. Một tay chỉ lên trời, một tay trỏ xuống đất ông nói “Phía dưới Thiên Đàng và bên trên mặt đất, chỉ có ta là nhất”. Đây thực ra là chuyện đơm đặt của hậu thế. Trong vũ trụ này, có vô số Thần Phật của vô số Thiên Đàng, có ai dám kiêu căng khoác lác như thế không? Thích Ca Mâu Ni không bao giờ làm như vậy. Câu chuyện này thực sự chỉ là kết quả của những tình cảm tôn giáo cuồng tín của người đời sau mà thôi. Một vị Phật chỉ muốn người đời tu luyện theo lời dạy bảo của họ, chứ không muốn người ta dựng chuyện lên để mà tâng bốc.

Thích Ca Mâu Ni từ thuở nhỏ đã có tấm lòng từ bi thương xót chúng sinh và luôn đi tìm ý nghĩa chân chính của đời người. Năm ông 19 tuổi, Thích Ca Mâu Ni rời bỏ ngai vàng, rời khỏi hoàng cung đi tu luyện. Ấn Độ thời bấy giờ có đủ loại tông phái và đường lối tu luyện khác nhau. Đầu tiên Thích Ca Mâu Ni tu theo pháp “vô tưởng định” (Samadi) 3 năm và cuối cùng đã đạt tới cảnh giới này. Nhưng ông cho rằng đó không phải là Đạo, không phải là chân lý tột cùng, cho nên ông từ bỏ nó. Sau đó ông lại tu theo “Phi tưởng – phi phi tưởng định” 3 năm, thành công rồi nhưng ông thấy rằng đó cũng không phải là Đạo, nên cũng từ bỏ. 2 lần, Thích Ca Mâu Ni từ bỏ những điều mà ông biết chắc ấy không phải là Đạo. Ông không thể tìm thấy một vị chân sư nào cả, cho nên ông tự mình tới một ngọn núi băng giá phủ đầy tuyết trắng để tu hành khổ hạnh. Mỗi ngày ông chỉ ăn một ít hoa quả khô và chịu đói đến mức toàn thân khô héo. Ông khổ tu như vậy để tìm chân lý. Nhưng 6 năm trôi qua, ông nhận ra rằng khổ hạnh cũng không phải là Đạo, bèn xuống núi.

Thích Ca Mâu Ni đi tới bờ sông Hằng. Vì quá gầy yếu xanh xao, ông ngã xuống hôn mê bất tỉnh. Một người phụ nữ làm nghề chăn dê tình cờ đi qua, và cho ông một ít váng sữa. Thích Ca Mâu Ni ăn và phục hồi sức lực. Nhưng ông không có cách nào tìm thấy một vị chân sư có thể hướng dẫn cho mình, nên ông vượt qua sông Hằng, tới dưới một tán cây Bồ Đề, ngồi xuống và thiền định. Ông thề rằng nếu không trở thành một bậc “Vô thượng chính đẳng chính giác” thì ông thà chết tại nơi này.

Thích Ca Mâu Ni thiền định dưới tán cây Bồ Đề ấy trong 49 ngày. Buổi sáng ngày thứ 49, ông ngẩng đầu lên nhìn trời, và nhìn thấy được những ngôi sao sáng trên bầu trời. Cũng trong một cái nhìn ấy, thần thông và các quyền năng siêu phàm của ông lập tức nổ tung, và tư tưởng của ông khai mở. Ông lập tức nhớ lại mọi điều mà ông đã từng tu luyện trước kia, hiểu được kiếp sống hiện tại và nhiều kiếp trước của mình, và tất cả những điều khác nữa mà ông cần phải biết sau khi khai ngộ. Bởi vì năng lượng phóng ra trong quá trình khai công khai ngộ, một chấn động lớn xuất hiện trong phạm vi địa lý rộng lớn xung quanh ông. Người ta cho rằng ấy là một trận động đất nhẹ, núi đổ hay sóng thần, nhưng thực ra đó là do sự khai ngộ của Thích Ca Mâu Ni. Đương nhiên năng lượng của Phật là từ bi và không làm hại ai cả. Sau 12 năm tu luyện vô cùng gian khổ, Thích Ca Mâu Ni rốt cuộc đã ngộ Đạo. Sau đó, Phật Thích Ca Mâu Ni liền bắt đầu cuộc đời truyền Pháp 49 năm của mình.

Đặc điểm của pháp môn tu luyện mà Thích Ca Mâu Ni truyền dạy là Giới, Định, Huệ. Giới chính là cấm tất cả dục vọng và tâm cố chấp, định là nói về người nhập định tu hành, huệ là nói về người khai ngộ khai huệ. Đại tạng kinh có mấy vạn quyển, đều không lìa xa 3 chữ này. Đương nhiên, hình thức biểu hiện của nó rất phong phú phức tạp, nhưng thực chất chính là 3 chữ này.

“Mọi người đều biết rằng Bà La Môn giáo là Thích Ca Mâu Ni phản đối nhiều nhất. Ông cho rằng [nó] là một tà giáo, nó cùng với Phật Giáo của Thích Ca Mâu Ni là đối lập [với nhau] nhất. Kỳ thực tôi cho chư vị biết rằng: Thích Ca Mâu Ni chống đối Bà La Môn giáo chứ không phải chống đối Thần của Bà La Môn giáo. Thần mà Bà La Môn giáo tin theo vào thời kỳ nguyên thủy nhất đều là Phật, [họ] tin theo chính là các vị Phật trước thời Thích Ca Mâu Ni. Nhưng qua thời gian quá lâu dài, con người không còn tin Phật nữa, khiến cho tôn giáo này trở thành tà giáo, thậm chí [họ] sát sinh để tế lễ Phật. Cuối cùng, Thần mà họ tin tưởng và tôn thờ kia cũng không còn là hình tượng Phật nữa, [họ] bắt đầu tin theo và thờ phụng yêu ma quỷ quái có hình tượng quái vật. Con người đã làm cho tôn giáo trở thành tà”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Houston).

Lời nói và việc làm của mọi người đều trái với những điều mà các vị Phật thời tiền sử dạy bảo. Như vậy, Bà La Môn giáo tiến vào thời Mạt pháp. Trong thời gian ấy, Phật Pháp của Thích Ca Mâu Ni bắt đầu truyền rộng ra tại Ấn Độ. Bởi Pháp mà Thích Ca Mâu Ni truyền chính là chính Pháp, trong quá trình truyền Pháp, Thích Ca Mâu Ni không ngừng bác bỏ các giáo lý của các tôn giáo khác, cho nên không ngừng có những người rời bỏ ngoại đạo đến quy y Phật giáo. Như một trong những đồ đệ của ông, người mà sau này trở thành Xá Lợi Phất ban đầu là người của Bà La Môn giáo. Ông cùng Thích Ca Mâu Ni tranh luận, biết Phật Thích Ca Mâu Ni đang truyền chính pháp, bèn rời bỏ Bà La Môn giáo và trở thành người đệ tử có trí tuệ cao nhất của Phật Thích Ca Mâu Ni. Như vậy, Phật Pháp mà Thích Ca Mâu Ni truyền càng lúc càng cường thịnh, còn các tôn giáo kia càng lúc càng suy tàn. Phật Pháp dần dần bị các tôn giáo kia kỳ thị và phản đối. Trong thời gian mâu thuẫn tôn giáo lên đến đỉnh điểm, xuất hiện sự kiện các đệ tử Phật giáo bị sát hại một cách công khai. Người đệ tử có Thần thông nhất là Mục Kiền Liên bị những kẻ ngoại đạo lăn đá từ trên núi xuống đè chết, trở thành đệ tử đầu tiên của Phật Thích Ca Mâu Ni chết vì lý tưởng của Phật giáo. Ngoại đạo còn bắt bớ đệ tử của Phật Thích Ca, ném họ vào hầm lửa, hoặc trói vào cột rồi dùng cung tên bắn chết. Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni không còn tại thế, 500 đệ tử của Phật từng bị người ta chém đầu. Sự kiện bức hại ấy khiến người ta vô cùng đau xót!

Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni không còn trên thế gian, các tôn giáo khác bắt đầu hưng thịnh trở lại. Phật giáo ở Ấn Độ trải qua nhiều lần cải tổ, cuối cùng đã kết hợp với những thứ của Bà La Môn giáo, biến thành một loại tôn giáo mới là Ấn Độ giáo. Ấn Độ giáo không còn tin Thích Ca Mâu Ni, cũng không thờ phụng một vị Phật nào cả. Do vậy, Phật giáo sinh ra tại Ấn Độ, cuối cùng lại dần dần bị tiêu biến ở Ấn Độ. Song tại Đông Nam Á, tại Trung Quốc, Phật Pháp đã truyền rộng khắp nơi, ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa của những quốc gia này.

[Theo nguồn: Chanhkien.org]

Tiếp tục đọc

Sài Gòn năm 1972 qua ảnh của một phóng viên Pháp

Rate This

Đatviet

(Ảnh) – Trong sách ảnh L’adieu a Sài Gòn (Tạm biệt Sài Gòn) của phóng viên ảnh Pháp Raymond Depardon, nhiều hình ảnh đặc sắc về Sài Gòn năm 1972 đã được ghi lại.

Một sinh viên trường Sĩ quan Không Quân dạo chơi với bạn gái khi được nghỉ phép cuối tuần ở đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn năm 1972.
Một sinh viên trường Sĩ quan Không Quân dạo chơi với bạn gái khi được nghỉ phép cuối tuần ở đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn năm 1972.
Rạp phim REX ở góc đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ.
Rạp phim REX ở góc đường Lê Lợi – Nguyễn Huệ.
Đại gia đình trên chiếc xe Honda ở góc đường Lê Lợi - Phan Bội Châu, gần bùng binh chợ Bến Thành.
Đại gia đình trên chiếc xe Honda ở góc đường Lê Lợi – Phan Bội Châu, gần bùng binh chợ Bến Thành.
Các bóng hồng trên đường Phan Bội Châu.
Các bóng hồng trên đường Phan Bội Châu.
Những chiếc xích lô ở ngã tư Pasteur - Gia Long (đường Lý Tự Trọng ngày nay).
Những chiếc xích lô ở ngã tư Pasteur – Gia Long (đường Lý Tự Trọng ngày nay).
Trên Công trường Lam Sơn.
Trên Công trường Lam Sơn.
Một cặp đôi trên đường Nguyễn Huệ.
Một cặp đôi trên đường Nguyễn Huệ.
Tà áo dài ở khu vực bến Bạch Đằng.
Tà áo dài ở khu vực bến Bạch Đằng.
Chiều buông trên đại lộ Hàm Nghi.
Chiều buông trên đại lộ Hàm Nghi.
Quán bar dành cho lính Mỹ trên đường Nguyễn văn Thoại (nay là đường Lý Thường Kiệt).
Quán bar dành cho lính Mỹ trên đường Nguyễn văn Thoại (nay là đường Lý Thường Kiệt)

Tiếp tục đọc

Khí phách Trần Quang Cơ

Khí phách Trần Quang Cơ

BBC

TS Đinh Hoàng Thắng

Gửi cho BBCVietnamese.com từ Hà Nội

29-06-2015
Ông Trần Quang Cơ (ở giữa, complet màu tối) đã tham gia quá trình bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ

Ông Trần Quang Cơ (ở giữa, complet màu tối) đã tham gia quá trình bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ

Chắc hẳn nhiều người còn nhớ buổi giao ban năm ấy… Với sắc mặt thất thần, ông Trần Quang Cơ gần như gào to giữa phòng họp: “Mọi người biết không, người ta sắp cắt thủ cấp Nguyễn Cơ Thạch để dâng cho nước ngoài rồi”.

Đoán “triều đình” có biến, lũ chúng tôi (những đứa lần đầu được dự giao ban), chẳn Tiếp tục đọc

BẤT AN TÚI TIỀN, CHẠY KHỎI TRUNG QUỐC

18.6.15

Hàng tỷ USD được rút khỏi Trung Quốc trong một thời gian ngắn đang góp phần hình thành một làn sóng dòng tiền rời bỏ thị trường này.

Hàng chục tỷ USD rời Trung Quốc

Tờ Bloomberg vừa trích dẫn số liệu từ EPFR Global cho thấy, chỉ trong một tuần hồi đầu tháng 6, các quỹ đầu tư đã rút tổng cộng 9,2 tỷ USD khỏi các thị trường mới nổi, trong đó có 6,8 tỷ USD rút khỏi thị trường Trung Quốc.

Làn sóng rút tiền khỏi các thị trường mới nổi hình thành trong một năm qua do giới đầu tư kỳ vọng vào sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ và đồng USD. Ban đầu, nó khá nhẹ nhàng, năm 2014, các quỹ đã rút khỏi các thị trường này 24 tỷ USD và tính từ đầu năm cho tới gần giữa tháng 6 là 26 tỷ USD.

Con số gần 7 tỷ USD rút ra khỏi thị trường Trung Quốc trong vòng một tuần qua là rất lớn. Đây là mức cao nhất trong gần chục năm qua và là một tín hiệu bất thường khi TTCK nước này tăng tới hơn 150% trong vòng một năm qua. Giá trị TTCK nước này hôm 15/6 lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 10 nghìn tỷ USD, gấp đôi so với TTCK Nhật và bằng 40% so với TTCK Mỹ. Tiếp tục đọc

Truyền thông Trung Quốc tiết lộ những bí mật đầy thống khổ của Marx những năm cuối đời

Dương Nhất Phàm 09-06-2015 Ngày 6 tháng 6, truyền thông của Trung Quốc đại lục đã tiết lộ rằng, cha đẻ của Chủ nghĩa Cộng sản Karl Marx đã giã từ cõi thế một cách đầy đau đớn với một thân thể đầy bệnh tật và những ung nhọt. Trong hình đang chụp các công nhân Đức đang tiến hành di dời một bức tượng của Marx tại thành phố Berlin. Bức tượng này được Đảng Cộng sản Đông Đức dựng lên vào năm 1986 (Getty Images) Ngày 6 tháng 6, truyền thông của Trung Quốc đại lục đã tiết lộ rằng, cha đẻ của Chủ nghĩa Cộng sản Karl Marx đã giã từ cõi thế một cách đầy đau đớn với một thân thể đầy bệnh tật và những ung nhọt. Tiếp tục đọc

Còn sớm để nói…. ( tham khảo vĩ mô cho biết)

‘Còn sớm để nói lãnh đạo VN sẽ ngả về đâu’

Thời sự
8.6.15

Thay đổi trong thành phần ‘bộ tứ’ lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước Việt Nam trong Đại hội 12 của ĐCSVN tới đây vẫn còn là một dấu hỏi chưa có lời giải.

Hiện vẫn còn có phần quá sớm và có thể là ‘khá rủi ro’ để nhận định ‘bộ tứ lãnh đạo’ tương lai của Việt Nam sau Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam (sự kiện được dự kiến diễn ra vào đầu năm 2016) sẽ ngả về gần Mỹ hơn là Trung Quốc, hay ngược lại, theo Tiến sỹ Nguyễn Quang A từ Hà Nội.
Gần đây, trong một trao đổi với Tọa đàm Trực tuyến của BBC về quan hệ Việt – Mỹ, một nhà nghiên cứu từ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp nêu quan điểm cho rằng có thể sẽ có sự dịch chuyển trong cán cân của lãnh đạo cao cấp Bộ Chính trị Việt Nam trong quan hệ tay ba Việt – Mỹ – Trung.
Ông Lê Hồng Hiệp, người đang là khách mời nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, nói: Tiếp tục đọc

Luật và thực thi luật ở Việt Nam đứng ở vị trí nào?

Luật pháp của Việt Nam tốt hơn bao nhiêu nước trên thế giới?
Ezlaw Reply A+ A-

Bắt đầu từ năm 1996 Ngân hàng thế giới (World Bank) đã tạo ra “chỉ số chính phủ” (world governance indicators) đánh giá 215 quốc gia trên thế giới. Các nhà đầu tư quốc tế sử dụng chỉ số này, bao gồm 6 chỉ số con, để đánh giá, dự đoán ảnh hưởng của tình hình chính trị, luật pháp tại các nước này để đưa ra các quyết định đầu tư của họ.

Điểm đáng lưu ý là chỉ số chính phủ dựa thuộc khá nhiều vào tình hình luât pháp của một đất nước. Tại bài này Ezlaw sẽ so sánh 6 chỉ số con của chỉ số chính phủ Việt Nam với 3 nước: Mỹ, Trung Quốc, và Philippines (đất nước trong khu vực Đông Nam Á có GDP tính trên đầu người cao hơn VIệt Nam một bậc).

Hãy thử xem tình hình luật pháp của Việt Nam đang đứng ở đâu trên thế giới
*Lưu ý rằng các thang bậc được đánh giá dưới đây dựa trên xếp hạng phần trăm, tức 100% nghĩa là xếp hạng 1 (tốt nhất), và 0% nghĩa là xếp hạng 215 (thấp nhất) trên 215 nước. Tiếp tục đọc

Biển Đông: Cố gắng không chớp mắt

The Economist

Người dịch: Trần Văn Minh

30-05-2015

H1

Khi Trung Quốc tự khẳng định là một cường quốc hải quân và không quân, và khi Mỹ phản ứng lại, nguy cơ đối đầu càng gần hơn

Các quan chức Mỹ đang mất dần kiên nhẫn với Trung Quốc. Ngày 22 tháng 5, phó tổng thống Joe Biden đã nói thẳng. Ông cảnh báo sinh viên tốt nghiệp đại học hải quân về “đường nứt địa chấn mới” đang nổi lên giữa các cường quốc. Ông cho biết, Trung Quốc đang thách thức tự do hàng hải ở Biển Đông bằng việc bồi đắp các rạn san hô đang tranh chấp với “quy mô lớn”. Hai ngày trước đó, Mỹ đã thể hiện sự bực bội bằng cách gửi một máy bay do thám tới gần một trong những rạn san hô, là nơi Trung Quốc đang xây dựng một phi đạo. Các chuyến bay bí mật như thế là thông thường, nhưng lần này thì khác. Chiếc máy bay cũng mang theo một đội người của CNN, và họ đã phát ra phản ứng gắt gỏng của hải quân Trung Quốc thông qua làn sóng truyền thanh bằng tiếng Anh như sau: “Hãy rời khỏi khu vực ngay lập tức để tránh những tính toán sai lầm”.

Các quan chức và phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã phản ứng một cách giận dữ trước cuộc tấn công ngôn từ của Mỹ (được phụ thêm với cảnh quay sống động của CNN trong chuyến công tác của máy bay do thám trên đá Chữ Thập, cho thấy cát được những tàu hút bùn Trung Quốc hút từ dưới đáy biển và phun lên hòn đảo đang thành hình). Ngày 25 tháng 5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Mỹ chấm dứt “hành vi khiêu khích”. Hoàn Cầu Thời báo, một tờ báo nhà nước nổi tiếng với quan điểm cứng rắn, cho rằng cuộc chiến sẽ “không thể tránh khỏi” nếu Mỹ tiếp tục phàn nàn về việc xây dựng đảo. Ngày 24 tháng 5, tờ Nhân Dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản, đã cảnh báo Mỹ rằng những kẻ “làm tổn thương người khác” có thể “kết cuộc sẽ gây tổn thương cho chính họ”.

Đáng tiếc, những lời lẽ gay gắt đó cho đến nay vẫn không thể so sánh với những hành vi quân sự nóng nảy ngay trong hoặc trên biển. Cả Mỹ và Trung Quốc đang cố gắng tránh xung đột. Nhưng để làm rõ lập trường của mình, Mỹ đang xem xét các bước đi có thể được Trung Quốc xem là mối đe dọa. Các chuyến bay do thám của Mỹ, cũng như sứ mạng tương tự của các tàu hải quân, cho đến nay vẫn giữ khoảng cách tối thiểu 12 hải lý (22km) tính từ các rạn san hô mà họ đang theo dõi. Đó sẽ là giới hạn bên ngoài về chủ quyền của Trung Quốc nếu các rạn san hô thực sự là đảo (tức là, vĩnh viễn nhô trên mặt biển) và thực sự của Trung Quốc. Hiện nay, Ngũ Giác Đài đang xem xét liệu có nên thách thức giới hạn này.

Trung Quốc từ lâu đã cho biết họ sở hữu hầu hết các rạn san hô và hòn đảo ở Biển Đông, và cũng khẳng định chủ quyền mơ hồ trên hầu hết vùng biển này. Các nước khác quanh vùng biển này phản đối tuyên bố chủ quyền đó (Việt Nam và Philippines đều nói họ sở hữu đá Chữ Thập). Mỹ sẽ không đứng về bên nào trong các cuộc tranh luận chủ quyền, nhưng họ nói tranh cãi nên được giải quyết một cách hòa bình, không gây ảnh hưởng đến tự do hàng hải. Cảnh báo của Trung Quốc đối với máy bay do thám Mỹ cho thấy họ đang cố gắng áp đặt các hạn chế lên giao thông quân sự.

Mặc dù với lời than phiền ngày càng công khai của Mỹ, vẫn chưa thấy thay đổi trong nhịp bước điên cuồng của những nỗ lực bồi đắp đảo của Trung Quốc trên nhiều rạn san hô (ảnh ghi là các bức ảnh do một máy bay Mỹ do thám về công việc bồi đắp trên đá Chữ Thập). Ngày 26 tháng 5, Bộ Quốc phòng Trung Quốc phát hành “sách trắng” về chiến lược quân sự. Sách này nói rằng, đất nước nên xây dựng một “lực lượng hải quân hiện đại” để bảo vệ “quyền và lợi ích hàng hải” của Trung Quốc, bao gồm cả ở Biển Đông. Ông Ash Carter, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết một ngày sau đó rằng, hành động của Trung Quốc trong khu vực cho thấy họ đã vượt ra khỏi “chuẩn mực quốc tế làm nền tảng cho cấu trúc an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc lo ngại rằng Trung Quốc cuối cùng có thể tuyên bố một “Khu vực Nhận dạng Phòng không” (ADIZ) trên Biển Đông – đòi hỏi các máy bay phải tự xác định mình với nhà chức trách Trung Quốc trước khi bay vào. Trong tháng 11 năm 2013 Trung Quốc gây báo động cho toàn khu vực bằng cách thiết lập một ADIZ trên biển Hoa Đông, bao gồm quần đảo do Nhật Bản tuyên bố chủ quyền (xem bản đồ). Họ cho biết lực lượng vũ trang của họ có quyền sử dụng “các biện pháp phòng thủ khẩn cấp” đối với những kẻ không tuân thủ. Mỹ đã nhanh chóng gửi hai máy bay B-52 không vũ trang qua khu vực mà không thông báo cho Trung Quốc. Một số chuyên gia Trung Quốc tin rằng Trung Quốc không có vẻ sắp sửa tuyên bố một ADIZ ở Biển Đông bởi vì sẽ càng khó khăn hơn để thực hiện trên một khu vực rộng lớn như vậy. Tuy nhiên, vào ngày 26 tháng 5, một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước ông sẽ quyết định xem có nên thành lập vùng ADIZ, một phần dựa trên cơ sở “phải chăng và đến mức độ nào an ninh của vùng trời bị đe dọa” – một cảnh báo rõ ràng nhắm tới Mỹ.

H1Các học giả Trung Quốc nói rằng thử nghiệm quyết tâm của Trung Quốc có thể là điều nguy hiểm. Nếu Mỹ đưa một tàu hải quân đến gần một trong những rạn san hô, họ “rất có thể sẽ buộc Bắc Kinh phải đáp trả một cách mạnh mẽ”, ông Zhu Feng, thuộc Trung tâm nghiên cứu hợp tác Biển Đông tại Đại học Nam Kinh cho biết. Ông nói, không nhà lãnh đạo Trung Quốc nào muốn bị xem nhát như “thỏ đế”.

Tuy nhiên, Mỹ cũng không muốn như vậy. Cũng đỡ phần nào khi các nước láng giềng của Trung Quốc bắt đầu lên tiếng mạnh mẽ hơn về vấn đề này. Vào tháng 4, mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), là tổ chức thường phải chịu đau khổ nếu chọc giận Trung Quốc, đã gọi công cuộc xây dựng đảo là mối đe dọa cho “hòa bình, an ninh và ổn định”. Các nước ASEAN hoan nghênh sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực. Nhưng sau hậu trường họ cũng yêu cầu Mỹ tránh làm gia tăng căng thẳng. Không có quốc gia châu Á nào muốn bị buộc phải lựa chọn rõ ràng giữa ủng hộ Mỹ hoặc Trung Quốc. Đối với Mỹ, tránh gặp phiền toái sẽ rất khó khăn.

Vay 5 tỷ USD/năm: Nợ công sắp chạm trần, không thể dừng lại

Cập nhật : 01:00 | 16/05/2015

– 10 năm trở lại đây, Việt Nam vay khoảng 4-5 tỷ USD/năm. Nợ công gần chạm trần cho phép trong khi sức ép trả nợ ngày càng lớn. Thế nhưng, Bộ Tài chính khẳng định đó là điều không thể tránh khỏi. Tiếp tục đọc

Bạo hành tình dục, tội ác của hồng quân Nga trong đệ nhị thế chiến

Dân Tri
10/05/2015

Một đề tài được coi là cấm kỵ, hoặc ít nhất cũng không mấy khi được nhắc đến trong các công trình nghiên cứu sử của Hungary, vừa được tái hiện trong một bộ phim phát trên Đài Truyền hình Quốc gia Hungart… Tiếp tục đọc

Có nên giải tán Hội nhà văn ?

Giải tán hội nhà văn?
May 8, 2015 at 3:26pm
Nhân có phong trào nhà văn Việt Nam tuyên bố ra khỏi Hội nhà văn, xin post lại ở đây bài báo tôi phỏng vấn ông Nguyễn Đình Chính năm 2007. (Ông Nguyễn Đình Chính là nhà văn và là con trai ông Nguyễn Đình Thi, nguyên Tổng thư kí đầu tiên của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam.) Tiếp tục đọc

Karl Dönitz – Tổng thống cuối cùng của Đức Quốc xã

Posted on 05/05/2015 by honganhams

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Dönitz (1891-1980) là một sĩ quan hải quân và là người sáng lập hạm đội tàu ngầm U-boat của Đức trong Thế chiến thứ hai. Ông cũng kế nhiệm Hitler làm Tổng thống Đức trong những tháng cuối cùng của cuộc chiến.

Karl Dönitz sinh ngày 16 tháng 9 năm 1891 gần Berlin và gia nhập Hải quân Đế quốc Đức năm 1911. Khi Adolf Hitler lên nắm quyền, Dönitz được giao xây dựng một hạm đội tàu ngầm U-boat mới, do ông từng là sĩ quan tàu ngầm trong Thế chiến thứ nhất. Ông được chỉ định là chỉ huy hạm đội và đã biến những chiếc tàu ngầm này thành một mối đe dọa thực sự cho nước Anh trong những năm đầu Thế chiến thứ hai. Đầu năm 1941, dưới sự chỉ huy của Dönitz, các tàu ngầm U-boat dàn quân theo đội hình “bầy sói”, có nghĩa là từng tốp tàu đi tuần tra theo hàng dài. Khi một tốp phát hiện thấy dấu hiệu của tàu hộ tống phe Đồng minh, các tốp khác sẽ cùng bao vây tấn công tàu hộ tống đó do áp đảo về số lượng. Tiếp tục đọc

Phút hồi niệm riêng của Tim Page

Cập nhật : 03:01 | 27/04/2015

– 18 năm kể từ khi cuộc triển lãm “Hồi niệm” khép lại ở trung tâm lịch sử Kentucky, cựu phóng viên ảnh chiến trường Mỹ bước chân vào căn phòng lưu giữ những bức ảnh tại bảo tàng chứng tích chiến tranh ở TP.HCM. Tiếp tục đọc

AI LÀ NỮ TÀI TỬ CINÉ VIỆT NAM ĐẦU TIÊN?

Nếu như lịch sử điện ảnh Việt Nam khởi đầu từ năm 1930, với các tài tử là đào kép cải lương ở rạp Quảng Lạc, Hà Nội, thì trước đó 2 năm (1928) nữ tài tử chiếu bóng Việt Nam đầu tiên xuất hiện trong cuốn phim Pháp là cô Hoàng Thị Thế, con của nhà cách mạng Hoàng Hoa Thám, tức cụ Đề Thám, khởi nghĩa ở đất Yên Thế miền Bắc. Tiếp tục đọc

Phân biệt khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng

fr blog nguyenvantuan

Có những điều mà VN mình tốn rất nhiều thì giờ tranh cãi một cách không cần thiết. Một trong những vấn đề đó là tranh cãi thế nào là khoa học cơ bản và thế nào là khoa học ứng dụng. Đối với những người làm việc trong các bộ môn khoa học mang tính thử nghiệm thì sự phân biệt quả thật là không cần thiết, có người còn lí giải rằng một phân biệt như thế là phản tác dụng và … nguy hiểm. Tiếp tục đọc

Tư Liệu: Cựu binh Liên Xô “hé lộ” cuộc chiến đấu ở Việt Nam

Thứ Tư, ngày 29 tháng 4 năm 2015
Tư Liệu: Cựu binh Liên Xô “hé lộ” cuộc chiến đấu ở Việt Nam
Kiến Thức 03/08/2013 – Cựu chiến binh Liên Xô từng có thời gian phục vụ ở Việt Nam đã tiết lộ nhiều thông tin về cuộc chiến bảo vệ bầu trời miền Bắc Việt Nam trước máy bay Mỹ. Tiếp tục đọc

Quân Giải Phóng và những câu chuyện và ký ức của nhân dân miền Nam – đọc cho vui là chính

Quân Giải Phóng và những câu chuyện và ký ức của nhân dân miền Nam

19/04/2015 By Ku Búa

Giới thiệu

Vậy là đất nước ta lại sắp chuẩn bị kỷ niệm 40 năm ngày Giải Phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Hòa chung với niềm vui chung của cả nước, tôi xin góp vài mẫu chuyện văn hóa có thật để giúp các bạn có thêm niềm vui trong ngày chiến thắng vĩ đại này của dân tộc. Tiếp tục đọc

NGẠN NGỮ VỈA HÈ THỜI XƯA ( st – rảnh đọc cho vui )

“HẾT SẨY” HÀ NỘI THỜI BAO CẤP
Những câu nói của Hà Nội “một thời đạn bom-một thời hòa bình” đã dần đi vào quên lãng, xin cùng các bạn ghi lại đây để có ai quan tâm thì hoài niệm: Tiếp tục đọc

Rồi tất cả sẽ trở thành Đồ Sơn

Xã hội
5.3.15
Từ sau khi đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai khánh thành, lượng khách tới Sapa tăng đột biến. Dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, ô tô và xe khách biển số 29 và 30 chen chúc nhau nhích từng tí một trên những con phố dốc và hẹp ở trung tâm, rú ga giữ máy, bấm còi inh ỏi. Tiếp tục đọc

Đôi lời góp bàn…

 Chủ bút: Ngày 29 – 5 – 2013, Bộ VHTTDL cùng tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật tiến hành Hội Thảo bàn về: Hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong đổi mới, hội nhập. Khách mời có trên 50 nhà nghiên cứu, chuyên gia, nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật, nhà báo. Tôi đăng lên đây bài tham luận của mình được mời đọc trong hội thảo.

ĐÔI LỜI GÓP BÀN về: Hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập

  Nghĩ rằng, tư duy về vấn đề này, trước tiên cần dựa theo nguyên lý phức hợp chứ không nên cố tìm cho đủ, tách – lọc riêng giá trị tốt, rồi bảo đó là Hệ giá trị văn hóa Việt Nam (Hgtvhvn) tựa như gom kho báu. Trừ các hiện tượng cụ thể, còn lại nhiều khi các yếu tố, các mặt nó hòa vào nhau… và làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam.Tuy nhiên, cũng có những dáng nét rõ, như: bản tính chịu khó, chịu khổ cao, tiểu nông, láu vặt, khôn ranh, giỏi biến cải, bắt chước… và nhiều nét còn nhạt nhòa – bảo là của mình cũng đúng mà như các dân tộc khác cũng không sai: thông minh, yêu nước, anh hùng, trọng lễ nghĩa, danh dự, nhưng cũng sỹ diện, ham vật chất danh vọng…. Mặt khác,Việt Nam là nước không hề có truyền thống lý thuyết, lý luận; nhiều khái niệm nhập ngoại, ít có ai hiểu cho thật đúng… càng không có triết thuyết riêng, tới mức – có người nói vui: là khối tự phát vĩ đại (!). Cho nên các hiện tượng đời sống tồn tại tự nó trong tính phức thể chứ không, chưa hoặc ít có hệ hình nhận dạng. Nói cách khác, Hgtvhvn là rất tương đối, là thế mà không hẳn vậy. Nhìn nhận về nó cần có góc nhìn động và linh hoạt, theo trường hợp cụ thể… Nhất là trong thời đại toàn cầu hóa và thế giới phẳng, nếu đi tìm cái thật riêng, tĩnh, nổi bật, thường khó (!). Quá nửa đời với đời sống Việt Nam và tri thức các loại, tôi mới dường như nhận ra rằng, Hgtvhvn là một phức tính đa dạng, lung linh, đa sắc mầu; cảm – nhận thì có phần dễ hơn là khái quát hóa về nó Tiếp tục đọc

Vấn đề nan giải của ông Tập

Dưới sự xung kích của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, chính quyền Trung Quốc giờ đã hoàn toàn rơi vào tình thế loạn trong giặc ngoài, đứng trước nguy cơ lớn sẽ rớt đài bất cứ lúc nào. Bản thân ông Tập Cận Bình cũng đang phải đứng trước lựa chọn giữa hai con đường: “sống” hay là “chết”.

Bản thân ông Tập Cận Bình cũng đang phải đứng trước lựa chọn giữa hai con đường: “sống” hay là “chết”. (Ảnh: Lima Charlie News)

Ngày 21/1/2019, các giới chức cao tầng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cho triệu tập người đứng đầu thuộc cấp bộ tỉnh trong hàng quân đội chính phủ tổ chức buổi nghiên cứu và thảo luận chuyên đề. Trong bài phát biểu, ông Tập đã nêu ra bảy nguy cơ lớn mà ĐCSTQ đang phải đối mặt.
Trong đó bao gồm phương diện về chính trị, hình thái ý thức, kinh tế, khoa học kỹ thuật, xã hội, hoàn cảnh bên ngoài và kiến thiết xây dựng đảng. 7 nguy cơ mà ĐCSTQ đang phải đối mặt này căn bản đã không thể hóa giải, và tương lai không xa sẽ từng bước đi đến giải thể bởi những nguy cơ này. Như vậy, tình huống chân thực mà xã hội Trung Quốc đang phải đối mặt là gì?Tâm thái ngày tàn nơi chốn quan trường của ĐCSTQChủ nghĩa tư bản quyền quý của ĐCSTQ nguyên là bắt đầu từ thời mà Giang Trạch Dân nắm quyền. Vì để củng cố quyền lực, Giang Trạch Dân đã cho phép vô số các quan chức lớn nhỏ được phép dùng quyền lực để kiếm tiền, một mực phóng túng việc lũng đoạn các xí nghiệp nhà nước, quan chức vơ vét tài sản, đả kích các doanh nghiệp tư nhân, điên cuồng bóc lột sức lao động, đồng thời phá hoại môi trường sinh thái.Cùng với chính sách hủ bại đó đã mau chóng khiến cho toàn thể hàng chục triệu quan chức ĐCSTQ đều tham nhũng không có giới hạn, nhất là tham nhũng của gia tộc Giang Trạch Dân càng mặc sức lộng hành.Một phương diện khác, trong mười mấy năm trở lại đây, quan chức các cấp của ĐCSTQ đều đang ra sức tháo chạy và chuyển toàn bộ tài sản vơ vét được ra nước ngoài.Từng có nguồn tin cho hay, từ năm 2009 đến năm 2013, số tài sản từ Trung Quốc tẩu tán ra nước ngoài bình quân mỗi năm là 600 tỷ đến 700 tỷ đô-la Mỹ. Vào năm 2014, quy mô số tiền tẩu tán ra nước ngoài đã đến mức 800 tỷ đến 900 tỷ đô-la Mỹ. Năm 2015, số tài sản tuồn ra nước ngoài vượt mức nghìn tỷ đô-la Mỹ.Một cuộc nghiên cứu của Trung Quốc cho thấy, 91% các ủy viên Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ đều có người nhà di cư sang nước ngoài, thậm chí gia nhập quốc tịch nước ngoài. Trong số các thành viên của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đảng, thì có đến 88% số người đều có con cái họ hàng di dân ra nước ngoài.Ví như cháu trai của Giang Trạch Dân là Giang Chí Thành (quốc tịch Mỹ), con trai của Trần Vân là Trần Nguyên (quốc tịch Mỹ), con gái của Lưu Hoa Thanh là Lưu Triều Anh (quốc tịch Mỹ), con gái của Viên Mộc (quốc tịch Mỹ), con trai Bạc Hy Lai là Bạc Qua Qua, cháu gái của cựu Bí thư Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đảng ông Ngô Quan Chính, con trai của Trương Vạn Niên là Trương Kiến Quốc hiện đang định cư ở Mỹ, con trai cựu Thường ủy cục Chính trị ông Tăng Khánh Hồng là Tăng Vĩ di dân đến Úc, v.v…..Năm 2014, quan chức của Cục Phòng chống Tham nhũng ĐCSTQ tiết lộ, Trung Quốc trong 30 năm qua, số quan chức tham nhũng bị điều tra xử lý đã vượt quá 4,2 triệu người, số quan chức trốn sang nước ngoài vượt quá con số chục nghìn.Năm 2016, trang tin “Liêm Chính Liễu Vọng” của nhà nước thừa nhận, thu xếp hậu sự ở nước ngoài là chiêu thường được các tham quan dùng đến nhất. Những người này trước tiên mượn danh tính của con cái, người thân bạn bè ở nước ngoài, hoặc các phương thức tránh né khác để mua sẵn nhà cửa, rồi bố trí con cái hoặc người thân ra nước ngoài định cư, một khi cảm thấy vấn đề tham nhũng của bản thân có thể bị phát hiện, thì ngay tức khắc sẽ nhân cơ hội trốn sang nước ngoài.Một phương diện khác, các “Lõa quan” (chỉ những công nhân viên chức có vợ chồng và con cái đều đã định cư hoặc gia nhập quốc tịch nước ngoài) đưa con cái đến hải ngoại càng phổ biến rộng khắp nơi chốn quan trường ĐCSTQ. Những năm gần đây, hiện tượng những “lõa quan” trốn chạy sang nước ngoài ngày càng đông hơn.Năm 2010, ông Lâm Triết – giáo sư trường đảng cho hay, chỉ trong 10 năm kể từ năm 1995 đến năm 2005, chốn quan trường Trung Quốc đã có 1,18 triệu “lõa quan”.Năm 2012, trong một bản báo cáo điều tra nghiên cứu các “lõa quan” được viện luật học khoa học xã hội Trung Quốc công bố cho thấy, đã có gần 4/10 các nhân viên công chức được xem là “lõa quan”, cho rằng vợ chồng con cái của họ có thể đã có quốc tịch hoặc quyền lưu trú vĩnh viễn ở nước ngoài; trong đó, số người được cho là các nhân viên công chức cấp cao đã vượt quá phân nửa, lần lượt là 53,3%, 53,4% và 51,7%.Giờ đây, nơi chốn quan trường các quan chức từ trên xuống dưới đều biết tòa cao ốc của chính quyền ĐCSTQ lung lay sắp đổ, đều đang nghĩ đủ mọi cách để chuồn ra nước ngoài sao cho mau lẹ, còn khi tại chức vị thì không muốn làm việc và chây lười biếng nhác một cách tiêu cực, đều có một tâm thái ngày tàn sẽ đến rất mau.Trung Quốc giờ đây không chỉ các quan chức thi nhau trốn ra nước ngoài, mà phần lớn những người có tiền của cũng lựa chọn di dân, bao gồm những người thuộc tầng lớp giàu có trong các doanh nghiệp tư nhân, các giới tinh anh tri thức. Họ mang theo một lượng lớn tài sản mau chóng rời khỏi Trung Quốc mà sang đến nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ.

Xã hội Trung Quốc, người người đều mắng chửi chính quyền cộng sản Trung Quốc. (Ảnh: Cellcode)

Xã hội Trung Quốc, người người đều mắng chửi chính quyền cộng sản Trung QuốcXã hội Trung Quốc của 20 năm trước, gần như rất hiếm người dám công khai mắng chửi ĐCSTQ, bởi một khi bị người ta phát hiện và tố cáo, thể nào cũng sẽ bị ĐCSTQ bức hại tàn khốc. Mọi người dù cho có căm hận và chán ghét ĐCSTQ đến đâu, thì cũng chỉ có thể giấu kín nơi đáy lòng.Nhưng ngày nay, chính quyền cộng sản Trung Quốc gần như đã trở thành đối tượng bị mọi người chửi mắng, Đảng Cộng sản đã trở thành từ thay thế cho 2 chữ “tà ác”.Đặc biệt là kể từ tháng 11/2004, từ khi “Chín bài bình luận về ĐCSTQ” được công bố đến nay, ngày càng có nhiều người Trung Quốc đã nhận rõ ra bản chất tà ác của ĐCSTQ, đều công khai lên tiếng thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của nó, ngay trên các trang mạng ở Trung Quốc, đâu đâu cũng đều có thể nghe thấy người dân mắng chửi ĐCSTQ.Có trang truyền thông Hong Kong cho hay, trường đảng trung ương có bản báo cáo điều tra chỉ ra, những người có ý kiến nhiều nhất với lãnh đạo đảng, những người mắng chửi nhiều nhất, dữ dội nhất lại chính là các quan chức cấp cao đã nghỉ hưu và con cái của họ.La Viện – Thiếu tướng ĐCSTQ trong một lần diễn giảng từng nói: “Giờ đây trên một số trang mạng, nếu người ta không mắng chửi Đảng Cộng sản, không mắng chửi Mao Trạch Đông, thì không biết lên mạng để làm gì nữa”, và tuyên bố rằng trên các trang mạng có lượng lớn những ngôn luận “chống phá đảng, chống phá nhà nước, chống phá quân đội, chống phá xã hội chủ nghĩa, v.v.. Lời của viên thiếu tướng này vô tình đã lộ rõ ĐCSTQ hiện nay đã trở thành một đảng chính trị bị người dân vứt bỏ.Trung Quốc ngày nay, mọi người dân trong các trường hợp công khai, những lúc tụ họp, ăn uống, lúc nào ở đâu đều có thể nghe thấy người dân mắng chửi ĐCSTQ. Công khai mắng chửi ĐCSTQ đã trở thành một việc quá bình thường và hợp xu thế. Nếu không mắng chửi ĐCS, rất nhiều người đều cảm thấy xấu hổ và bị cho là có vấn đề.Phần lớn người dân Trung Quốc ngày nay đều đã vứt bỏ ĐCSTQ từ trong tâm, đều đang chờ đợi cái ngày nó rớt đàiĐCSTQ kể từ khi thiết lập chính quyền đến nay, đã thông qua một loạt các cuộc vận động chính trị, bao gồm: Tam phản, Ngũ phản, chống cánh hữu, Đại Cách mạng Văn hóa, sự kiện thảm sát tàn khốc các sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn, cho đến bức hại những người dân lương thiện theo tập Pháp Luân Công, đã ngang nhiên bức hại và tàn sát người dân Trung Quốc.Người dân Trung Quốc suốt mấy thế hệ, hầu như hơn một nửa người dân đều đã từng bị ĐCSTQ bức hại, vô số các thế hệ cha ông của người dân Trung Quốc đều bị ĐCSTQ giết hại, vô số các gia đình của người dân Trung Quốc vì bị bức hại mà vợ con ly tán, nhà mất người vong.Sự chán ghét và căm phẫn của người dân Trung Quốc với chính quyền đã đến mức giới hạn. ĐCSTQ trong tình thế nguy cơ tứ bề, vì để sống sót lại bắt đầu đẩy mạnh đàn áp và bức hại người dân.Vậy nên, đại bộ phận người dân Trung Quốc ngày nay đã vứt bỏ ĐCSTQ từ trong tâm, đều đang chờ đợi cái ngày đảng này rớt đài. Lòng dân phản đối đã cho thấy ĐCSTQ đã đến bước có thể rớt đài bất cứ lúc nào, chỉ cần một sự kiện bất ngờ xảy đến, đẩy nhẹ một cái sẽ đổ.Nếu không giải thể ĐCSTQ, Tập Cận Bình sẽ phải đối mặt với nguy cơ gì?Từ lịch sử của ĐCSTQ cho đến hiện nay, toàn bộ tội ác mà chính đảng này đã phạm phải với nền văn hóa truyền thống tín ngưỡng của dân tộc Trung Hoa, người dân Trung Quốc và nhân loại, phần lớn đều là do người cầm đầu chỉ huy thực thi và hoàn thành.Trong đó, gồm cả vô số các cuộc vận động chính trị khiến cho hàng trăm triệu người dân Trung Quốc phải chết oan, nhất là cuộc bức hại với những người dân theo tập Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân phát động đã khiến cho vô số các học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết, bị mổ cướp nội tạng.Những tội ác tày trời này, sau khi ĐCSTQ sụp đổ, bản thân nó là một tổ chức sẽ bị diệt vong hoàn toàn, còn những người cụ thể phải bị thanh toán, chính là những tay sai của chính quyền ĐCSTQ, Giang Trạch Dân và những kẻ hùa theo.

Ông Tập Trọng Huân phải đeo tấm bảng ghi dòng chữ “Phần tử phản Đảng – Tập Trọng Huân” ở trên cổ. (Ảnh: Pinterest)

Về phần Tập Cận Bình, người đứng đầu ĐCSTQ hiện nay mà nói, gia đình ông cũng đã từng bị ĐCSTQ bức hại thảm khốc, cha ông là Tập Trọng Huân cũng là nhân sĩ sáng suốt có lương trị hiếm có trong thể chế ĐCSTQ này. Bất kể là giảng nói từ góc độ nào, ông Tập trên căn bản đều không nên trở thành đối tượng bị thanh toán sau khi ĐCSTQ rớt đài.Nhưng quyền lực dễ khiến cho người ta lầm lạc mất lý trí. Khi người ta đã có được quyền lực rồi, thì có thể thông qua đó mà làm ra những việc tốt đẹp, nhưng đồng thời cũng có thể làm ra những việc xuẩn ngốc. Ông Tập hiện nay đã nắm giữ được quyền lực cao nhất trong bộ máy, trong khi chính quyền ĐCSTQ tội ác chất chồng, nếu ông Tập sống chết mà ôm cứng Mác-Lê, sống chết để bảo vệ chính quyền đảng, chính là chống lại thiên ý. Từ xưa đến nay, phàm là những kẻ chống lại ý trời đều phải nhận lấy kết cục rất thảm thương.Ông Tập Cận Bình kể từ khi bước lên nắm quyền vào cuối năm 2012 cho đến nay, vẫn luôn có cơ hội bắt giữ Giang Trạch Dân, chấm dứt cuộc bức hại với các học viên Pháp Luân Công, giải thể ĐCSTQ, để Trung Quốc có thể mau chóng bước trên con đường tươi sáng. Ông Tập có thể trở thành người hùng thuận theo thiên ý và lịch sử; nhưng ông lại không ngừng để lỡ mất cơ hội, từng bước từng bước đi đến tình trạng gần như không thể thu dọn như hiện nay.Bức tường đỏ giờ đây đã đến bước mọi người muốn phá bỏ, chỉ cần một người đứng ra giơ cao cánh tay, thì chính quyền ĐCSTQ sẽ sụp hoàn toàn, ông Tập ngay lập tức sẽ trở thành tù nhân dưới bậc thềm.Nhưng mà, trong khi chính quyền ĐCSTQ vẫn chưa rớt đài, ông Tập Cận Bình vẫn có cơ hội đưa ra lựa chọn sau cùng, chỉ là cơ hội và thời gian như vậy đã không còn nhiều nữa, bức tường đỏ sụp đổ nay đã vào thời khắc đếm ngược đồng hồ, vậy nên cơ hội sau cùng của ông Tập cũng đã đến bước đếm ngược thời gian.Thế thì, nếu ông Tập Cận Bình trong khoảng thời gian không còn lại nhiều này mà không thể giải thể ĐCSTQ, thế thì ông ta phải đối mặt với nguy cơ gì?Là người đứng đầu của ĐCSTQ, ông Tập sẽ phải bị lịch sử tính sổ. Hết thảy tội ác mà ĐCSTQ đã phạm phải từ trước đến nay, với kẻ đầu sỏ sau cùng đều khó trốn chạy trách nhiệm, người nhà ông Tập cũng sẽ bị liên lụy. Những kẻ đi theo ĐCSTQ, sẽ phải gánh chịu hết thảy tội ác lịch sử mà nó đã phạm phải từ xưa đến nay.Trở thành người hùng giải thể ĐCSTQ được muôn người ủng hộ, hay là trở thành một kẻ hề xấu tội nhân thiên cổ vì để bảo vệ ác đảng này, Tập Cận Bình đang đứng trước lựa chọn giữa “sống” và “chết”.

ThiệnÂnbiên dịch

Cuộc di cư của loài người khỏi trái đất

Cuộc di tản khỏi Trái đất trước thảm họa diệt vong

Trái Đất của loài người chúng ta quá nhỏ bé và mong manh trong Vũ Trụ. Ai hay Cái gì đã tạo ra và thống trị Vũ Trụ ? – Tất cả đều chưa rõ, với nhiều giả thuyết!
Trần Hồng Phong/báo Kinh tế Sài Gòn – Xuân 2019
Xuân Kỷ Hợi 2019. Trái đất sẽ bị hủy diệt, sự sống trên Trái đất sẽ chấm dứt trong 2 tỷ năm tới. Song các chuyên gia cho rằng thậm chí ngày “chết” của Trái đất còn có thể sớm hơn nhiều, chỉ trong vòng vài trăm năm tới! Để có thể thoát khỏi thảm họa diệt vong trước khi Trái đất bị hủy diệt, loài người cần phải di tản đến một “trái đất” khác trong vũ trụ bao la. Đó chính là chuyến đi vĩ đại nhất của nhân loại và chúng ta đã chuẩn bị, với những bước chập chững đầu tiên.
Sự sống trên Trái đất sẽ kết thúc sau 2 tỷ năm nữa 

Hành tinh Trái đất có sự sống, với hàng triệu loài sinh vật, trong đó có “động vật cấp cao” loài người hiện đại chúng ta, là một điều kỳ diệu nhờ hội tụ những điều kiện cần thiết và lý tưởng cho sự sống: nước và ánh sáng. Nếu không có nước và Mặt Trời, sẽ không có loài người và sự sống trên Trái đất.

Trình độ khoa học ở thời điểm hiện tại chỉ ra rằng: mọi vật trong vũ trụ đều sinh ra và sẽ bị hủy diệt. Sự kết thúc của một hiện tượng này chính là sự bắt đầu của một hiện tượng mới. Mặt Trời rồi sẽ tắt, kéo theo cái chết của những hành tinh xoay xung quanh nó, trong đó có Trái đất. 

Mặt Trời có vòng đời khoảng 10 tỷ năm, và hiện đang ở năm thứ 5 tỷ. Trong 5 tỷ năm tới, Mặt Trời sẽ cạn kiệt năng lượng, vỡ ra. Phần tâm Mặt Trời sẽ đổ sụp vào trong và các phản ứng hạt nhân sẽ bắt đầu bên ngoài lõi, làm Mặt Trời nở phồng lên thành một ngôi sao đỏ, nuốt chửng sao Thủy và sao Kim. Tiếp đó, đến lượt Trái đất sẽ bị Mặt Trời nuốt chửng do lực “tương tác thủy triều”. Tuy nhiên, sự sống trên Trái đất đã kết thúc từ trước đó rất lâu. Trong vòng 2 tỷ năm tới, khi bước vào giai đoạn già, Mặt Trời sẽ ngày càng sáng và nóng tới mức đun sôi nước từ các đại dương trên Trái đất. Khi nước và khí trong bầu khí quyển bị bốc hơi thoát vào không gian, Trái đất sẽ trở nên khô cằn và không thể duy trì sự sống được nữa. Tất cả các loài sinh vật trên Trái đất đều sẽ bị diệt vong.

Tuy nhiên, thậm chí vẫn còn một kịch bản khác còn “ghê gớm” hơn đe dọa sự sinh tồn trên Trái đất. Đó là cuộc tấn công hủy diệt khả dĩ có thể xảy ra từ những “người ngoài hành tinh”. Mặc dù tới nay chúng ta vẫn chưa tìm ra hành tinh nào khác có sự sống giống như Trái đất, nhưng điều đó không có nghĩa là không có một trái đất khác, một giống người khác. Nguyên nhân duy nhất là do vũ trụ quá rộng lớn, với hàng tỷ tỷ thiên hà, hàng tỷ tỷ tỷ hệ mặt trời và trình độ khoa học của chúng ta còn hạn chế. Loài người vẫn đang còn “luẩn quẩn trong nhà” thuộc hệ mặt trời quá “bé nhỏ”. 

Trái Đất đang quay quanh Mặt Trời, sự sống đang tươi đẹp. Nhưng tất cả sẽ đến ngày kết thúc

Nhà bác học Hawking khuyến cáo phải sớm di tản khỏi Trái đất 

Với những gì đang diễn ra trên Trái đất, nhiều chuyên gia cho rằng nhân loại có thể rơi vào thảm họa, đứng trên bờ vực diệt vong bởi sự ô nhiễm, hay chiến tranh hạt nhân … sớm hơn rất nhiều, mà không phải “chờ” đến thời điểm Mặt Trời già đi theo kịch bản ở trên. 

Nhà bác học vĩ đại người Anh Stephen William Hawking (đã qua đời tháng 3/2018) đã đưa ra quan điểm gây shock về thảm họa diệt vong của loài người. Tại hội nghị khoa học Starmus Festival ở Na Uy tháng 6/2017, Hawking phát biểu rằng loài người cần phải rời khỏi Trái đất trong khoảng 200 – 500 năm tới, nếu không sẽ phải đối mặt với sự tuyệt chủng, diệt vong. 

Hawking cảnh báo loài người không có tương lai lâu dài trên hành tinh Trái đất bởi ba lý do chính sau đây: 

Một là, xã hội loài người hiện đã phát triển vượt xa khả năng của Trái đất. Chúng ta đang từng giờ phá hủy môi trường sống, gây ra sự biến đổi khí hậu. Trái đất đang trong tình trạng bị đe dọa từ nhiều mặt. Chúng ta đang hết dần không gian sống, và những nơi duy nhất mà chúng ta có thể đi là các hành tinh khác. Bây giờ là thời điểm để khám phá các hệ mặt trời khác, đi ra ngoài có lẽ là điều duy nhất cứu chúng ta khỏi họa diệt vong. 

Hai là, Trái đất có thể bị hủy diệt bất kỳ lúc nào với xác suất rất cao, do các hiểm họa từ bên ngoài, như: thiên thạch, lỗ đen, siêu tân tinh và bức xạ Mặt Trời. Đây chính là lý do buộc chúng ta phải phiêu lưu vào vũ trụ thay vì chỉ đứng tại chỗ. Vì nếu chúng ta chờ đợi quá lâu thì những thứ đó sẽ tự tìm đến đây. Đây không phải là tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, mà nó được đảm bảo bởi các định luật vật lý. 

Ba là, loài người sinh ra là để khai thác, và hiện chỉ còn một vài nơi trên Trái Đất để làm điều đó, vì chúng ta đã khai thác đến cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Lựa chọn duy nhất của chúng ta là phải đi ra bên ngoài hệ mặt trời. Chúng ta cần khám phá và chế tạo ra các kỹ thuật mới để sớm có thể rời khỏi Trái Đất. 

Trong mọi kịch bản và luận điểm của mình, Hawking đều đề cập đến khả năng và khuyến cáo loài người cần phải rời bỏ Trái đất, để tránh khỏi thảm họa diệt vong. Quan điểm này chưa có ai bác bỏ, ít nhất về mặt khoa học. 

Chuyến đi vĩ đại vào tương lai

Thật thú vị, Hawking là một trong số các nhà khoa học khẳng định có sự sống ngoài trái đất, có người ngoài hành tinh. Ông ủng hộ mạnh mẽ nghiên cứu về “động cơ không tưởng” có thể đạt vận tốc ánh sáng, hay các phương thức đột phá, siêu quy luật. Chỉ có như vậy và phải làm được, thì loài người chúng ta mới có thể đi đến những “trái đất” khác trong hành trình xa xôi, dài nhiều tỷ năm ánh sáng.

Một cách lạc quan, nếu tính đến ngày Mặt Trời già đi và cho rằng Trái Đất sẽ không bị hủy diệt bởi những nguyên nhân khác, loài người còn có khoảng 2 tỷ năm phía trước để nghiên cứu, sáng tạo, để có thể thực hiện việc di chuyển đến một “trái đất” khác trong vũ trụ. 2 tỷ năm là quá đủ, khi chúng ta nhớ rằng cá thể con người hiện đại đầu tiên chỉ mới xuất hiện trên Trái đất khoảng 40 ngàn năm. Và những thành tựu khoa học, công nghệ mà nhân loại có được như ngày nay cũng mới chỉ có tuổi đời khoảng 10 ngàn năm trở lại mà thôi. 

Ý tưởng đưa loài người đến sinh sống ở một hành tinh khác là một ý tưởng vĩ đại. Nếu chúng ta thực hiện được, thì đó chắc chắn là chuyến đi vĩ đại nhất của nhân loại. 

Để có thể thực hiện chuyến đi vĩ đại của mình, loài người cần có những bước chuẩn bị gồm: Tìm ra dấu hiệu sự sống ngoài hệ mặt trời. Từ đó, tìm ra vùng đất hứa, đủ các điều kiện để duy trì sự sống, phù hợp với đặc điểm sinh học của loài người. Chế tạo được các phương tiện vận chuyển (tàu du hành vũ trụ) có tốc độ ánh sáng, hoặc bằng cách nào khác, để có thể “di chuyển” loài người đến “trái đất mới”. 

Loài người có kế hoạch rời khỏi Trái Đất

Những thảm hoạ diệt vong bởi … chính chúng ta!

Nỗi lo lắng về thảm họa diệt vong của nhân loại đã không ngừng tăng lên trong vài thập kỷ qua. Trái Đất rất có thể sẽ bị hủy diệt trong tương lai rất gần, do sự thiếu trách nhiệm và ý thức của các quốc gia và của mỗi cá nhân trong xã hội. Sự sống trên Trái đất sẽ bị hủy diệt khi môi trường sống bị hủy hoại do bị ô nhiễm bởi chất thải độc hại, hay do bùng phát chiến tranh sử dụng vũ khí hạt nhân, hay thậm chí là do sự phát triển khoa học một cách vô đạo đức, trái pháp luật, hay thậm chí là việc giảm sinh trong bối cảnh dân số ngày càng già, loài người sẽ tự lụi tàn.

Về môi trường, chất thải do con người thải ra đang từng ngày từng giờ huỷ hoại, làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, tác động môi trường, tạo hiện tượng nước dâng, nóng toàn cầu … gây hậu quả rất khủng khiếp. Mỗi năm hàng tỷ tấn rác thải chưa xử lý triệt để đi vào môi trường. 

Về chiến tranh, hiện nay số lượng và sức hủy diệt của kho vũ khí hạt nhân của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc … lớn gấp hàng chục ngàn lần so với hai quả bom nguyên tử đã thả xuống Hyrosima Nhật Bản năm 1945. Nếu một cuộc chiến tranh xảy ra và vũ khí hạt nhân được kích hoạt, sẽ đủ sức phát nát và hủy diệt vĩnh viễn sự sống trên Trái đất. 

Về khoa học, công nghệ: Tháng 11/2018 vừa qua, việc một nhà khoa học “điên” tại Trung Quốc tuyên bố tự ý chỉnh sửa gen người, tạo ra hai bé gái nhân tạo đầu tiên với những đặc điểm khác biệt so với người thường, đã gây shock trong giới khoa học. Nếu không kiểm soát, sự phát triển tự phát trong khoa học công nghệ và vô đạo đức sẽ tạo ra những sản phẩm nguy hiểm cho sự sinh tồn của loài người. Chẳng hạn như tạo ra “người nhân tạo” hay robot bản tính độc ác, thích chiến tranh …vv. 

Kết: Trong lịch sử 40 ngàn năm của mình, nhân loại đang sống trong thời kỳ văn minh, hiện đại và đầy đủ chưa từng có. Song chúng ta cũng đã chính thức bước vào thời điểm thách thức, biến động và nguy hiểm nhất. Liệu nhân loại sẽ có thể tiếp tục tồn tại và phát triển, chờ đến ngày thực hiện được hành trình vĩ đại đi đến một hành tinh mới hay không, đó là một câu hỏi lớn. Trong niềm mong ước, bản năng và trách nhiệm của mỗi cá nhân, chúng ta hãy cùng hy vọng. 
…..

Những thành tựu khoa học mới trên “hành trình vĩ đại”

Phát hiện nhiều hành tinh có nước giống Trái đất 

Tháng 8/2018, các nhà khoa học tuyên bố tìm thấy nhiều “vật liệu trái đất” trên một số sao lùn trắng từ 18 hệ thống hành tinh cách trái đất 456 năm ánh sáng. Kết quả này thúc đẩy niềm tin rằng một hành tinh giống trái đất đang tồn tại không xa và đang chờ được tìm thấy.

Tháng 9/2018, nhóm nghiên cứu Simon Grimm (Đại học Bern, Thụy Sĩ) công bố xác định được có nước trên 7 hành tinh thuộc hệ hành tinh TRAPPIST-1 cách trái đất chỉ 39 năm ánh sáng. Các hành tinh này có kích thước xấp xỉ Trái đất và có lượng nước dồi dào hơn rất nhiều, bao gồm cả bầu không khí xung quanh. Các chuyên gia tin rằng có khả năng tồn tại sự sống trong 7 hành tinh này. 

Có sự sống trên 7 hành tinh này? 
Chuyến bay đầu tiên ra ngoài Hệ mặt trời 

Ngày 10/12/2018, tàu vũ trụ Voyager 2 của Nasa (Mỹ) đã tiến vào khoảng không liên sao. Sáu năm trước, tàu vũ trụ Voyager 1 cũng đã lần đầu tiên vượt qua ranh giới này. Hành trình của hai con tàu này mở ra khả năng lần đầu tiên một vật của loài người có thể tiếp cận trực tiếp với một hành tinh ngoài hệ mặt trời.

Hiện hai con tàu đang bay ngang qua thiên hà và sẽ tiếp tục bay sau khi Mặt Trời chết trong vòng 4 – 5 tỷ năm tới. Có nhiều dự liệu về số phận của 2 con tàu này, gồm khả năng có một “nền văn minh ngoài hành tinh” chặn tàu lại. Khi đó, hai đĩa vàng lưu giữ những hình ảnh và âm thanh của Trái Đất sẽ là bằng chứng cuối cùng về hành tinh Trái Đất lúc này đã chết từ lâu. 

“Động cơ không tưởng” EM Drive có tốc độ ánh sáng

“Động cơ không tưởng” EM Drive chính là thứ có thể đưa loài người đến những thiên hà khác, nhờ đạt được tốc độ ánh sáng. Lý thuyết về động cơ điện từ EM Drive được đưa ra từ năm 1999. EM Drive sử dụng các photon vi sóng va đập liên tục trong khoang của mình để tạo ra lực đẩy. Nếu thành công, EM Drive sẽ có thể đưa chúng ta lên tới Sao Hỏa trong thời gian vỏn vẹn 70 ngày. Điều đáng nói là công nghệ này đi ngược lại với những quy luật vật lý mà chúng ta vẫn biết.

Tháng 5/2018, các nhà vật lý Đức công bố tạo ra được thiết bị đo đạc cực nhạy, cho phép thử nghiệm EM Drive hiệu quả hơn. Kết quả này được đánh giá là dẫn đến khả năng sẽ tìm được một “thứ gì đó” đưa nhân loại đến một “chân trời mới”.

Cuộc chiến biên giới 1979

( Hồi ức của một nhà báo Hungari)


Nhịp cầu thế giới

16-2-2019

“Hà Nội là chuyến tác nghiệp dài đầu tiên ở nước ngoài của tôi, và Việt Nam từ ấy vẫn có vị trí đặc biệt trong trái tim tôi” – ký giả cựu trào Hungary, ông Dunai Péter chia sẻ trong bài viết dành riêng cho NCTG nhân 40 năm sự kiện 17-2-1979. Ông là một trong số ít ỏi các nhân chứng quốc tế có dịp chứng kiến những hậu quả của cuộc chiến biên giới 1979.

Trao trả tù binh tại biên giới Việt – Trung – Ảnh do nhân vật cung cấp

Từng được biết đến như một nhà báo Hungary tài ba, hiện đã nghỉ hưu, nhưng Dunai Péter vẫn làm việc trên cương vị chuyên gia tư vấn và nghiên cứu về các vấn đề quân sự và an ninh. Là thân hữu của NCTG, ông đã viết cho báo những hồi tưởng liên quan tới cuộc chiến xâm lược của Bắc Kinh, mà ông có được trong thời gian tác nghiệp tại Việt Nam.

Dunai Péter có được nhiều trải nghiệm quý báu về sự kiện 1979 qua những chuyến đi tới vùng biên giới phía Bắc do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức cho nhóm phóng viên ngoại quốc chỉ có vỏn vẹn vài người lúc đó đang ở Hà Nội, mà ông là nhà báo Hung duy nhất. Ông hoàn toàn cảm nhận và chia sẻ được khổ đau của người dân Việt Nam thời kỳ ấy.

Dunai Péter cũng ghi lại được nhiều hình ảnh quý, hiếm về những xóm làng bị đạn bom tàn phá hoang tàn, những vùng cư dân không còn bóng người và chìm trong đổ nát. Những đạo quân Trung Quốc khi rút lui đã cho nổ hết nhà cửa, tiêu hủy tất cả những gì có thể ích lợi với cư dân: các toa tàu hỏa, đường ray, thiết bị trong nhà máy, đường xá, kênh đào…

Đặc biệt, Dunai Péter là một trong số ít những ký giả ngoại quốc tại Việt Nam thời đó có dịp mục sở thị những vụ trao đổi tù binh Việt – Trung, mà ông có viết lại kỹ lưỡng trong loại bài riêng gửi NCTG. Bên cạnh đó, 4 năm ở Việt Nam – khi đó đang trong cảnh khó khăn cùng quẫn theo con mắt của một người ngoại quốc, đã để lại dấu ấn không quên trong ông.

Thuộc “thế hệ vàng” của các ký giả Hungary tài ba, lịch lãm, có sở học rộng và kiến văn vững vàng, bên cạnh lòng tự trọng và lương tâm của người cầm bút, Dunai Péter đã có những trang viết mà sau hơn 30 năm, khi đọc lại không thấy có những “lạc hậu”, “ấu trĩ” đáng kể, và không có những nét giáo điều, tuyên truyền cổ động thường thấy của thời đó.

Đây là một phần bài viết dài mà Dunai Péter ưu ái viết cho NCTG. Cho dù “càng ngày càng ít viết lách vì công việc đã cuốn đi hết thời gian” như ông thổ lộ, nhưng khi có đề xuất của NCTG, ông đã nhiệt tình nhận lời ngay và lập tức hỏi lại rất “nhà nghề” “cần bao nhiêu từ? thời hạn là bao lâu?”. Để rồi, NCTG có được tiếng nói và ký ức từ Hungary trong dịp này!

Chân thành cám ơn nhà báo Dunai Péter và trân trọng giới thiệu!

Một tòa nhà xây năm 1976 tạo Cao Bằng, bị quân đội Trung Quốc san bằng trong cuộc chiến xâm lược 1979 (ảnh do Dunai Péter chụp năm 1982)

Chưa bao giờ tôi đến được Hữu Nghị Quan, địa điểm có lẽ nổi tiếng nhất của biên giới Việt – Trung, nằm cách thị trấn Đồng Đăng chưa đầy 5km. Một thời, đây là cửa khẩu đường bộ đông đúc nhất, nhưng sau cuộc chiến biên giới Việt – Trung năm 1979, như sau này tôi mới biết, Trung Quốc đã chiếm làm sở hữu cả cửa khẩu này lẫn khu vực lân cận. Theo các nguồn của Trung Quốc, năm 1999, chính thức đã có 60km2 lãnh thổ Việt Nam bị sáp nhập vào Trung Quốc. Hiện tại, từ Hữu Nghị Quan tới cửa khẩu phía bên Việt Nam, cần phải đi bộ vài trăm mét.

Ngày 17-2-1979, Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam và sự kiện này khởi đầu cho một cuộc chiến ác liệt kéo dài một tháng, sau đó còn dai dẳng chừng một thập niên và như sự khép lại của Chiến tranh Đông Dương thứ ba, Hữu Nghị Quan hoàn toàn thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Sau những trận chiến khốc liệt diễn ra trong vòng một tháng trên lãnh thổ Việt Nam, chiến tranh không kết thúc, mà chuyển sang một giai đoạn kéo dài nhiều năm mà ngày nay, chúng ta gọi bằng cụm từ chuyên môn trong tiếng Anh “low intensity conflict” (LIC, tức xung đột cường độ thấp). Phía Trung Quốc theo một số giả thiết đã tiến hành cuộc chiến mở màn ngày 17-2 như một sự trừng phạt, nhưng họ đã không đạt được mục đích, cho dù thiệt hại về vật chất cho Bắc – Việt Nam là hết sức nặng nề.

Để lật đổ thể chế độc tài Polpot được Trung Quốc chống lưng, Việt Nam đã giúp đỡ lực lượng ái quốc Cam Bốt và điều này có thể đã khiến Bắc Kinh nổi khùng. Theo một bộ phim tài liệu năm 2016 của “Vietnam News”, chế độ Polpot đã trục xuất dân nhập cư Việt Nam khỏi đất nước và tấn công Việt Nam một cách hung hãn. Ngày 2-1-1979, phía Việt Nam huy động không quân cùng các lực lượng thiết giáp và giáng một đòn nặng xuống đầu Khmer Đỏ – chỉ trong vòng 5 ngày, quân đội Việt Nam đã tiến tới thủ đô Phnom Penh. Chế độ Polpot sụp đổ trong thực tế, chừng 10 ngàn cố vấn (quân sự) Trung Quốc bị phía Việt Nam bắt giữ.

Với cuộc chiến này, Việt Nam muốn tránh việc chạm trán với hai địch thủ cùng một lúc: cuộc chiến ở biên giới Tây Nam với Khmer Đỏ, và sự đối đầu tại biên giới phía Bắc với Trung Quốc, khi đó ngày một trở nên thù địch. Ngày 17-2-1979, các đạo quân Trung Quốc đã khởi chiến với Việt Nam từ bốn hướng. Trận chiến chính diễn ra ở tỉnh Lạng Sơn, dọc đường quốc lộ số 1 (QL1A).

Một giả thiết khác cho rằng trong giới lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đã diễn ra một số thay đổi: Đặng Tiểu Bình, người được coi là một mưu sĩ dày dạn, lúc đó lên nắm quyền và muốn loại trừ những nhóm Maoist trong quân đội Trung Quốc, và cuộc chiến chống Việt Nam là công cụ cho kế hoạch này. Bắc Kinh khả năng cũng tính đến việc khi khởi động cuộc tấn công, các đạo quân Việt Nam đang tiến nhanh ở Cam Bốt sẽ phải chững lại và như thế, Khmer Đỏ được “rảnh rang” hơn trong quá trình phòng ngự. (Tính đến thời điểm đó, sự kháng cự của Khmer Đỏ tại Cam Bốt đã tan rã trong thực tế, chỉ còn lại những đơn vị nhỏ và biệt lập tiến hành “chiến tranh du kích”). Những mối quan hệ ngày một khăng khít giữa Việt Nam và Liên Xô cố nhiên cũng khiến ban lãnh đạo Bắc Kinh lo ngại: ở phía Bắc, Trung Nam Hải phải đối đầu với một quân đội lớn mạnh, và phía nam cũng có những lực lượng quân sự giàu kinh nghiệm, có khả năng tác chiến và bảo vệ nước CHXHCN Việt Nam mới được thống nhất).

Từ Hữu Nghị Quan, chỉ mấy trăm mét thôi là khởi đầu của QL1A, quốc lộ số 1 nổi tiếng gần như xuyên suốt toàn lãnh tổ nước Việt. Đầu thập niên 80 thế kỷ trước, khi tới đó, những khu vực gần ranh giới của QL1A bị ngăn lại theo trí nhớ của tôi. Những cuộc giao tranh, lựu đạn và những bãi mìn do quân Trung Quốc để lại khi rút lui khiến việc đi lại không lấy gì làm an toàn. Tôi nhớ, để tới được địa điểm trao đổi tù binh – đoạn biên giới Việt – Trung -, chúng tôi đã phải đi bộ nhiều cây số theo con đường mòn hiểm trở mà cả hai bên đường là những bãi bom mìn. Bản thân việc trao trả tù binh thì được tiến hành trên con đường lát bê-tông hẹp nối liền hai nước với bề rộng chừng 5m và nham nhở bởi tạc đạn oanh tạc.

Điều gì đã xảy ra 40 năm trước? Khi đó, chúng tôi có rất ít thông tin về cuộc chiến kéo dài khoảng một tháng của Việt Nam để chống lại quân Trung Quốc. Như đã từng nói, lúc ấy chúng tôi – mặc dù là những phóng viên ngoại quốc ở Hà Nội – cũng không có được thông tin chính xác, chân thực về những tổn thất chiến tranh (hoặc nếu có thì cũng chỉ rất hạn chế). Chẳng hạn, chỉ sau đó nhiều thập niên tôi mới hay, khoảng 10 ngàn người Việt và tối thiểu 30 ngàn người Trung Quốc đã trở thành nạn nhân của cuộc chiến. Nhưng như tôi được biết, những con số này cũng xuất phát từ các nguồn thứ cấp, theo ước tính của Phương Tây. Những nguồn tin bậc một, thời ấy và cả bây giờ cũng vẫn còn khá hạn chế.

Trung Quốc không có kinh nghiệm trực tiếp về tác chiến vì trận chiến lớn cuối cùng mà binh lính nước này tham dự là vào đầu thập niên 50, khi chừng nửa triệu quân nhân được tung sang Bắc Hàn để bảo vệ chính thể ở đó, trong Lực lượng Chí nguyện quân Nhân dân Trung Hoa.

Theo khẳng định của những nguồn tin Phương Tây, ví dụ Gerald Chan (NXB Oxford University Press, năm 1989) và tờ tạp chí Mỹ “Military Law Review” (số 119-122), những cuộc trao trả tù binh diễn ra vào tháng 5-6 năm 1979. Từng tham gia không ít cuộc trao đổi tù binh tại biên giới Việt – Trung, kinh nghiệm cá nhân của tôi là tới những năm 1982-1983 cũng còn nhiều đợt trao trả tù binh được tổ chức. Dĩ nhiên, một số tù binh được gọi là biệt kích, đột nhập vào lãnh thổ Việt Nam trong thời kỳ xung đột cường độ thấp, tức là sau những trận chiến ác liệt tháng 2-3 năm 1979. Một vài người còn bị đưa ra tòa ở Hà Nội vì những hành động biệt kích phá hoại. Những vụ án đó có được giới truyền thông Việt Nam tường thuật, vài vụ phóng viên nước ngoài cũng được sự, chí ít là ở phần công khai của phiên xử. Có trường hợp các tù binh Trung Quốc bị kết tội biệt kích phá hoại được giới thiệu riêng cho giới ký giả và các nhân viên ngoại giao nước ngoài.

Trao trả tù binh tại vùng biên giới còn mùi đạn khói – Ảnh do nhân vật cung cấp

Đầu thập niên 80 thế kỷ trước, những cuộc chiến ở biên giới hai nước vẫn tiếp diễn, cho dù tháng 3-1979 quân đội Trung Quốc chính thức rút khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tại Hà Nội, Vụ Báo chí Bộ Ngoại giao kết hợp cùng Bộ Tư lệnh quân sự các vùng biên giới thường xuyên tổ chức những chuyến đi làm phóng sự cho nhóm ký giả ngoại quốc làm việc tại thủ đô và các nhà báo địa phương cũng đi cùng.

Vào thời điểm đó, chỉ có khoảng chục phóng viên nước ngoài làm việc ở Hà Nội, chủ yếu là đến từ các nước XHCN. Duy nhất một phóng viên thường trú Phương Tây được phép tác nghiệp, đó là nhân viên của hãng AFP (Pháp). Đông đảo nhất là các nhà báo Liên Xô. Nhiều phóng viên thường trú của các cơ quan truyền thông như hãng thông tấn TASS, tờ “Sự thật” (Pravda), tờ “Tin Tức” (Izvestia), của hãng thông tấn APN (Novosti)… đều có mặt khi đó.

Đã có bận tôi ngủ tại một căn cứ của Việt Nam ở vùng biên giới, và đắp lên ngươi bằng tấm đệm nhàu nát, cũ kỹ và không lấy gì làm minh mạng, hệt như các chàng “bộ đội” (tác giả viết bằng tiếng Việt – ND). Từ đó, chúng tôi đi bằng xe quân sự, khi tới gần biên giới thì xuống đi bộ xem tình hình thế nào. Người dẫn đoàn chỉ cho chúng tôi thấy những hố sâu trên đồng ruộng hoặc vườn cây do tạc đạn gây ra bởi pháo binh Trung Quốc bắn từ bên kia biên giới.

Bản thân tôi cũng đã từng phục vụ trong binh chủng pháp binh thập niên 50 tại Hungary, do đó tôi có biết về các loại lựu đạn, các vũ khí của pháo binh và tác động của chúng. Tạc đạn công phá tạo thành những hố, có chỗ sâu tới nửa thước, thành hố ám khói xám. Có những hố còn bốc khói khi chúng tôi tới gần.

Họ thường bắn từ bên kia biên giới, người dẫn đoàn cho chúng tôi hay, bằng loại đại liên 12,7mm của Liên Xô mà cả quân đội Trung Quốc lẫn Việt Nam đều sử dụng với cái tên được đư chuộng là DShK. Tôi được biết là trong mọi trường hợp, biên phòng Việt Nam đều có “hồi âm” thích hợp và “tương xứng” sang phía bên kia. Trong thực tế, mục đích duy nhất của việc pháo binh Trung Quốc nã súng từ bên kia biên giới sang lãnh thổ Việt Nam là để quấy nông dân Việt làm việc ở vùng biên, trên những cánh đồng trồng lúa.

Thời gian 1981-1984 tôi làm việc ở Việt nam trên cương vị phóng viên thường trú tại Hà Nội của Hãng Thông tấn Hungary MTI và nhật báo “Tự do Nhân dân” (Népszabadság). Nhiều lần tôi đã đi suốt QL1A, đa phần là đoạn từ Hà Nội tới TP. Hồ Chí Minh (tức Sài Gòn). Khi đó còn chưa có các chuyến bay thường kỳ giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, do vậy thông thường tôi hay đi xe trên con đường này (thời kỳ đầu là một chiếc Zhiguli 1200 của Liên Xô, sau đó, khi Trung tâm ở Budapest cho thêm tiền, tôi có thêm một chiếc Toyota Corona). Đi mất hai ngày, thường tôi ngủ đêm lại Đà Nẵng. Có lẽ tôi là phóng viên Hung đi lại nhiều nhất ở Việt Nam bằng xe hơi. Do đó, tôi đã đặt tên cho cuốn sách của mình là “Một trăm ngàn cây số tại Việt Nam” (“Százezer kilométer Vietnamban”, sách do NXB Kossuth ấn hành năm 1985).

Sau cuộc chiến biên giới thắng lợi, Việt Nam trải qua những năm tháng yên bình hơn, dân tộc phải chịu quá nhiều khổ đau này xứng đáng được hưởng điều đó. Thời kỳ tôi ở Việt Nam, đất nước này đang tìm đường trong kinh tế: làm sao xây dựng được một thứ CNXH nào cho phù hợp với những hoàn cảnh đã đổi thay, Đảng Cộng sản làm sao lãnh đạo trong tình cảnh mới, phải nhường bước đến đâu cho những lợi ích (lợi nhuận) cá nhân, làm sao tổ chức lại nền nông nghiệp mà khi đó có lẽ là ngạch kinh tế quan trọng nhất.

Từ dạo đó, tôi vẫn chú tâm tới sự phát triển của Việt Nam và rất vui mừng với sự phát triển ngoạn mục mà nước này đã đạt được. Hồi đầu thập  niên 80, sau cuộc chiến với người Mỹ và Trung Quốc, có thể nhận thấy Việt Nam kiệt quê ghê gớm. Đất nước nghèo khó khủng khiếp! Người dân gày gò vô cùng, ngay tại thủ đô cũng có nhiều người chết vì đói khổ thiếu thốn. Thuốc men cũng hiếm, người dân bị nhiều căn bệnh do chế độ dinh dưỡng ít ỏi và thiếu đa dạng, ví dụ bệnh tê phù Beriberi do thiếu vitamin B1 vì khẩu phần ăn vô cùng ít, chủ yếu chỉ có cơm. Thịt rất hiếm và rất đắt đỏ so với mức lương thời đó.

Tôi cảm thấy hổ thẹn trước người dân Việt chịu nhiều khổ đau vì tôi có nhà, có ăn và có xe cộ để đi lại. Hồi ấy có hai khách sạn lớn ở Hà Nội, cả hai đều dành cho người nước ngoài ở thường xuyên (chủ yếu là giới ký giả và nhân viên các đại diện thương mại). Tôi được ở tầng trên cùng (tầng ba) của khách sạn Thống Nhất nằm ở ngay trung tâm Hà Nội, trong một căn hộ hai phòng và có cả nhà bếp. Khách sạn ấy, giờ đây dã trở nên rất được ưa chuộng trong một nhóm nhỏ, ở địa chỉ 15 phố Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm.

Ở ngã tư nơi giao lộ giữa Hai Bà Trưng và Ngô Quyền, chúng tôi mua bánh mỳ Pháp loại dài một gang tay tại hàng bánh thắp đèn dầu của một phụ nữ luôn ngồi xổm cạnh bờ tường. Dạo đó bột làm bánh cũng tệ, đầy bọ và tất nhiên khi nướng lên thành chiếc bánh thơm ngon rồi thì vẫn thấy. Khách từ Châu Âu ay Budapest qua, chúng tôi thường mời họ ăn loại bánh này, nhìn chung là rất ngon và hơi có vị dầu hỏa, chúng tôi trấn an khách rằng hạt thì là Tây đấy…

Tôi có được nghe rằng giờ ở nơi từng là khách sạn Thống Nhất, đã có một khách sạn hoàn toàn mới được xây, nhưng vào thời tôi ở thì Thống Nhất còn giữ được vẻ bề ngoài ban đầu, cho dù nó đã rất tồi tàn và ở trạng thái cần tu sửa. Chúng tôi luôn lo ngại rằng những xà gỗ một lúc nào đó sẽ bốc cháy. Cũng tại đây, phóng viên AFP đã ở cùng vợ, anh ta là nhà báo Phương Tây duy nhất mà Việt nam cho phép tác nghiệp thời đầu thập niên 80. Cho dù khách sạn này đã trở thành một phần của lịch sử. Charlie Chaplin đã cùng Paulette Goddard hưởng tuần trăng mật tại đây. Somerset Maugham cho ra đời “Quý ông trong phòng trọ” (The Gentleman in the Parlour) giữa bốn bức tường của tòa nhà này. Năm 1951, Graham Greene khi viết “Một người Mỹ trầm lặng”, cũng ở khách sạn này. Và cũng ở một phòng nào đó của Thống Nhất, thời kỳ diễn ra cuộc chiến Việt – Mỹ, Jane Fonda khi đó bị phe cánh hữu bảo thủ gọi bằng cái tên châm chọc là “Hà Nội – Fonda” đã từng nghỉ chân ở đây. Chúng tôi, như đã nói, ở tầng 3 trong một căn hộ 2 phòng và có nhà bếp riêng, thời đó như thế là rất sang trọng. Dạo ấy, khách sạn Thống Nhất vẫn có điện khi tại các con phố lân cận, điện bị cắt một thời gian để tiết kiệm hoặc do thiết bị quá tải.

Văn phòng ký giả của tôi ở tầng trệt phía cánh phải của khách sạn Thống Nhất. Tôi có một chiếc máy telex cũ rích của Mỹ, nếu tôi nhớ không nhầm thì là nhãn hiệu Westinghouse, và gửi các phóng sự về Budapest qua chiếc máy đó. Bao giờ tôi cũng phải liên lạc trước với trung tâm telex để họ cho tôi “đường dây” về Budapest. “Dear, pls give me a line to Budapest”, tôi viết như vậy với người thường trực đáng mến người Việt ở đường dây bên kia, mà tôi cho là phụ nữ. Vài phút sau, khi có “đường dây”, máy bắt đầu vận hành, tôi cài bài viết đã được ghi ra băng (chính xác hơn là đã được đục lỗ) và ở bên kia, tại Budapest, các bản tin của tôi đã được đọc.

Tôi học được hai câu ngắn tiếng Việt đầu tiên. Câu đầu được các bạn Việt Nam dạy cho tôi trong những chuyến đi ven biên giới phía Bắc: “Có mìn” (tác giả viết bằng tiếng Việt – ND). Hai từ đó được viết bằng phấn lên những tấm bảng con đặt ở nhiều nơi, cảnh báo về một nguy hiểm chết người. Điều đó có nghĩa là tôi chỉ được đi trên con đường đất hẹp đã được vạch ra, vì nếu rời khỏi đó, có thể dẫm phải mìn của Trung Quốc thời 1979, hoặc thậm chí do người Mỹ ném từ máy bay thời kỳ trước đó.

Câu thứ hai mà tôi học thuộc là “Không có điện”. Thời gian đó, đây có lẽ là câu nói được nhắc tới nhiều nhất mà tôi nghe từ Khiêm, người phiên dịch xuất sắc, người bạn của tôi mà từ ấy, tôi vẫn nghĩ đến anh với tình cảm thương mến. Anh đã giúp tôi rất nhiều, về mặt con người và chuyên môn. Sau này Khiêm chuyển sang Budapest sinh sống, gia đình anh một phần ở lại Việt Nam, tình bạn của chúng tôi sau nhiều thập niên vẫn được giữ gìn. Ở Budapest, tôi có dịp tham dự lễ cưới của con gái anh tại một nhà hàng Việt, cô dâu kết hôn với một chàng trai Hung.

Ở Budapest và Hungary trong vòng 5 năm gần đây, ẩm thực Việt Nam trở nên rất được ưa chuộng. Tôi biết hàng tá quán ăn Việt, nơi có thể thưởng thức các món phở bò, phở gà, bò xào… (tác giả viết bằng tiếng Việt – ND) rất ngon. Trong những năm tháng làm việc ở Việt Nam, phở là món ăn chính của tôi, đặc biệt là khi tôi đi xe hơi khắp đất nước, làm các phóng sự dọc theo quốc lộ số 1. Tôi còn nhớ khi vừa ra khỏi miền Nam, từ Đông Hà ra phía Bắc qua con sông Bến Hải ngăn cách hai miền Nam – Bắc một thời ở vĩ tuyến số 17, trước khi tới Đồng Hới, sau khoảng 20 cây số tính từ con sông biên giới, phía bên trái đường có dạy quán nhỏ làm bằng lá dừa, tại đó phở được nấu nóng bỏng ngày đêm trong những chiếc nồi đen khổng lồ. Giới tài xế xe tải lai vãng chặng Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh bình chọn phở ở đây ngon nhất Việt Nam!

Những tài xế đó làm việc nhiều không thể tả nổi. Khi tôi đi xe Zhiguli từ Bắc vào Nam và tới thị trấn Cửa Việt tại phía Nam của vĩ tuyến 17, khi ấy cây cầu bị bom oach tạc vẫn chưa được phục hồi, tôi luôn phải chờ đợi nhiều tiếng đồng hồ cho tới khi chưa tìm thấy một tài xế xe tải nào cho chiếc Zhiguli của tôi lên khoang phía sau, tất nhiên là cần trả tiền thích đáng. Bởi lẽ xe nhỏ, không thể qua con sông sóng cuộn, đôi khi sâu tới mét rưỡi bởi những cơn lũ mùa xuân.

Tôi không phải là người duy nhất làm như thế. Khoảng thời gian ấy, những người đi ôtô chặng Hà Nội – Sài Gòn (viên chức nhà nước, nhân viên các công ty, vì dạo đó hầu như không có xe hơi cá nhân) đều cọn cách đó cả. Xe tải đậu cạnh một gò đất nhỏ và chiếc Zhiguli bò lên phần sau của nó vốn được dùng để chở hàng. Khi sang tới bên kia sông thì quá trình này lại diễn ra theo chiều ngược lại. Ngay cả những nông dân đi bộ – trong số đó nhiều người mặc áo tơi và đội nón để chóng mưa – cũng bám vào và trèo lên xe tải để vưọt sông.

Không bao giờ tôi quên được 4 năm ở Việt Nam, cho dù điều kiện sống ở đó là khắc nghiệt nhất. Về sau, tôi còn làm phóng viên thường trú ở nhiều nơi khác, trong số đó có Moscow, Bắc Kinh, Berlin và vài chục nước trên thế giới như ở Mỹ, Cận Đông… nhưng Việt Nam vẫn đóng vai trò đặc biệt trong đời tôi và sự nghiệp chuyên môn của tôi. Hà Nội là chuyến tác nghiệp dài đầu tiên ở nước ngoài của tôi, và Việt Nam từ ấy vẫn có vị trí đặc biệt trong trái tim tôi.

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2018 TRUNG QUỐC: MỘT SỰ SỤP ĐỔ CÓ THỂ LÀ MỘT TAI HỌA TOÀN CẦU – bài st tham khảo

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2018

TRUNG QUỐC: MỘT SỰ SỤP ĐỔ CÓ THỂ LÀ MỘT TAI HỌA TOÀN CẦU

Nguyễn Gia KiểngTrước hết là một cảnh giác. Phải rất thận trọng với những con số về kinh tế Trung Quốc. Chúng có thể rất khác nhau và khiến cuộc thảo luận bế tắc ngay từ đầu.Thí dụ như tổng sản lượng nội địa (GDP) của Trung Quốc. Con số này có thể là 23.000 tỷ, hay 12.000 tỷ hay 7.000 tỷ USD tùy theo nguồn gốc của nó và cách nhìn của mỗi người. Một con số mơ hồ như vậy có giá trị gì trong một cuộc thảo luận ? Tuy vậy chúng ta vẫn cần đến nó để theo dõi tỷ lệ tăng trưởng, một chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng kinh tế của một quốc gia.Phải loại con số 23.000 tỷ USD. Đây là “GDP tính theo mãi lực” của Trung Quốc do Ngân Hàng Thế Giới ước lượng. Nó có nghĩa là “nếu so với vật giá ở Mỹ thì phải coi như GDP của Trung Quốc là 23.000 tỷ USD” và chỉ có mục đích giúp ta có một ý niệm về mức sống tại Trung Quốc chứ hoàn toàn không có một giá trị nào trong quan hệ kinh tế quốc tế. Còn lại là GDP danh nghĩa (GDP nominal). Sau nhiều bàn cãi con số được phần lớn các định chế tài chính và cơ quan truyền thông ghi nhận là 12.000 tỷ USD. Các ước lượng về mức tăng trưởng của Trung Quốc dựa trên con số này.Tuy nhiên đặc tính chung của các số liệu của Trung Quốc là rất không chính xác, nhiều chuyên gia nói rằng GDP của Trung Quốc nếu tính lại một cách nghiêm chỉnh chỉ vào khoảng 7.000 tỷ USD. Họ cũng có lý nếu loại khỏi GDP những “sản lượng” vô ích chỉ được làm ra để nâng GDP lên và sẽ hư hao với thời gian, thí dụ như những thành phố ma.Số nợ của Trung Quốc được biết rõ hơn. Hầu như mọi định chế tài chính đều đồng ý rằng khối nợ của Trung Quốc cuối năm 2017 là trên 31.000 tỷ, nghĩa là 260% GDP nếu dùng con số GDP 12.000 tỷ USD, trong đó chính phủ nợ 5.500 tỷ, các công ty quốc doanh nợ 19.000 tỷ, các gia đình nợ 6.000 tỷ, phần còn lại là nợ của các ngân hàng. Như vậy khối nợ công của nhà nước Trung Quốc (nợ chính phủ và nợ của các công ty nhà nước) là khoảng 25.000 tỷ USD, nghĩa là hơn hai lần GDP. Ngoài ra, các chính quyền tỉnh còn nợ còn nợ khoảng 6.000 tỷ USD. Không hiểu vì sao khối nợ này ít khi được kể vào khối nợ công. Có thể chỉ vì nó chưa đầy đủ, nghĩa là chưa bao gồm tất cả các khoản nợ của tất cả các tỉnh ? Nếu như thế thì khối nợ công của Trung Quốc phải ít nhất là 31.000 tỷ USD, nghĩa là hơn hai lần rưỡi con số GDP 12.000 tỷ USD mà Trung Quốc chưa chắc đã có.Nhưng chưa hết, các ngân hàng Trung Quốc còn một thủ thuật khác mà họ học được từ các ngân hàng Mỹ để giấu nợ. Họ lập những công ty tài chính ma để cho vay, rồi kể tài sản của các công ty này (trong đó có các khoản cho vay) như là đầu tư thay vì nợ. Đây không phải là một nghi ngờ của các quan sát viên mà là một phát hiện của Ủy Ban Kiểm Tra Ngân Hàng của Trung Quốc, do chính ông chủ tịch Shang Fu-lin công bố. Các khoản tín dụng trá hình này được ước lượng là ở mức ít nhất 2.000 tỷ USD.Tóm lại, tuy các con số của Trung Quốc rất thiếu chính xác nhưng chúng ta có thể khẳng định là mức nợ công của Trung Quốc rất cao, cao hơn tất cả những gì được công bố, cao một cách nguy ngập. Chính vì nhận định khối nợ công của Trung Quốc thực sự đã quá nguy ngập mà ngày 23/05/2017 cơ quan thẩm định Moody’s đã hạ điểm tín nhiệm của Trung Quốc khiến cho lãi suất công trái của Trung Quốc đã dần dần leo lên tới 3,2% cho các công trái hai năm và chắc chắn sẽ còn leo lên nữa. Với lãi suất này, Trung Quốc từ nay sẽ phải trả 1.000 tỷ USD mỗi năm cho tiền lãi của nợ công. Để so sánh, lãi suất công trái hai năm của Mỹ là 0,5%, chính phủ Mỹ phải trả khoảng 100 tỷ USD cho tiền lãi nợ công, nghĩa là bằng 1/10 số tiền lãi mà Trung Quốc phải trả.Sở dĩ nhiều người vẫn còn tin là kinh tế Trung Quốc chưa thực sự lâm nguy là vì khối ngoại tệ dự trữ của Trung Quốc vẫn còn khá lớn, dù đã giảm từ 4.000 tỷ USD xuống còn 3.000 tỷ USD. Nhưng nếu nhìn sát hơn thì trong khối dự trữ này 1.000 tỷ USD không còn động viên nhanh chóng được nữa vì đã được sử dụng trong các quỹ đầu tư, 2.000 tỷ USD còn lại chủ yếu để cấp cứu các ngân hàng, thị trường chứng khoán và đồng Nhân Dân Tệ.Thị trường chứng khoán Thượng Hải đã giảm hơn 20%, Thẩm Quyến sụt gần 30% mặc dù chính quyền Trung Quốc không ngừng cứu giúp – Ảnh minh họa (zonebourse.com)Khi tôi viết các dòng này thì từ đầu năm 2018 đồng Nhân Dân Tệ đã mất giá 9% so với đồng Đôla Mỹ, thị trường chứng khoán Thượng Hải đã giảm hơn 20%, Thẩm Quyến sụt gần 30% mặc dù chính quyền Trung Quốc không ngừng cứu giúp, trong khi các thị trường chứng khoán Mỹ, Nhật và Châu Âu hoặc thăng bằng hoặc chỉ sụt từ 5% tới 10%. Dự trữ của Trung Quốc tuy lớn nhưng vẫn thiếu.Bàn về tình hình kinh tế Trung Quốc cũng sẽ thiếu sót nếu bỏ qua những nét đặc thù có ảnh hưởng quan trọng, nhất là trong tình trạng khó khăn hiện nay. Ngoài hàng trăm tỷ USD đào thoát ra nước ngoài hàng năm còn có ít nhất hai hiện tượng cần được lưu ý.Một là loại “tín dụng tay đôi” (crowd lending, hay peer to peer, viết tắt là P2P). Loại tín dụng này có ở hầu như mọi nước nhưng không đâu mạnh như ở Trung Quốc. Tầm vóc của nó tại Trung Quốc lớn hơn hẳn tất cả phần còn lại của thế giới. Một cách vắn tắt, đó là những công ty được thành lập chung quanh một trang Web và dùng trang Web này kêu gọi quần chúng trực tiếp cho các công ty vay. Các công ty P2P này đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa tư nhân cho vay và các công ty cần vay tiền để kinh doanh, thường thường là những công ty không đủ tiêu chuẩn để vay tiền tại các ngân hàng. Sự hấp dẫn của công thức này là lãi suất rất cao, có thể đến 15% mỗi năm, cao gấp 4 hoặc 5 lần lãi suất tiết kiệm. Ngược lại rủi ro rất cao và lừa bịp cũng rất nhiều. Chính quyền Trung Quốc trong cố gắng kích thích tăng trưởng để thoát hiểm sau cuộc khủng hoảng 2008 đã để mặc cho các công ty P2P này phát triển, thậm chí còn khuyến khích. Đã có hàng chục ngàn công ty P2P ra đời, lôi kéo hơn 50 triệu người ghi danh cho vay, huy động trên 10.000 tỷ USD. Gần đây chúng ồ ạt phá sản, nhiều chủ công ty P2P ôm tiền của khách hàng trốn ra nước ngoài. Những người cho vay mất trắng. Theo tờ Hoa Nam Tảo Báo (South China Morning Post) thì tới nay đã có hơn 4.500 công ty P2P phá sản, với 225 vụ phá sản riêng trong tháng 7/2018 vừa qua. Vụ phá sản được nói tới nhiều trên báo chí Trung Quốc là công ty eZubao làm mất 6,7 tỷ USD. Sự phá sản của phong trào P2P này, sau khủng hoảng của thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến năm 2015 đã làm cạn kiệt khối tiền tiết kiệm tư nhân, khiến chính quyền Trung Quốc không còn nguồn vốn trong nước để động viên nữa.Các công ty P2P này đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa tư nhân cho vay và các công ty cần vay tiền để kinh doanh, thường thường là những công ty không đủ tiêu chuẩn để vay tiền tại các ngân hàng – Ảnh minh họa (P2P Construction-The Star)Một hiện tượng khác mà báo chí Trung Quốc nói đến là các công ty quốc doanh sau khi vay được tiền ở các ngân hàng nhà nước với lãi suất thấp đem cho các công ty tư nhân vay lại với lãi suất cao hơn để lấy lời. Càng làm gia tăng nguy cơ sụp đổ dây chuyền.Chúng ta sẽ không thể hiểu vì đâu Trung Quốc đến nông nỗi này nếu không ý thức được sự hốt hoảng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng năm 2008, khi kinh tế thế giới sụp đổ vì hai bong bóng địa ốc và chứng khoán bể tại Mỹ. Cuộc khủng hoảng này sau hơn mười năm vẫn chưa chấm dứt vì đa số các chính quyền vẫn còn đang phải gánh những khối nợ công ngang với GDP.Trước năm 2008 mô hình kinh tế Trung Quốc có thể gọi tắt một cách chính xác là “mô hình tăng trưởng dã man”. Đó là mô hình tăng trưởng bất chấp cả con người lẫn môi trường, chỉ nhắm sản xuất thật nhiều với giá thành thật rẻ để xuất khẩu tối đa. Nói cách khác, chính quyền cộng sản Trung Quốc xuất khẩu sự nghèo khổ mà chính họ là nguyên nhân. Mô hình này đã khiến kinh tế Trung Quốc tăng trưởng liên tục trên 10% mỗi năm trong gần 30 năm, với cao điểm là 14% năm 2007 ngay trước cuộc khủng hoảng.Người ta nói tới một phép mầu Trung Quốc mà không tìm hiểu tại sao các cấp lãnh đạo tuyệt đối không có một sự hiểu biết nào về kinh tế, hơn nữa còn suốt đời được đào tạo để phủ nhận kinh tế thị trường, lại có thể tạo ra một phép mầu như vậy. Trong cơn choáng váng người ta đã quên rằng mọi sự kiện đều có logic của chúng. Trung Quốc thật ra đã trả một giá kinh khủng cho sự tăng trưởng này. Môi trường đã bị tàn phá một cách triệt để và không thể phục hồi. Một phần lớn của miền Bắc Trung Quốc đã trở thành khô cằn ; hơn một nửa các dòng sông không còn nước, các con sông còn lại ô nhiễm tới mức mọi sự sống gần như biến mất.Cuối năm 2007 tôi đã tham quan Trung Quốc và nhận xét rằng các thành tựu hoành tráng của Trung Quốc thực ra chỉ là những Vạn Lý Trường Thành mới tuy bề ngoài hào nhoáng nhưng chỉ làm Trung Quốc kiệt quệ về lâu về dài. Tôi vẫn giữ nguyên quan điểm đó.Cũng không phải chỉ có thế, lý tưởng công bằng xã hội mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc đề cao để biện minh cho việc gây ra cái chết của hàng trăm triệu người Trung Quốc trong nội chiến cũng như trong các chiến dịch Bước Nhảy Vọt và Đại Cách Mạng Văn Hóa đã hoàn toàn biến mất nhường chỗ cho một chênh lệch giầu nghèo chưa từng có, không chỉ giữa những con người mà còn cả giữa các vùng.Tăng trưởng kinh tế chủ yếu tập trung ở khu vực Bắc Kinh và vùng bờ biển phía Đông, tổng cộng vào khoảng 1/5 lãnh thổ, nhưng ngay trong các vùng này bất công xã hội cũng cực kỳ thách đố. Hàng trăm triệu người đổ về Bắc Kinh, Thẩm Quyến, Thượng Hải và các thành phố duyên hải để bán sức lao động, họ sống chen chúc trong những khu nhà chật hẹp và dơ bẩn.Vào cuối năm 2007 tôi đã thấy một đám đông mà tôi chưa bao giờ thấy. Tại quảng trường trước nhà ga Bắc Kinh hàng triệu người chen chúc nhau. Họ đứng, ngồi và nằm bên cạnh những bao hành lý lớn. Đó là các công nhân từ các tỉnh chờ xe lửa để về quê thăm gia đình. Họ chỉ là một thiểu số trong số những người tha hương cầu thực bởi vì những người này trung bình chỉ về quê thăm gia đình mỗi năm một lần.Trên thực tế phải nói Trung Quốc không phải là một nước với 1.400 triệu dân như cách nhìn bình thường. Đó là một nước với khoảng 300 triệu dân và một khối nô lệ hơn một tỷ người bị bóc lột thẳng tay.Ban lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đã hốt hoảng khi cuộc khi cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 nổ ra vì ít nhất hai lý do. Một là kinh tế Trung Quốc lúc đó chủ yếu dựa vào xuất khẩu trong khi xuất khẩu chắc chắn sẽ sút giảm rất nặng. Hai là, quan trọng hơn, chế độ Trung Quốc dựa trên một hợp đồng bất thành văn, theo đó chính quyền được quyền mặc sức hủy hoại môi trường và khai thác sức lao động của quần chúng cũng như của các tỉnh phía Tây, nhân danh một tỷ lệ tăng trưởng cao hứa hẹn một ngày mai tươi sáng ; hợp đồng này nếu không được tôn trọng sẽ đưa tới bạo loạn và ly khai.Kết luận của Bộ chính trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc mà Ôn Gia Bảo đã là người đầu tiên nói ra là phải giữ tỷ lệ tăng trưởng ở mức 8%. Trong một bài trước tôi đã trình bày là họ đã tìm đủ mọi cách để giữ tỷ lệ tăng trưởng này, dù là một cách giả tạo. Họ đã cố phát triển thị trường nội địa, nhưng cố gắng này đã không thành công mà còn có kết quả ngược lại là khiến hoạt động xuất khẩu trở thành khó khăn hơn. Họ đã dồn tiền vào các thị trường chứng khoán với mơ ước biến Thượng Hải và Thẩm Quyến thành những trung tâm tài chính lớn như New York, Tokyo hay London để có thể huy động các nguồn tài chính thế giới ; dự án này không chỉ thất bại mà còn là một thảm họa đến nay vẫn còn tiếp tục tàn phá một nền tài chính vốn đã rất nguy ngập. Cố gắng chuyển hóa từ một nền kinh tế dựa trên khối lượng sang một nền kinh tế phẩm chất cao là đúng nhưng đòi hỏi thời gian và những yếu tố khác mà các chế độ độc tài không có : tự do, ý kiến và sáng kiến.Giải pháp cứu nguy còn lại là xây dựng, xây dựng trong nước rồi xây dựng ngoài nước khi không còn xây dựng thả cửa ở trong nước được nữa.Như tôi đã viết trong một bài trước (2), giải pháp này, được gọi là “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (Belt and Road Initiative), thực ra chẳng có gì là độc đáo để đáng được gọi là một sáng kiến. Nó chỉ là một giải pháp dễ dãi. Ai cũng biết ngành xây dựng có tác dụng lôi kéo rất nhiều ngành khác. Người Pháp có câu “Khi xây dựng lên thì tất cả đêu lên” (Quand le bâtiment va, tout va).Ngành xây dựng dễ tăng cường vì không đòi hỏi những kỹ thuật phức tạp lại có hiệu ứng lôi kéo lớn nên nó luôn luôn là cám dỗ của các chính quyền hoặc muốn tăng trưởng nhanh hoặc muốn thoát hiểm trong một bối cảnh kinh tế khó khăn. Điều mà một số người không lưu ý đúng mức là ngược lại khi ngành xây dựng bế tắc nó cũng khiến rất nhiều ngành khác bế tắc theo và gây khủng hoảng lớn. Đó là điều đã xảy ra tại Mỹ năm 2008 khi chiếc bong bóng địa ốc xì hơi. Đó cũng là lý do khiến Espana và Hy Lạp khốn đốn từ mười năm nay. Xây dựng có hiệu quả tức khắc nhưng nguy hiểm về lâu về dài. Nó như một thứ thuốc kích thích phải được sử dụng một cách rất thận trọng. Ban lãnh đạo cộng sản Trung Quốc chắc chắn phải biết điều này vì nó quá sơ đẳng nhưng họ không còn chọn lựa nào khác.Vấn đề của Bắc Kinh là họ không thể giảm bớt các hoạt động xây dựng vì ngành này và những ngành gắn bó chặt chẽ với nó đang nuôi sống hàng trăm triệu gia đình. Giảm xây dựng là dồn họ vào thế tuyệt vọng và chắc chắn sẽ có bạo loạn.Khó khăn của Trung Quốc không dừng lại ở đó. Ngoài đe dọa kinh tế Trung Quốc còn phải đương đầu một cách tuyệt vọng với một tai họa còn to lớn hơn nhiều : môi trường. Một phần lớn của đất nước Trung Quốc gần như đã bị hy sinh trên bàn thờ thần Tăng Trưởng.Năm 2007, khi bầu trời Bắc Kinh và Hà Bắc đã đen nghịt khói, tôi đọc được nhiều tài liệu cho biết là Trung Quốc dự định xây thêm mỗi năm hơn một ngàn nhà máy nhiệt điện than và nhiều ngàn nhà máy chạy bằng than khác như thép, phân bón, giấy v.v. Trong suốt một tháng đi đâu trên khắp Trung Quốc (xin nhấn mạnh là trên khắp Trung Quốc !), tôi cũng gặp những đoàn du lịch của Tổng Công Ty Than Khoáng Sản Việt Nam. Trung Quốc mua tất cả khối lượng than mà Việt Nam có thể bán. Đó là thời vàng son của than. Rồi đùng một cái các nhà lãnh đạo Trung Quốc khám phá ra là thời đại của than đã chấm dứt và thời đại của dầu khí cũng sắp chấm dứt nhường chỗ cho năng lượng tái tạo được, chủ yếu là năng lượng mặt trời. Họ không biết phải làm gì với những thiết bị đã chế tạo ra cho những nhà máy chạy bằng than được dự định thành lập nhưng sẽ không thành lập nữa. Chỉ còn một giải pháp là xuất khẩu chúng bằng mọi giá.Để có thể xuất khẩu Trung Quốc đề nghị với tất cả các nước những hợp đồng xây dựng và lắp ráp các kết cấu hạ tầng cũng như các nhà máy với những điều kiện thật dễ dãi. Các ngân hàng của Trung Quốc, hoặc do Trung Quốc tài trợ như AIIB, cho các nước đối tác vay để trả tiền các công trình do các công ty quốc doanh Trung Quốc đấu thầu thực hiện. “Vành đai và Con đường” là một cụm từ mơ hồ bao gồm tất cả những công trình mà Trung Quốc thi công ở nước ngoài. Để thực hiện những công trình này, Trung Quốc cho vay để khách hàng thanh toán cho mình, và cho vay bất chấp cả khả năng hoàn trả của khách hàng. Những món nợ này dĩ nhiên là mất không trong đa số các trường hợp.Nhưng Trung Quốc lấy tiền đâu để cho vay ? Câu trả lời giản dị là họ đi vay, chủ yếu của các quỹ đầu tư đủ loại trên thế giới. Từ vài năm nay tình hình kinh tế Trung Quốc có thể tóm tắt như sau : Trung Quốc nợ ngập đầu, phải vay nợ mới để trả nợ cũ, phải vay thêm để tiếp tục cho vay, và cho vay những con nợ ít khả năng hoàn trả. Tình trạng điên loạn này dĩ nhiên không thể kéo dài.Bao giờ và phải như thế nào ?Nhưng bao giờ nó phải chấm dứt ?Cho tới nay nhiều chuyên gia đã dự đoán sự sụp đổ nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc. Các dự đoán này đều hợp lý nhưng đã không thành sự thực vì ít nhất ba lý do :Một là, các chuyên gia này đã phạm sai lầm là lý luận về Trung Quốc như là một nước trong khi Trung Quốc là một đế quốc và một đế quốc -hiểu theo nghĩa nhiều nước phục tùng một trung tâm- sụp đổ một cách khác, phức tạp hơn và lâu hơn.Hai là, trong tình trạng của Trung Quốc hiện nay sự sụp đổ kinh tế có mọi triển vọng sẽ kéo theo cả sự sụp đổ của chế độ cộng sản và sự tan vỡ của Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh vì vậy phải tìm mọi cách để trì hoãn nó bằng mọi giá. Họ kháng cự tới cùng vì không còn gì để mất và để sợ.Ba là, các ngân hàng và các quỹ đầu tư đã cho Trung Quốc vay quá nhiều tiền cho nên mắc kẹt và dù muốn hay không cũng vẫn bắt buộc phải tiếp tục cho Trung Quốc vay vì sự sụp đổ của kinh tế Trung Quốc rất có thể sẽ kéo theo sự khủng hoảng, thậm chí sự sụp đổ, của chính họ và do đó một khủng hoảng lớn cho thế giới.Tuy vậy, vào lúc này, ta có thể nói là khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc không còn xa vì những dấu hiệu chắc chắn của khủng hoảng đã rõ ràng và ngày càng nhiều. Khối nợ kinh hoàng của Trung Quốc là điều mà cả thế giới đã biết và chỉ có thể tăng lên chứ không thể giảm đi, dự trữ của Trung Quốc rất mỏng manh, thị trường chứng khoán của Trung Quốc liên tục xuống nhanh chóng dù ngân hàng trung ương phải không ngừng cứu trợ, lãi suất của các trái phiếu Trung Quốc đã vượt quá 3% và còn đang tiếp tục lên. Các tin xấu đến hầu như hàng tuần.Chúng ta không biết ngày nào nhưng chúng ta có thể biết khi nào Trung Quốc sẽ lâm vào khủng hoảng kinh tế. Đó là lúc Trung Quốc không còn vay nợ được nữa và lúc đó không còn xa bởi vì các cơ quan giám định, như Moody’s, đã đánh giá các món nợ Trung Quốc là rủi ro. Lãi suất các trái phiếu Trung Quốc hiện nay đã ở mức 3,2%. Nó sẽ tiếp tục tăng lên ngày càng nhanh và khi nó đạt tới mức 6% hay 7% thì không còn quỹ đầu tư nào dám chối bỏ sự thực để tiếp tục cho Trung Quốc vay nữa ; lúc đó kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ với những hậu quả rất nghiêm trọng cho Trung Quốc và cho cả thế giới nếu sự sụp đổ đến một cách đột ngột.Tháng trước tôi có nói chuyện với hai người bạn chuyên gia cao cấp. Chúng tôi chia sẻ cùng một phân tích về tình hình Trung Quốc, kể cả nhận định rằng kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ vì những sai lầm của chính nó chứ hoàn toàn không phải vì cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ. Nhưng khi tôi nói rằng Trung Quốc có thể lâm vào khủng hoảng trong vòng hai năm nữa thì họ dè dặt. Theo họ kinh tế Trung Quốc đáng lẽ đã phải khủng hoảng lâu rồi nhưng nó vẫn còn đứng được chừng nào vẫn còn nhiều định chế tín dụng, dù tự nguyện hay miễn cưỡng, tiếp tục cho Trung Quốc vay và những định chế này vẫn còn khá nhiều.Năm 2013, khi chính thức lên làm tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc kiêm chủ tịch nước, Tập Cận Bình đã long trọng công bố “Sáng kiến Một vành đai Một con đường”.Tập Cận Bình được bầu làm phó chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa từ đầu năm 2008 để chuẩn bị thay thế Hồ Cẩm Đào. Như vậy ông đã có vai trò quyết định trong chính sách kinh tế ngay khi cuộc khủng hoảng 2008 nổ ra. Năm 2013 khi chính thức lên làm tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc kiêm chủ tịch nước ông đã long trọng công bố “Sáng kiến Một vành đai Một con đường”. Năm 2017 cũng ông đặt cho nó một tên mới : “Vành đai và Con đường”. Ông có thể được coi như là cha đẻ của chính sách kinh tế của Trung Quốc trong hơn mười năm qua, một chính sách nhắm trước hết cứu nguy đảng và chế độ cộng sản Trung Quốc. Chính vì thế mà ông đã được Đảng Cộng Sản Trung Quốc dành cho mọi vinh dự và quyền lực. Tuy vậy có mọi triển vọng chính sách này sẽ làm kinh tế Trung Quốc sụp đổ, làm chấn động thế giới, làm sụp đổ chế độ cộng sản và làm Trung Quốc sau đó tan vỡ làm nhiều khối. Có triển vọng cuộc khủng hoảng sẽ xảy ra ngay trong nhiệm kỳ thứ hai này của ông. Tại sao không ai tranh giành quyền lực với ông ? Có thể vì không ai muốn chịu trách nhiệm về một thảm bại chắc chắn sẽ đến.Người ta có lý do chính đáng để ghét chế độ cộng sản Trung Quốc và mong nó sụp đổ nhưng không phải vì thế mà mong nó sụp đổ ngay tức khắc. Đừng quên là cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008 đã nổ ra khi ngân hàng đầu tư Lehman Brothers phá sản. Lần này một sự phá sản đột ngột của kinh tế Trung Quốc sẽ kéo theo sự phá sản không chỉ của một mà nhiều ngân hàng và quỹ đầu tư lớn. Chấn động sẽ dữ dội gấp nhiều lần và không chỉ nhân dân Trung Quốc khốn khổ mà nhiều nước, kể cả Việt Nam, cũng sẽ phá sản theo với những bi kịch không lường được.Khủng hoảng của kinh tế sắp tới của Trung Quốc vì thế phải được chuẩn bị và quản lý với tất cả thận trọng. Giải pháp đương nhiên là phải để các công ty quốc doanh Trung Quốc lần lượt phá sản theo một nhịp độ mà các định chế đầu tư có thể tiêu hóa được. Muốn như thế thì không thể đột ngột ngừng cho vay hàng loạt các công ty lớn của Trung Quốc. Chắc chắn thế giới đã rút được bài học Lehman Brothers.Ảnh hưởng đến Việt Nam sẽ như thế nào ?Nếu như thế thì ảnh hưởng đến Việt Nam sẽ không quá nghiêm trọng. Các đế quốc khác với các quốc gia ở chỗ chúng không hung hăng gây hấn với nước ngoài khi bị khủng hoảng nội bộ. Chúng ta sẽ không sợ những hành động liều lĩnh của Trung Quốc, kể cả trên Biển Đông. Tuy vậy cuộc khủng hoảng sắp tới tại Trung Quốc sẽ rất lớn và Việt Nam sẽ như sống bên cạnh một núi lửa đang phun trong một thời gian dài. Việt Nam cần những người lãnh đạo có kiến thức và tầm nhìn để tránh những tai họa đáng lẽ có thể tránh được. Cho đến nay những người kế tiếp nhau lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đều không chứng tỏ khả năng đó.Một bằng chứng là họ rập khuôn theo Trung Quốc mà không nhìn thấy sự khác biệt căn bản giữa hai nước. Việt Nam có thể chuyển hóa về dân chủ mà vẫn nguyên vẹn với cùng một lãnh thổ và dân số trong khi đó không phải là trường hợp của Trung Quốc.Nguyễn Gia Kiểng(12/12/2018)Nguồn Thông Luận